Thiếu tướng Phan Anh Minh : Vị tướng tài ba có khuôn mặt khắc khổ
Tính đến nay, thiếu tướng Phan Anh Minh đã có 43 năm tuổi ngành, trong đó 18 năm trên cương vị Phó giám đốc Công an TP.HCM.
Vị tướng thuộc hồ sơ tất cả các vụ án
Thiếu tướng Phan Anh Minh sinh ngày 8/4/1959 ở thị xã Tân An, tỉnh Long An và từng là thủ khoa khóa D9 của Đại học An ninh nhân dân.
Năm 2001, ông là Phó Giám đốc Công an TP.HCM phụ trách an ninh. Từ năm 2002-2019 ông là Phó Giám đốc Công an TP.HCM phụ trách lực lượng cảnh sát.
Ngoài ra, Thiếu tướng Phan Anh Minh từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI nhiệm kỳ 2002-2007, thuộc đoàn đại biểu TP.HCM, ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Việt Nam khóa XI.
Từ ngày 1/5/2019, Thiếu tướng Phan Anh Minh chính thức nghỉ công tác, chờ chế độ hưu trí.
Thiếu tướng Phan Anh Minh.
Trong 18 năm đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Công an TP.HCM, ngoài một năm (2001) là Phó Giám đốc phụ trách An ninh là đúng ngành học, còn lại 17 năm Phó Giám đốc, tướng Minh phụ trách lực lượng cảnh sát.
Thời gian đầu, nhiều người nghĩ tướng Minh chuyển sang công tác cảnh sát có vẻ “trái tay”. Thế nhưng, hiệu quả công việc 17 năm qua của ông đã khẳng định, không trái tay chút nào.
Thiếu tướng Phan Anh Minh nổi tiếng với trí nhớ rất chính xác. Ông có khả năng thuộc hồ sơ tất cả các vụ án.
Video đang HOT
Ông kể, có hôm khuya đang ngủ, trinh sát hình sự điện thoại báo Dũng AK vừa vô thành phố và hỏi có bắt hay không? Khi ấy, bên hình sự và ma túy đang “treo lệnh ngầm”, nào là Dũng lừng, Dũng AK, Dũng bò, Dũng Nghệ, Dũng thuốc…
“Ngay lập tức, tôi phải nhớ ngay Dũng AK là ai? Trong vụ án nào, xảy ra ở đâu? Các đối tượng nguy hiểm linh tính chúng nhạy lắm, bắt hay không thì phải quyết định thật nhanh. Vì chỉ chậm tích tắc thôi là có thể tuột tay, mà chưa biết bao giờ mới gặp lại nó”, ông khẳng định.
Trong thời gian giữ chức vụ Phó Giám đốc kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM, Thiếu tướng Phan Anh Minh được xem là “khắc tinh của tội phạm”. Trong hầu hết những vụ án nghiêm trọng tại TP.HCM, tướng Phan Anh Minh đều có mặt tại hiện trường trực tiếp tham gia phá án.
Có thể kể đến một số vụ án có sự tham gia chỉ đạo của Thiếu tướng Phan Anh Minh như Công an TP. HCM phối hợp phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép hơn 300 kg ma túy đá từ Lào qua cửa khẩu Bờ Y về TP.HCM ngày 20/3; bắt đường dây vận chuyển 895 bánh heroin (ước trị giá gần 200 tỷ đồng) tại ngã tư An Sương, quận 12, TP.HCM ngày 28/3; bắt các đối tượng vận chuyển hơn 606 kg ma túy ở quận 5, TP.HCM ngày 12/4…
Người có khuôn mặt khắc khổ và tấm lòng nhân ái
Với khuôn mặt khắc khổ, cách nói ngắn gọn, dứt khoát, cùng với chức danh Chỉ huy trưởng Lực lượng Cảnh sát, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM làm cho người lạ dễ nghĩ rằng tướng Minh khô khan, lạnh lẽo, khó gần. Nhưng không, ông là người nhạy cảm và nhân ái.
Thiếu tướng Phan Anh Minh – người có khuôn mặt khắc khổ và tấm lòng nhân ái.
Có lần ông đến làm việc trong Trại tạm giam Chí Hòa, có người mẹ nghèo đi thăm con trai tù tội với cái giỏ nhẹ tênh, bước thấp bước cao trong sân trại tạm giam. Ông ghé lại hỏi thăm điều gì đó, rồi dấm dúi đưa bà mẹ ít tiền mua thêm quà cho con, “để đỡ tủi mẹ, tủi con”.
Hay chuyện vụ án 51,8 tấn bột ngọt của Nhà máy Thiên Hương (năm 1985) ồn ào một thời. Chị Nguyễn Thị Ao (thủ kho) và anh Sú Chí Sấm (quản đốc phân xưởng) bị ông Nguyễn Thiện Luân (Giám đốc Nhà máy Thiên Hương) ghép tội lấy trộm 51,8 tấn bột ngọt trong kho.
Khi công an không tìm ra bằng chứng phạm tội nào của 2 người này, ông Luân quay sang quy chụp họ tội “phá hoại nhà máy”. Chị Ao, anh Sấm cùng gần chục người khác bị lôi vào một vụ án (tưởng tượng) liên quan đến an ninh quốc gia với mức án tuyên 10 – 20 năm tù cho mỗi người. Trong tù, họ nhờ người gửi đơn kêu oan.
Và, người nhận đơn kêu oan là Đại úy Phan Anh Minh, khi ấy là cán bộ Phòng An ninh điều tra Công an TPHCM. Khi tiếp xúc, nhìn vào mắt họ, nắm tay họ, với trực giác của mình, ông tin họ bị oan. Vụ án được ông điều tra lại từ đầu và chứng minh được chị Ao, anh Sấm bị quy kết oan, vì không hề có ký bột ngọt nào được nhập kho! Hóa ra ông Luân báo án giả để lấp liếm số tiền ông ta đã làm thất thoát.
Đại úy Phan Anh Minh làm báo cáo lên cấp trên, đề nghị hủy án, trả tự do và giải oan cho những công nhân người Hoa ấy. Đó là vụ án oan đầu tiên ông Phan Anh Minh xin đình chỉ, tuyên vô tội cho 2 người công nhân.
Khi ở vị trí Thủ trưởng cơ quan điều tra, Thiếu tướng Phan Anh Minh lúc đọc hồ sơ án nào đó mà cảm thấy lợn gợn trong lòng, liền chỉ đạo điều tra lại. Và, đã vài chục vụ án được tướng Minh ký quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can.
43 năm tuổi ngành, 18 năm thực thi chức trách ở vị trí “đầu sóng ngọn gió”, Thiếu tướng Phan Anh Minh đã có những “nét vẽ” thật ấn tượng góp phần vào bức tranh đẹp về những chiến tích thời bình của lực lượng Công an TP.HCM nói riêng và lực lượng công an cả nước nói chung.
(tổng hợp)
HÙNG SƠN
Theo VTC
Tướng Phan Anh Minh nói gì về "cát tặc"?
Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP. HCM cho rằng nếu làm mạnh tay trong việc xử lý "cát tặc", nhiều công trình trọng điểm quốc gia sẽ bị đình trệ vì đa phần đều sử dụng cát khai thác trái phép.
Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP. HCM
Tại hội nghị trao đổi thông qua đề án phòng, chống tình trạng khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ (giáp ranh các tỉnh và TP HCM) vào ngày 23/4, Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an thành phố nhấn mạnh việc cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh, xử lý.
Cụ thể, đa phần các phương tiện khai thác cát trái phép khi vi phạm có tải trọng hơn 1000 tấn bị bắt về đều từ các tỉnh phía Bắc vào, việc xác minh đầy đủ về nơi tiêu thụ, chủ phương tiện khiến cơ quan chức năng "ngại" bởi ngay sau đó họ đều nhanh chóng rời khỏi TP. HCM
Vì vậy, chỉ có thể xử lý được theo trường hợp bắt quả tang, phạt cá nhân điều khiển phương tiện chứ chưa xử lý được chủ phương tiện.
Tiếp nữa là việc xử phạt không đúng hành vi vi phạm. Thể hiện nhiều nhất là chỉ xử phạt một lần trên số lượng cát thu được mà không điều tra, xác minh những hành vi vi phạm trước đó, bán bao nhiêu cát trái phép và không có nguồn gốc...
Dù cơ quan chức năng rất cương quyết xử phạt hành vi khai thác cát trái phép (cát tặc=PV) , song trên thực tế hầu hết các công trình, kể cả công trình có vốn công ích, quan trọng cho sự phát triển kinh tế quốc gia như đường cao tốc, cầu vượt biển, vượt sông đều sử dụng cát khai thác trái phép.
"Nếu làm thẳng thừng thì những công trình này sẽ bị đình trệ, ảnh hưởng đến việc điều hành kinh tế xã hội, tiến độ các công trình trọng điểm quốc gia", ông Minh nói.
Thiếu tướng Phan Anh Minh cũng thừa nhận trong việc bắt giữ, xử lý tình trạng khai thác cát trái phép cần phải coi lại lực lượng công an. Điển hình như một vụ xử lý cát trái phép vừa rồi ở TP.HCM có sự tiêu cực 100% của công an, và bản thân tướng Minh xử lý đưa 2 công an vi phạm phải thôi việc hoặc không phân công công việc.
Ông Minh cũng đã yêu cầu Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP.HCM) không được phân công công việc đối với cán bộ ở một địa phương, vì tình đồng hương đã không thực hiện quy định, chỉ đạo của cấp trên mà không loại trừ trong đó có tiêu cực.
Về giải pháp chống nạn khai thác cát trái phép, tướng Minh cho biết, có quá nhiều công trình sử dụng cát san lấp mà không tính đến nguồn. Có nên chăng rà soát lại các mỏ mà hiện đang đóng không cho khai thác đồng thời đề nghị Sở Xây dựng TP.HCM tính toán chỉ cấp phép xây dựng khi chủ đầu tư cung cấp nhà thầu cung cấp cát san lấp đảm bảo từ nguồn hợp pháp.
Đại tá Tô Danh Út (Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP HCM) cũng kiến nghị cần tăng mức phạt tiền đối với hành vi khai thác cát trái phép và phân cấp thành nhiều mức phạt khác nhau (không chỉ quy định mức khai thác trái phép tối đa bị xử phạt từ 50 m3 trở lên). Ngoài ra, cần xác định khai thác khoáng sản trái phép là hành vi trộm cắp tài sản để xử lý hình sự, tăng tính răn đe.
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ - ông Lê Minh Dũng cũng đề cập đến những khó khăn khi xử lý "cát tặc".
Theo quy định, trường hợp khai thác cát trái phép từ 50m3 trở lên mới tịch thu phương tiện. Người vi phạm đã đối phó bằng cách thường bỏ chạy, xả cát xuống nước tẩu tán tang vật để tránh bị tịch thu phương tiện. Ngoài ra, cũng chưa quy định tịch thu phương tiện vi phạm đối với người thuê phương tiện dưới danh nghĩa chở hàng hoặc thực hiện dự án.
Tường Vy (Tổng hợp)
Theo thoidai
Bí thư TP.HCM: Nói nhiều, hội nghị nhiều nhưng cát lậu vẫn tràn lan Theo Bí Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, chuyện khai thác cát trái phép năm nào cũng nói, nói nhiều, hội nghị nhiều, nhưng đến nay cơ bản chưa chuyển biến nhiều. Để chấm dứt được nạn khai thác này, cần sự phối hợp các khu vực giáp ranh, một mình TP không thể ngăn chặn nạn cát lậu. Cần xử lý tận...