Thiếu tướng Lê Văn Cương: Những vụ đại án thời gian qua cung cấp cái nhìn rõ hơn về quy hoạch cán bộ
Công tác quy hoạch nhân sự cho Ban chấp hành Trung ương khóa 13 được diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn.
Chưa thể lượng hóa được “cán bộ cơ hội”
Ngày mai, 25/12, Hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Trung ương khóa 12 sẽ khai mạc tại Hà Nội và một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị là quy hoạch nhân sự cho Ban chấp hành Trung ương khóa 13.
Ngày 24/12, chia sẻ với phóng viên báo điện tử Tổ Quốc về kỳ họp quan trọng này, ông Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược ( Bộ Công an) cho rằng, hội nghị diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn.
Về thuận lợi, trong hai năm qua: 2017-2018, chúng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, trong đó, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 và Trung ương 6 bàn về vấn đề con người, vấn đề tinh gọn, trong sạch bộ máy.
Ông Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an). Ảnh: Dân Việt
Tiếp theo nữa, ông Lê Văn Cương cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN đã tạo ra bước ngoặt. Hàng chục vụ trọng án, đại án của nhiều ngành như tài chính, ngân hàng… đã được đưa ra xét xử. Số cán bộ trung, cao cấp đưa ra xử lý cao gấp 10 lần 30 năm trước.
“Việc này cũng giúp cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhìn rõ hơn những bất cập, khuyết điểm trong việc bố trí cán bộ trong các nhiệm kỳ trước. Ví dụ như trường hợp Trịnh Xuân Thanh đã từng được đưa vào làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang”- ông Lê Văn Cương nói.
Tiếp nữa, theo ông Lê Văn Cương, những năm qua, chúng ta cũng có cái nhìn rõ hơn về đội ngũ cán bộ về hưu cũng như đương nhiệm và những bất cập hệ thống trong đội ngũ cán bộ hiện nay.
Video đang HOT
Điều này cũng trúng và đúng với tâm tư, mong mỏi của người dân hiện nay về công tác cán bộ.
Tuy vậy, theo ông Lê Văn Cương, những khó khăn cũng còn tồn tại khi bộ máy có dấu hiệu trì trệ, 2-3 năm nay chưa thể giải quyết được triệt để.
Điều này được ông Lê Văn Cương lấy ví dụ: trong bộ máy còn những cán bộ cơ hội nhưng để lượng hóa, cân đo đóng đếm tính cơ hội chúng ta chưa lượng hóa được, không có thước đo cho việc này và đánh giá còn chung chung.
“Tuy vậy, công tác nhân sự cho hội nghị có nhiều điểm mới, điểm từ cấp cơ sở, vị trí nào xác đáng vị trí ấy, có sự lựa chọn, công khai, dân chủ. Vấn đề tôi quan tâm nhất là chủ trương đúng làm sao đưa vào thực tiễn. Tôi đề nghị Ban chấp hành Trung ương hiện nay cần tính toán luôn nhằm đưa Nghị quyết vào cuộc sống”- ông Lê Văn Cương chia sẻ.
“Cán bộ được quy hoạch chỉ cần 3 tiêu chuẩn”
Đồng tình với phương châm “làm từng bước, làm đến đâu chắc tới đó”, quy hoạch nhân sự cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026, ông Lê Văn Cương cho biết, cần làm kiên quyết, không có vùng cấm, kèm theo đó phải làm cẩn thận. “Làm tới đâu chắc tới đó, mục đích là không để sót tội phạm, đồng thời không gây biến động chính trị nội bộ. Làm mạnh nhưng trên nguyên tắc ổn định, củng cố niềm tin. Không phải vội vàng, không bất chấp. Tư tưởng chỉ đạo cẩn thận là vì thế” – ông Lê Văn Cương phân tích.
Với chủ trương tiếp tục mở rộng dân chủ, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm trực tiếp của các cấp uỷ, tổ chức Đảng và người đứng đầu các cấp trong việc xem xét, phát hiện, giới thiệu nhân sự của địa phương, cơ quan, đơn vị mình vào quy hoạch cấp chiến lược, ông Lê Văn Cương cho rằng, đây là dấu ấn của tiểu ban chuẩn bị cho công tác nhân sự khóa 13 này.
“Trong bộ máy còn những cán bộ cơ hội nhưng để lượng hóa, cân đo đóng đếm tính cơ hội chúng ta chưa lượng hóa được, không có thước đo cho việc này và đánh giá còn chung chung”.
Ông Lê Văn Cương
Ngoài ra, theo vị cán bộ này, một điểm nổi bật nữa là tư tưởng Đảng gắn chặt với dân, đưa nhân dân vào công tác xây dựng Đảng lần này tuy không mới nhưng đề cập rõ ràng. Từ khâu đầu vào lựa chọn cán bộ, bố trí sử dụng cân nhắc, có lấp lánh vai trò của người dân và đảng viên.
“Làm được điều này sẽ gạt bỏ nhiều bất cập trong công tác cán bộ”- ông Lê Văn Cương nói.
Với quan điểm không vì số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn trong quy hoạch, ông Lê Văn Cương bình luận, không nên vạch ra chỉ tiêu, tỷ lệ, cơ cấu trong quy hoạch cán bộ mà cần đặt vào tiêu chuẩn phẩm chất, năng lực.
“Quan điểm của tôi, cán bộ được quy hoạch chỉ cần 3 tiêu chuẩn: tâm huyết, trí tuệ và tâm sáng như vậy mới toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân”- ông Lê Văn Cương chia sẻ./.
Thái Linh
Theo Tổ Quốc
Vì sao Ủy ban Kiểm tra T.Ư lại xử lý vi phạm của cán bộ cấp huyện?
Theo ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương, việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc và kết luận vi phạm của tổ chức Đảng và cũng như xử lý vi phạm các cá nhân ở TP. Trà Vinh (Trà Vinh) và huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thấy có hai vấn đề.
Kỳ họp thứ 29, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật nhiều cán bộ (ảnh ubkttw.vn).
Khi cần thiết thì kiểm tra đảng viên do tổ chức đảng cấp dưới quản lý
Tại kỳ họp mới đây (kỳ 29) của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan này đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Phó Bí thư và Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 đối với ông Diệp Văn Thạnh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trà Vinh và một số cá nhân có vi phạm.
Cũng trong kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa và cá nhân có vi phạm.
Tại sao Ủy ban Kiểm tra Trung ương lại phải xem xét cả dấu hiệu vi phạm của tổ chức và cá nhân không thuộc diện Trung ương quản lý?
Trao đổi với PV Dân Việt, một Ủy viên của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, theo điều 32 của Quy định 30 thi hành chương VII và chương VIII về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng có quy định đối tượng kiểm tra: Về kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm, đối tượng kiểm tra là các tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là cấp dưới trực tiếp. Khi kiểm tra tổ chức đảng có thể kết hợp kiểm tra đảng viên của tổ chức đảng đó.
Về kiểm tra đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, điều 32 quy định đối tượng kiểm tra như sau: Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, trước hết là cấp ủy viên cùng cấp, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý; khi cần thiết thì kiểm tra đảng viên do tổ chức đảng cấp dưới quản lý. Theo quy định nêu trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào cuộc kiểm tra dấu hiệu vi phạm của cán bộ, đảng viên cấp huyện.
Trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thế nào?
Nhìn nhận về việc vi phạm của Ban thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa và thành ủy TP. Trà Vinh cũng như các cán bộ liên quan, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng: Theo phân cấp đáng lẽ vi phạm của hai cơ quan trên thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Trà Vinh và Quảng Trị phải vào cuộc làm rõ.
"Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc làm rõ vi phạm của Ban thường vụ thành ủy TP. Trà Vinh và Ban thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa và các cá nhân liên quan cho thấy có hai vấn đề. Thứ nhất là sự tích cực của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Điều thứ hai cho thấy dấu hiệu yếu kém, thiếu sức chiến đấu của tổ chức Đảng và Ủy ban Kiểm tra của tổ chức Đảng đó. Cụ thể Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra của hai tỉnh Trà Vinh và Quảng Trị", ông Hùng nói.
Vẫn theo ông Vũ Quốc Hùng, vai trò của Uỷ ban Kiểm tra tỉnh ủy là kiểm tra dấu hiệu vi phạm của những cấp ủy viên cùng cấp, kể cả trong trường hợp Bí thư Tỉnh ủy có dấu hiệu vi phạm, khuyết điểm, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy cũng phải nắm, nhưng không thuộc diện được xem xét, xử lý thì báo cáo cho Trung ương. Có như thế mới thể hiện vai trò và trách nhiệm của người làm công tác kiểm tra.
Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa cho rằng: Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc làm rõ vi phạm ở Ban thường vụ thành ủy TP. Trà Vinh và huyện Hướng Hóa là rất cần thiết, để tránh vụ việc trì trệ khiến người dân băn khoăn nghi ngờ, làm ảnh hưởng uy tín của Đảng. Ở góc độ khác cũng là sự cảnh báo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương không chỉ vào cuộc xử lý những vi phạm của tổ chức, đảng viên diện Trung ương quản lý mà còn vào cuộc làm rõ sai phạm ở địa phương. "Sai phạm dù theo thẩm quyền địa phương làm rõ khi địa phương không làm Trung ương sẽ vào cuộc và sai phạm không thể "chìm xuồng", ông Cuông nói.
Theo ông Cuông, qua vụ việc nêu trên, vấn đề đặt là vì lý do gì Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy của hai địa phương trên lại không vào cuộc thực hiện trách nhiệm của mình để Trung ương phải vào cuộc. "Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng rõ trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Trà Vinh và Quảng Trị, tại sao lại không làm rõ được vi phạm của tổ chức Đảng và các đảng viên thuộc thẩm quyền; nguyên nhân là gì, có vấn đề gì đằng sau hay không?", ông Cuông đặt vấn đề.
Theo Danviet
Hải Phòng phát hiện 2 ổ dịch cúm A/H5N6 Hải Phòng lấy 6 mẫu bệnh phẩm gia cầm tại 2 cơ sở chăn nuôi xét nghiệm thì đều dương tính với virus cúm A/H5N6. Thu gom, tiêu huỷ gia cầm nhiễm cúm A/H5N6 tại Hải Phòng. Ảnh: CTV Ngày 2.8, ông Lê Văn Cường, Phó chủ tịch UBND huyện An Dương (Hải Phòng) cho biết, nhà chức trách vừa phát hiện dịch...