Thiếu tiền thà vay bạn bè chứ không hỏi gia đình: Bố mẹ đã đủ vất vả
Bố mẹ vất vả sinh ra con, rồi lại tốn biết bao công sức nuôi dưỡng, dạy dỗ để con trưởng thành, nên người. Chính vì hiểu được những công lao ấy của bậc sinh thành mà nhiều người con luôn luôn cố gắng phấn đấu để thành công, mong muốn kiếm được nhiều tiền để phụng dưỡng, cho bố mẹ một cuộc sống dư dả, không phải lo nghĩ về vật chất. Thế nhưng đâu phải lúc nào mọi mong ước của chúng ta đều trở thành hiện thực.
Nhiều khi vì công việc trục trặc, công ty chậm tiền lương hay chi tiêu quá lố khiến nhiều người rơi vào tình trạng “cạn ví”. Những lúc như vậy, họ chỉ đành đi vay mượn bạn bè, đồng nghiệp mà chẳng dám nói với bố mẹ vì biết phụ huynh của mình đã đủ vất vả rồi.
Con cái ngày một trưởng thành đồng nghĩa với việc bố mẹ sẽ ngày càng già đi. (Ảnh minh hoạ: Baidu)
Thà vay tiền bạn còn hơn…
Ngày còn nhỏ, chưa phải lo nghĩ đến kinh tế, gánh nặng cuộc sống, những đứa trẻ vô lo, vô nghĩ cứ thế hồn nhiên xoè bàn tay nhỏ xin bố mẹ vài nghìn đi mua cây kẹo, gói bim bim. Đó dường như là điều vô cùng bình thường ở bất cứ gia đình nào. Thế nhưng dần dần khi lớn lên, đi học, đi làm xa nhà cái cái giác tự nhiên ấy chẳng còn nữa, các bạn thay vì phụ thuộc vào gia đình đã tự đi làm thêm ngay từ lúc nào là sinh viên để xoay xở tiền nộp học cùng các khoản chi tiêu khác.
Huỳnh Xuân Lam – hiện đang là sinh viên năm 3 của một trường đại học Hà Nội ngoài giờ học luôn chăm chỉ đi làm thêm. Tuỳ vào lịch học trống mà Lam sắp xếp thời gian để đi làm phục vụ cho quán cafe khoảng 4-6 tiếng mỗi ngày.
Nhiều bạn trẻ chọn đi làm thêm ngay từ khi còn là sinh viên để tự lập về tài chính. (Ảnh: Baidu)
Nhờ khoản thu nhập khoảng 3-4 triệu đồng này mà hàng tháng Lam không xin tiền sinh hoạt của bố mẹ nữa.Lam sinh ra trong một gia đình tuy không giàu có nhưng cũng không đến mức thiếu cái ăn, cái mặc. Bố mẹ của Lam vất vả với công việc đồng ruộng ở quê, được mùa thì cũng thu nhập khá nhưng mất mùa thì đi hết công sức, tiền bạc của bố mẹ.
Sống giữa đất thủ đô đắt đỏ, số tiền làm thêm ấy chẳng thấm tháp vào đâu. Chính vì vậy, Lam nhiều lúc rơi vào tình trạng “không một xu dính túi”. Sống xa gia đình, cô bạn không muốn bố mẹ lo lắng, càng ngại xin tiền tạm ứng nên chỉ có thể vay tạm của bạn bè hoặc đồng nghiệp cùng làm, chờ có lương rồi trả sau.
Có những người gặp khó khăn về tài chính không dám nói với bố mẹ. (Ảnh minh hoạ: Sina)
Tương tự, anh chàng Đức Khải (27 tuổi, nhân viên content marketing) thu nhập khoảng 10 triệu mỗi tháng, song việc phải đi ăn uống thường xuyên cùng bạn bè, mua sắm và nuôi thêm 1 chú mèo con khiến Khải rơi vào cảnh thu không đủ chi.
Bảo tâm sự: “Bố mẹ mình lớn tuổi mà vẫn cố gắng mở cửa hàng tạp hoá để có đồng ra đồng vào. Bản thân mình là con trai, làm việc ở thành phố lớn mà chưa phụ giúp gì được cho bố mẹ. Mình thấy áy náy và ngại khi ở tuổi này mà còn xin tiền, nhờ vả gia đình. Nếu túng quá thì mình sẽ cầu cứu thằng bạn thân”.
Video đang HOT
Vay tiền của bạn bè trong những lúc khó khăn là phương án khả thi, được nhiều người chọn hơn là mượn từ bố mẹ. (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)
Lý do con càng lớn càng ngại nhờ vả bố mẹ?
Trên một diễn đàn, có một người đã đặt ra câu hỏi ” Bố mẹ là người thân cận nhất với con cái, tại sao lại phải ngần ngại khi mượn tiền hay nhờ họ giúp đỡ chứ?”. Ngay lập tức, người này đã nhận được rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi của mình.
Thứ nhất, không muốn làm bố mẹ lo lắng và tăng thêm gánh nặng cho họ. Con cái lớn lên sẽ rời xa vòng tay cha mẹ ra ở riêng. Cuộc sống bên ngoài đương nhiên rất cay đắng và mệt mỏi, nhưng sẵn sàng chịu đựng để bố mẹ không phải lo lắng. Một khi con người ta khi trưởng thành sẽ hiểu chuyện hơn, bố mẹ lại ở xa, than vãn chỉ khiến họ thêm lo lắng. Vay tiền cũng vậy, khi chúng ta lớn lên, bố mẹ cũng già đi, thể lực không còn tốt như trước, dần dần mất đi nguồn thu nhập, tự lo cho bản thân là điều rất tốt.
Con cái trưởng thành sẽ dần để tâm đến cảm xúc của bố mẹ, không muốn họ phải lo lắng cho mình. (Ảnh minh hoạ: Baidu)
Thứ hai, không muốn nghe bố mẹ cằn nhằn. Người trẻ sống trong xã hội hiện đại dám nghĩ dám làm, dám mạo hiểm, giỏi nắm bắt cơ hội trong cuộc sống. Trong bối cảnh của thời đại mới, muốn làm giàu, tiến xa hơn phải có con mắt tinh tường phát hiện thời cơ, phải nhìn xa trông rộng, vì vậy, những cơ hội này thường đi kèm với rủi ro rất lớn.
Đôi khi bạn còn có thể sẽ mất tất cả nếu không cẩn thận. Thế nên, trong trường hợp này, nếu bạn vay tiền của bố mẹ, họ sẽ lưỡng lự, không đồng ý, thậm chí họ sẽ quay lại thuyết phục con cái không nên làm chuyện này. Mặc dù cũng có bố mẹ miễn cưỡng đồng ý thì họ cũng sẽ không ngừng hỏi về tiến triển của công việc. Việc này diễn ra hàng ngày khiến các bạn trẻ cảm thấy không thoải mái.
Những người con chỉ mong nhìn thấy nụ cười và sự hạnh phúc của bố mẹ. (Ảnh minh hoạ: Sina)
Thứ ba, lòng tự trọng. Quan niệm trong xã hội hiện đại là con cái sau khi trưởng thành không nên xin tiền gia đình, sau khi tốt nghiệp đại học thì nên tự lập hơn. Nếu sau khi đã có công việc, đã tự lập mà còn mượn tiền của bố mẹ thì khi người thân và bạn bè ở nhà biết chuyện, bạn sẽ luôn là chủ đề được đem ra bàn tán. Người khác cũng sẽ biết bạn làm ăn không tốt ở bên ngoài, như vậy trong mắt người trẻ tuổi, hỏi vay tiền của bố mẹ là một điều đáng xấu hổ. Nên khi không còn cách nào khác, họ ít khi hỏi vay người nhà mà sẽ xoay xở và chọn phương án tối ưu nhất là vay người ngoài.
Nhiều người có tuổi vẫn luôn đau đáu nỗi lo cho con cái. (Ảnh minh hoạ: Sina)
Tuy nhiên dù là lý do nào đi chăng nữa, hãy luôn nhớ bố mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất cho con cái. Ngoài kia cuộc sống có khó khăn quá thì hãy tạm gác lại, trở về với vòng tay của gia đình. Chẳng bố mẹ nào sẽ cười nhạo khi con thất bại, họ sẽ luôn động viên, tiếp thêm sức mạnh cho con mạnh mẽ bước tiếp. Đừng để những cảm xúc ngại ngần, áy náy và lòng tự trọng làm kéo dài khoảng cách giữa bản thân mình và bố mẹ bạn.
Đừng quên gia đình vẫn luôn là nơi giang rộng vòng tay chào đón bạn. (Ảnh minh hoạ: Xiaohongshu)
Bố 102 tuổi chống gậy đến nhà con ăn cơm chờ mãi không ai mở cửa
Bố mẹ sẵn sàng dành cả đời để yêu thương, hy sinh nuôi dưỡng con nên người. Thế nhưng, không phải đứa trẻ nào lớn lên cũng hiếu thuận với bậc sinh thành.
Những câu chuyện về bố mẹ phải bơ vơ lúc tuổi gần đất xa trời khiến ai nấy đều nghẹn lòng.
Cụ ông ngày ngày phải đến nhà con ăn cơm. (Ảnh: Weibo)
Cụ ông 102 tuổi phải lầm lũi trở về vì con không mở cửa
Vừa qua, Weibo đã chia sẻ câu chuyện về cụ ông 102 tuổi nhưng sống một mình, con cái không chăm sóc chu đáo. Ở tuổi này, cụ già yếu nên không thể tự nấu cơm. Theo phân công, hàng tháng mỗi đứa con sẽ đảm nhận công việc nấu cơm cho bố ăn. Cứ như vậy, hết tháng này đến tháng kia, cụ ông phải tự chống gậy đến từng nhà người con dùng bữa.
Ông đợi mãi nhưng không có ai mở cửa. (Ảnh: Weibo)
Thế rồi có một hôm cụ ông đến nhà con gõ cửa, đợi mãi không thấy ai trả lời hay mở cửa mời bố vào. Dường như vì quá đói lại mệt nên cụ đành đứng lên gõ cửa thêm lần nữa rồi lầm lũi ra về. Hình ảnh cụ ông loạng choạng bước đi khiến ai nấy đều xót xa.
Ông đứng dậy gõ cửa lần nữa rồi lầm lũi đi về. (Ảnh: Weibo)
Phía dưới bình luận, nhiều người đã phê bình hành động của những đứa con khi không chăm sóc bố tận tình. Người đọc cho rằng những người con đáng lẽ phải đến tận nơi nấu cơm chăm sóc hoặc đón bố về nhà ở chứ không phải để ông sống một mình như vậy. Đồng thời, câu chuyện này cũng gợi cho nhiều người những ký ức về chính bố mẹ mình. Không ít trường hợp mong muốn bố mẹ sống lâu để được báo hiếu nhưng chẳng được.
Hình ảnh ông chống gậy loạng choạng khiến ai nấy đều xót xa. (Ảnh: Weibo)
"Bắt bố đến tận nhà mới cho ăn? Lẽ ra phải đến ở cùng bố mới đúng. Lớn tuổi sao ở một mình được, này là con cái chê bố nên không chịu ở cùng, cuối cùng là chọn phương án chia nhau cho đều đây mà. Không gì tủi nhục bằng việc đi xin từng đứa con miếng cơm".
"Bởi không phải tự nhiên Việt Nam có câu 'uống nước nhớ nguồn', cha mẹ vất vả vì con cả 1 đời, đến khi nghỉ ngơi cần an hưởng nốt tuổi già còn lại thì chúng nó lại quay lưng đi và coi đó là gánh nặng".
"Con cái nó cũng đang nhìn cách mình đối xử với bố mẹ để học theo đấy. Đối xử bạc bẽo với bố mẹ thì tương lai con cái nó cũng đối xử với mình như thế thôi. Nhân quả tuần hoàn" - ý kiến từ bạn đọc.
Một lần nữa, câu chuyện này khiến chúng ta phải suy ngẫm về chữ hiếu. Còn bố mẹ đã là điều may mắn và hạnh phúc nhất, đừng bao giờ coi bậc sinh thành là gánh nặng. Hãy yêu thương và báo đáp công ơn bố mẹ một cách tận tâm, chân thành nhất.
Dân tình phẫn nộ về hành động của những người con. (Ảnh: Weibo)
Cụ bà xót xa vì 9 con không nuôi nổi mẹ
Trước đây, câu chuyện về một cụ bà lớn tuổi nhưng phải mưu sinh khắp đường phố Hà Nội cũng từng khiến bao người nghẹn lòng. Bà có 9 người con nhưng không ai chịu chăm sóc mẹ mình. Chia sẻ về con cái, cụ không kiếm chế được cảm xúc mà bật khóc. Trước đây khi còn khỏe, cụ làm việc và tích lũy được tài sản khá lớn, lo đủ cho con nhà cửa để ổn định cuộc sống.
Cụ bà đã già nhưng phải mưu sinh vì con không ai chăm sóc. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok Cardina Memories)
Thế nhưng khi về già, phân phát hết cho các con cụ lại rơi vào cảnh vô gia cư. Thậm chí nhiều lúc gặp mẹ trên đường, các con chẳng thèm nhận người quen. Vì sợ con xấu hổ nên cụ chỉ còn cách im lặng rồi lủi thủi rời đi.
Mỗi lần nhắc tới con cụ đều bật khóc. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok Cardina Memories)
Cụ sợ con xấu hổ nên không dám đến nói chuyện. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok Cardina Memories)
Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng dù khó khăn đến mức nào đi chăng nữa cũng hãy cố gắng làm tròn đạo hiếu với bậc sinh thành. Điều bố mẹ cần nhất khi về già đó chính là có con cái ở bên quan tâm, chăm sóc chu đáo.
Chữ hiếu là truyền thống bao đời nay, luôn được đều cao trong cuộc sống. Hiếu thuận, báo đáp công ơn với bố mẹ là điều cực kỳ quan trọng mà mỗi người con cần phải làm. Không ít người lầm tưởng phải giàu có, thật thành đạt mới là báo hiếu. Nhưng trên thực tế, điều bố mẹ cần nhất là con cái được sống vui vẻ, hạnh phúc và ngoan ngoãn. Khi về già, họ chẳng còn sức sẽ được con yêu thương, thay nhau quan tâm, chăm sóc tận tình.
Anh em đoàn kết cùng nhau góp tiền xây nhà báo hiếu bố mẹ tuổi già Người ta thường nói "một mẹ có thể nuôi được 10 con, nhưng 10 người con lại không nuôi nổi một mẹ". Thời xưa bố mẹ chỉ làm nông, không được học hành đầy đủ nhưng vẫn gắng sức nuôi các con ăn học nên người. Vậy nhưng khi đã khôn lớn trưởng thành và có gia đình riêng không ít người lại...