Thiếu tiền trả nợ, lao vào vòng xoáy tín dụng đen
Ngày 7-1, phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm tiếp tục ngày làm việc thứ hai với phần xét hỏi. Là bị cáo đầu tiên được gọi lên thẩm vấn, Huỳnh Thị Huyền Như (ảnh) thừa nhận nội dung cũng như tội danh mà cáo trạng nêu là chính xác.
Huyền Như khai, năm 2007 khi đang là nhân viên tín dụng tại Vietinbank – chi nhánh TP.HCM, Như bắt đầu bước vào kinh doanh bất động sản. Đến năm 2008, khi trào lưu kinh doanh bất động sản và chứng khoán nổi lên, bị cáo tiếp tục kinh doanh chứng khoán. Để có tiền kinh doanh, Như vay tiền của các bị cáo Nguyễn Thiên Lý, Nguyễn Thị Lành. Cáo trạng xác định từ tháng 12-2009 đến 9-2011, Nguyễn Thiên Lý đã cho Như vay tổng cộng hơn 554 tỷ đồng và 340.000 USD. Như đã phải trả cho Lý hơn 1.296 tỷ đồng nhưng hiện vẫn còn nợ Lý 216 tỷ đồng và 340.000 USD tiền gốc. Nguyễn Thị Lành đã cho Như vay tổng số tiền là 7.841 tỷ đồng, Như đã trả cho Lành hơn 9.028 tỷ đồng. Trường hợp Đào Thị Tuyết Dung, lúc đầu Như vay 3 tỷ đồng nhưng dần dần sau đó lên tới hàng trăm tỷ đồng, Như đã trả cho Dung hơn 100 tỷ còn nợ 150 tỷ đồng cả gốc và lãi.
Như khai do không có tiền để trả nợ lại bị Lý và Lành uy hiếp nên bị cáo bắt đầu nghĩ cách giả danh Vietinbank – chi nhánh TP.HCM để huy động vốn lấy tiền trả nợ. Đầu tiên, Như thuê người làm giả con dấu của 8 cơ quan đơn vị gồm: Công ty CP vận tải dầu khí Thái Bình Dương, Công ty Phúc Vinh, Công ty Thịnh Phát và Công ty Hưng Yên, Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu, Ngân hàng Nam Việt, Ngân hàng ACB. Sau khi làm giả các con dấu trên, Như đã lấy danh nghĩa Vietinbank tiếp cận những nơi có nhu cầu gửi tiền để huy động vốn.
Trả lời thẩm vấn, Như cũng thừa nhận bằng các thủ đoạn gian dối đã chiếm đoạt của Ngân hàng ACB hơn 718 tỷ đồng thông qua hợp đồng tiền gửi của 21 nhân viên ngân hàng này đứng tên gửi tại Vietinbank. Trong mỗi phi vụ làm ăn, Như đã chi từ vài tỷ đến cả chục tỷ đồng cho tiền công môi giới và lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng. Khi đại diện Viện Kiểm sát chất vấn: Nếu bị cáo nói đang trong tình trạng mất cân đối, vậy ai khống chế bị cáo? Như trình bày, do bị cáo Lành và Lý bảo nếu không thanh toán kịp thì sẽ dẫn người lên ngân hàng đang làm để phá. Như hy vọng kinh doanh cổ phiếu có lãi để trả song thị trường đóng băng, Như sợ chủ nợ làm lớn chuyện, bị dọa… đập vỡ mặt nên mới đi vay. Như cho biết, đã bán nhiều bất động sản và cổ phiếu, thậm chí chấp nhận lỗ 50% nhưng lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền thu về không thấm vào đâu so với lãi suất ngày càng lớn.
Trước đó, phiên tòa thực sự “ nóng” khi nhiều luật sư bào chữa cho bị cáo, bảo vệ quyền lợi cho bị hại, nguyên đơn dân sự và những người liên quan có ý kiến đề nghị hoãn phiên tòa. 15 phút sau, chủ tọa Nguyễn Đức Sáu đã công bố quyết định của HĐXX, bác các yêu cầu của luật sư. Việc xác định tư cách bị đơn dân sự sẽ diễn ra trong suốt quá trình xét xử; về nhân chứng, HĐXX cũng đã triệu tập đầy đủ, nếu trong quá trình xét xử, xét thấy cần thiết sẽ triệu tập thêm.
Video đang HOT
Theo ANTD
Hà Nội: Triệt phá đường dây làm giả giấy tờ cực lớn
Một đường dây chuyên làm giả giấy phép lái xe ô tô, mô tô, bằng Đại học, bằng Trung cấp chuyên nghiệp, bằng Trung học phổ thông và nhiều giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức... vừa bị Công an thành phố Hà Nội triệt phá.
Phôi bằng giả và con dấu
Cầm đầu đường dây này là Nguyễn Hữu Thảo, 56 tuổi, trú tại phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Chỗ ở hiện tại tại khu đất cánh đồng Bông, đường Trần Thái Tông, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Sau khi nhận được đơn tố cáo của ông Hoàng Đức Việt, 36 tuổi và ông Nguyễn Văn Hùng, 51 tuổi, cùng trú tại xã Liêm Cầu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, tố cáo Nguyễn Hữu Thảo về hành vi làm giả giấy phép lái xe ô tô và xe máy. Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an Hà Nội đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ.
Giấy phép lái xe giả các loại và nhiều chứng minh thư của nhiều người khác nhau
cùng con dấu giả
Căn cứ vào đơn tố cáo và tài liệu thu thập được, ngày 3-12, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự đối với đối tượng Nguyễn Hữu Thảo về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Tại cơ quan Công an Thảo khai nhận từ khoảng tháng 10-2010 đến nay, Thảo đã nhận tiền của ông Việt và một số người ở tỉnh Hà Nam, Lai Châu để làm giấy phép lái xe ô tô và xe mô tô với giá dao động từ 500 đến 300 nghìn đồng/chiếc.
Sau đó, Thảo thuê một người đàn ông tên Trường, khoảng hơn 40 tuổi, trú tại xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội làm giả giấy phép lái xe ô tô với giá 300 nghìn đồng/chiếc, giấy phép lái xe máy với giá 250 nghìn đồng/chiếc, rồi bán cho mọi người sử dụng.
Tính từ năm 2010 đến nay Thảo đã thuê làm và bán được khoảng 100 chiếc giấy phép lái xe giả các loại.
Đối tượng Nguyễn Hữu Thảo tại cơ quan điều tra
Khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Hữu Thảo, cơ quan Công an thu giữ: 28 giấy phép lái xe ô tô và mô tô, 9 đăng ký mô tô, xe máy, 7 chứng minh thư nhân dân mang tên nhiều người khác nhau, 45 phôi giấy phép lái xe mô tô, 2 con dấu hình tròn và hình vuông khắc chữ "Cục đường bộ Việt Nam".
Mở rộng điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra khám xét khẩn cấp tại nơi ở của Nguyễn Mạnh Trường (người được Thảo thuê làm giấy tờ giả), thu giữ: 11 phôi bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp, 3 phôi bằng tốt nghiệp Đại học, 1 phôi bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, 1 giấy phép đi vào phố cấm, 1 phôi Chứng chỉ sơ cấp nghề lái xe, 1 phôi sổ hộ khẩu, 1 con dấu trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và 1 dấu tròn có sao 5 cánh ở giữa.
Hiện cơ quan điều tra đang làm rõ hành vi, vai trò của từng đối tượng trong đường dây làm giả giấy tờ, tài liệu nói trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo ANTD
Bao nhiêu đồng phạm giúp "cậu Thủy" lừa hài cốt liệt sĩ? Nhiều người vẫn chưa thỏa mãn khi nhà tâm linh cậu Thủy bị bắt, bởi họ còn băn khoăn không biết vụ này có bao nhiêu đồng phạm và phải chịu hình phạt như thế nào? Sự việc "nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy (biệt danh cậu Thủy) làm giả hài cốt liệt sĩ, hiện vật để lừa đảo đã gây chấn động...