Thiếu tướng Lê Mã Lương: “Chưa có giặc mà đã hèn nhát thế thì…”
“Hiện tượng dạy nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự là điều rất lạ lẫm với dân tộc Việt Nam, lạ lẫm với tính cách người Việt Nam nhưng tôi cho rằng số lượng người như vậy không nhiều. Người Việt Nam không hèn thế”.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương với câu nói nổi tiếng: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” từng trở thành thần tượng của bao thế hệ thanh niên Việt Nam.
Xoay quanh thông tin về việc có nhiều thanh niên tìm cách trốn nghĩa vụ quân sự cũng như có những thông tin trên nhiều diễn đàn bày cách trốn nghĩa vụ quân sự, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Mã Lương về vấn đề này.
Thiếu tướng Lê Mã Lương – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
“Họ không xứng đáng là người Việt Nam”
Thưa thiếu tướng, ông thấy như thế nào khi người ta bày cách cho nhau để tránh phải đi nghĩa vụ quân sự?
- Trong thời bình, các quốc gia bao giờ cũng có sách lược chuẩn bị đối phó với bất kỳ tình huống nào để bảo vệ đất nước. Lực lượng bảo vệ là thanh niên. Kể cả những nước phát triển và đang phát triển đều có luật nghĩa vụ quân sự thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước. Thường độ tuổi đó từ 18-25 tuổi.
Khi tôi nghe chuyện một số thanh niên như vậy tôi thấy họ rất đáng trách và không hài lòng với cách làm như vậy. Đó là sự hèn nhát của người đang trưởng thành. Trong thời bình, chúng ta phải chuẩn bị lực lượng để khi có chiến tranh thì đã có lực lượng thanh niên vừa bản lĩnh, vừa có trình độ nhất định về quân sự, có sức khoẻ sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Việc những thanh niên dạy nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự thể hiện rằng họ không ý thức được điều mình làm và vô hình chung họ đã phạm vào một điều thiêng liêng đó là trách nhiệm công dân đối với đất nước.
Tại sao họ lại hèn đến như vậy? Chưa có giặc mà đã hèn nhát như thế thì khi có giặc sẽ hèn như thế nào nữa? Thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình mà còn hèn như vậy thì trong các lĩnh vực khác, các thanh niên đó cũng rất hèn và đáng lên án.
Video đang HOT
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hiện tượng phổ biến trên thế giới nhất là khi đất nước hoà bình nhưng số lượng không nhiều. Còn ở Việt Nam, hiện tượng trốn tránh nghĩa vụ quân sự và dạy nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự là điều rất lạ lẫm với dân tộc Việt Nam, lạ lẫm với tính cách người Việt Nam nhưng tôi cho rằng số lượng người như vậy không nhiều.
Người Việt Nam không hèn thế. Họ không xứng đáng là người Việt Nam vì có lỗi với những thế hệ đã xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc để họ có cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Họ đã quay lưng lại với truyền thống kiên cường chống giặc ngoại xâm của tổ tiên. Dưới góc độ nào đó, cách hành xử của những thanh niên đó là một tội ác cần lên án.
Ông đánh giá như thế nào về một số cách được bày ra để một số thanh niên có thể áp dụng nhằm trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự?
- Các cách đó rất trẻ con mà ai cũng biết. Những cách này chưa hành động thì người ta đã biết rồi.
Các thanh niên đó đừng tưởng những nhà chức trách, quản lý không biết việc đó vì hiện tượng này không phải mới mà đã có hàng chục năm nay rồi. Hiện, Bộ Quốc phòng đang có chính sách để tuyển quân có chất lượng.
Trong chiến tranh, nhiều nhà lãnh đạo đã động viên con cháu mình lên đường tham gia cuộc chiến giải phóng đất nước. Trong số đó, tôi rất nhớ đến trường hợp nhà tướng Đồng Sỹ Nguyên khi ông có con trai tham gia quân đội và đã hy sinh. Nhân dân ghi nhận sự trong sáng và mẫu mực của các nhà lãnh đạo.
Tôi rất hy vọng thời bình này, để chuẩn bị tiềm lực cho đất nước phòng khi hữu sự thì ngay bây giờ, các đồng chí lãnh đạo cũng thể hiện sự mẫu mực như thời chiến tranh chống Mỹ.
Chưa có giặc mà đã hèn nhát thế thì…
Thời của ông có những người tìm cách trốn nghĩa vụ quân sự như thế không? Và thời đó, xã hội đánh giá những người này như thế nào?
- Thế hệ chúng tôi, cuộc chiến tranh xảy ra trên quy mô rộng, đất nước huy động đông đảo thanh niên lên đường đi chiến đấu giúp đất nước và nước bạn. Cho nên trong những năm tháng chống Mỹ, lực lượng thanh niên tham gia quân đội vô cùng lớn.
Khi đó, hầu hết ở các làng quê chỉ có người gia và phụ nữ. Nếu còn sót lại thanh niên nào đó mạnh khoẻ thì người đó sẽ cảm thấy xấu hổ và cô đơn, sẽ bị ánh mắt của những người hàng xóm nhìn thiếu thiện cảm với câu hỏi vì sao không gia nhập quân đội.
Thời chiến tranh, có những thanh niên gia nhập rồi nhưng không chịu được môi trường sống khắc nghiệt, những áp lực sẵn sàng nhận nhiệm vụ nên đã bỏ trốn. Hậu quả là gia đình có con như vậy cảm thấy xấu hổ khi con mình không hoàn thành nghĩa vụ công dân đối với đất nước đang có chiến tranh.
Vì thế, trước đây ở miền Bắc có những trung tâm thu gom các thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự, đào ngũ để cải tạo về mặt tư tưởng, nâng cao ý chí. Lúc đi ăn cơm, họ phải đeo trước ngực 1 cái biển ghi: “Nếu ai cũng như tôi thì mất nước”. Đó là biện pháp cuối cùng của giáo dục.
Thời đó, chúng ta không có luật nghĩa vụ quân sự. Hợp tác xã lo ăn mặc, chữa bệnh để thanh niên đủ điều kiện ra mặt trận. Ở các phường có biện pháp nuôi quân để đảm bảo với cấp trên về quân số và tiêu chuẩn quân nhập ngũ. Đó là thời hào hùng của dân tộc này.
Khi ý thức được trách nhiệm với đất nước, lòng tự hào dân tộc trỗi dậy thì người ta sẽ gác hết mọi việc riêng để làm tròn trách nhiệm với đất nước.
Đối với Việt Nam, nhiều năm nay chúng ta đã có luật. Nếu để hiện tượng tìm cách trốn nghĩa vụ quân sự diễn ra trong thời gian dài thì sẽ tạo 1 mối nguy hiểm cho đất nước. Rất có thể, hiện tượng này sẽ phát triển mạnh và trở thành ung nhọt của đất nước…
Xin cảm ơn ông!
Theo BLD
Để thanh niên Việt Nam nhận thức đúng về nghĩa vụ quân sự
Về thông tư liên tịch số 13 do Bộ Quốc phòng và Bộ GD-ĐT vừa ban hành, sửa đổi, bổ sung một số điều về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ, có khá nhiều ý kiến tranh luận.
(ảnh 1)
Tâm điểm của tranh luận xoay quanh một số điểm quan trọng trong thông tư, nhất là về "trường hợp không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự (NVQS), đó là công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. Trường hợp cùng nhận được giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ mà lệnh gọi nhập ngũ quy định thời gian có mặt sau thời gian nhập học, công dân vẫn thực hiện NVQS"
Điều đó làm dấy lên lo ngại trong khá nhiều phụ huynh cũng như các bạn trẻ hiện nay, mà qua những phản hồi của họ trên các diễn đàn có thể thấy nhiều nhận thức chưa đúng về ý thức thực hiện NVQS. Đa số cho rằng việc bắt buộc thực hiện NVQS khi đã đỗ đại học là điều không cần thiết trong thời bình.
Ngược lại, cũng có những người nhận xét tuy qui định mới ban hành còn nhiều điều đáng bàn và có lẽ cũng cần có những thay đổi để hợp lý hơn, song qua đây có thể thấy rằng nhiều bạn trẻ hiện nay chưa thấy rõ được được trách nhiệm và niềm tự hào lớn lao khi thực hiện NVQS như một sứ mệnh thiêng liêng ( ảnh minh họa 1).
Ai cũng có thể thấy được quân đội là môi trường tuyệt vời để rèn dũa ý chí cho thanh niên. Trong tất cả các khối đào tạo chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng, sinh viên đều được đào tạo về giáo dục quốc phòng trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên do bộ môn này còn chưa được đầu tư đúng mức ở các trường đại học, nên sinh viên học chủ yếu theo kiểu đối phó. Mặt khác, nội dung, phương pháp giảng dạy... còn nhiều hạn chế, nên phần lớn học viên không nắm được những kiến thức và nhận thức cần thiết sau khi khoá học kết thúc, dẫn đến còn có những nhận thức chưa đúng và chưa đủ của giới trẻ VN nói chung về NVQS.
Trong khi đó tại các nước trên thế giới nói chung, việc giáo dục nhận thức về quân đội cũng như giáo dục quốc phòng rất được coi trọng, kể cả trong thời bình, và việc thực hiện NVQS thường là bắt buộc với tất cả công dân nam.
Ví dụ như tại Hàn Quốc, mọi công dân nam đều phải nhập ngũ khi đủ tuổi, bất kể là ngôi sao quốc tế hay gia cảnh giàu nghèo thế nào. Dư luận cũng từng xôn xao về những vụ việc liên quan tới các sao nổi tiếng như Bi Rain hay Song Seung Hun vì dính rắc rối do vi phạm kỉ luật quân đội hay bị nghi trốn NVQS.
Tại Singapore, mọi công dân nam đều phải thực hiện NVQS khi tròn 18 tuổi, không được trì hoãn. Tất cả các công dân ở đảo quốc này đều phải thực hiện nghiêm túc NVQS trong vòng 2 năm trước khi được xuất ngũ để đi học đại học, đí làm.... Họ cho biết, nếu trốn hoặc không thực hiện nghĩa vụ quân sự thì kể cả có học đại học cũng sẽ khó lòng kiếm được một công việc tốt, ổn định.
(ảnh 2)
Rõ ràng tại những quốc gia này, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và thấm nhuần tư tưởng về quân đội cũng như ý thức thực hiện NVQS cho giới trẻ được thực thi rất tốt. Một ví dụ nữa là nhà chức trách Singaporecòn cho ra mắt một bộ phim hài về cuộc sống của các tân binh thực hiện nghĩa vụ quân sự ( ảnh 2), qua đó cho thấy sự trưởng thành của các thanh niên khi bước vào môi trường quân sự. Bộ phim đã trở thành hiện tượng ở đảo quốc này. Cách làm đó tưởng đâu đơn giản nhưng mang lại hiệu quả không nhỏ đối với việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho thanh niên.
Với VN, chúng tôi nghĩ các cơ quan chức năng bên cạnh việc thay đổi các chủ trương, chính sách sao cho phù hợp, có lẽ cũng nên quan tâm tìm biện pháp hữu hiệu hơn trong việc định hướng và giáo dục nhận thức cho thanh niên, giúp họ có nhận thức đúng đắn hơn về NVQS - một sứ mệnh thiêng liêng với Tổ quốc.
Theo Dantri
Lãnh đạo Hà Nội và Bộ Quốc phòng động viên tân binh nhập ngũ Sáng 25-2, lễ giao nhận tân binh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự đã diễn ra tưng bừng ở các quận, huyện của TP Hà Nội. Sáng 25- 2, Bộ Tư lệnh Thủ đô phối hợp với CATP Hà Nội và các quận, huyện đã trang trọng tổ chức lễ giao nhận tân binh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân...