Thiếu tiền, Ả Rập Xê Út cắt bớt phúc lợi người dân
Trong khi thế giới đang hướng về căng thẳng mới nhất giữa Ả Rập Xê Út và Iran, nhiều người dân Ả Rập Xê Út lo ngại về “quả bom kinh tế” nước nhà: chính phủ đang cắt giảm một loạt phúc lợi dành cho công dân.
Ảnh: Reuters
Cuộc khủng hoảng tiền mặt mới đây khiến chính phủ Ả Rập Xê Út tăng giá xăng lên 50%. Người dân nước này tích cực xếp hàng để mua xăng trước khi giá cả tăng lên hôm 4.1.
“Họ đã công bố việc cắt giảm các khoản trợ cấp có thể làm tổn thương túi tiền của từng người Ả Rập Xê Út”, cựu Đại sứ Mỹ tại Ả Rập Xê Út Robert Jordan nói. Trước đây, xăng chỉ có giá 16 cent/lít tại đất nước giàu dầu thô. Đây là một trong những mức giá rẻ nhất trên thế giới và nhiều người chạy xe SUV lớn “không có khái niệm về việc tiết kiệm xăng”, ông Joran cho biết.
Theo CNN, việc tăng giá xăng mới chỉ là khởi đầu. Giá điện, nước cũng đang rục rịch đi lên và chính phủ đang giảm bớt chi tiêu vào các tuyến đường, tòa nhà và các công trình cơ sở hạ tầng khác.
Video đang HOT
Chuyện cắt giảm như trên nghe có vẻ là bình thường đối với bất cứ nước nào đang thiếu tiền mặt. Song đối với Ả Rập Xê Út, đây đặc biệt là vấn đề vì phần lớn người dân nước này làm việc trong khu vực công.
Khoảng 75% ngân sách của chính phủ Ả Rập Xê Út đến từ dầu mỏ. Giá dầu đã rơi từ mức 100 USD/thùng vào năm 2014 xuống khoảng 36 USD/thùng ở thời điểm này. Hầu hết các chuyên gia không kỳ vọng giá dầu tăng trong thời gian gần.
Chính phủ Ả Rập Xê Út sử dụng sự giàu có đến từ dầu mỏ để cung cấp nhiều phúc lợi xã hội cho công dân. Một số đặc quyền mà người Ả Rập Xê Út được nhận có thể kể đến: Xăng được trợ giá mạnh. Trước đây một lít xăng giá 16 cent, hiện tại một lít xăng có giá 24 cent; Chăm sóc sức khỏe miễn phí; Miễn học phí; Nước và điện được trợ giá; Không có thuế thu nhập; Khu vực công trả lương cao hơn khu vực tư nhân; Trợ cấp thất nghiệp; Một “quỹ phát triển” cung cấp các khoản vay không lãi suất cho nhiều gia đình mua nhà và kinh doanh.
Hiện tại, Ả Rập Xê Út không đủ sức chi trả cho tất cả phúc lợi xã hội trên. Nước này thâm hụt 100 tỉ USD vào năm ngoái và tình hình được cho là sẽ tương tự, nếu không phải là tệ hơn, trong năm nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Ả Rập Xê Út có thể cạn tiền trong bốn năm hoặc ít hơn, nếu giá dầu dưới ngưỡng 50 USD/thùng.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Ả Rập Xê Út Robert Jordan thì cho rằng Ả Rập Xê Út có thể sẽ phải bắt đầu thu thuế thu nhập hoặc thuế doanh thu. “Một phần của đòn bẩy chế độ này là họ không đánh thuế người dân và do đó, người dân không mong đợi được đại diện. Song một khi họ đánh thuế, bạn có thể nhìn thấy sự gia tăng bất ổn chính trị ở đây”, ông Jordan nhận định.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Ả Rập Xê Út đang ở mức cao là 12% theo con số thống kê chính thức. Song một số chuyên gia cho rằng số liệu thực tế có thể còn cao hơn, vì một số người Ả Rập Xê Út thậm chí còn không tìm việc làm.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nguy cơ xung đột khu vực từ căng thẳng Ả Rập Xê Út - Iran
Trung Đông tiến dần đến leo thang căng thẳng tầm khu vực sau khi Ả Rập Xê Út lôi kéo các đồng minh Hồi giáo Sunni trong cuộc đôi co với Iran.
Biểu tình phản đối Ả Rập Xê-Út trước đại sứ quán nước này ở London, Anh ngày 3.1.2016 - Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn KUNA ngày 5.1 đưa tin Kuwait đã triệu hồi đại sứ tại Iran về nước để phản đối vụ một nhóm quá khích tấn công sứ quán của Ả Rập Xê Út tại Tehran sau khi chính quyền Riyadh hành hình ông Nimr al-Nimr, một giáo sĩ rất có ảnh hưởng của dòng Hồi giáo Shiite.
Để trả đũa, Ả Rập Xê Út quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao cũng như đình chỉ quan hệ giao thương và các dịch vụ hàng không với Iran. Theo Reuters, Bahrain và Sudan cũng có hành động tương tự còn UAE giáng cấp quan hệ với Iran.
Trong khi đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố Ả Rập Xê Út "không thể che giấu tội ác" bằng hành động cắt đứt quan hệ với Tehran. Hiện cộng đồng Hồi giáo Shiite ở nhiều nước tiếp tục xuống đường phản đối vụ xử tử giáo sĩ Nimr, trong khi chính quyền Syria và phong trào Hezbollah ở Li Băng tỏ ra ủng hộ Iran.
Giới phân tích nhận định căng thẳng hiện nay sẽ khiến những cuộc chiến tại Trung Đông thêm trầm trọng. Không những đại diện cho 2 dòng Hồi giáo đối nghịch, Ả Rập Xê Út và Iran còn đang chạy đua trở thành thế lực mạnh nhất khu vực, thông qua việc hậu thuẫn những phe phái kình chống nhau tại Yemen và Syria.
Tờ The Washington Post dẫn lời Giáo sư Mohamad Bazzi thuộc Đại học New York (Mỹ) nhận định: "Tôi không nghĩ sẽ có chiến tranh trực diện nhưng các cuộc chiến giấu mặt sẽ thêm tồi tệ.
Bên này leo thang thì bên kia cũng sẽ leo thang". Bất ổn cũng có thể làm tăng nguy cơ xung đột gần khu vực eo biển Hormuz, tuyến vận chuyển dầu mỏ xuất khẩu quan trọng hàng đầu thế giới, gây ảnh hưởng lên giá dầu đồng thời tác động tai hại đến cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Ngòi nổ cho thùng thuốc súng ở Trung Đông Ả Rập Xê Út đang đứng trước lằn ranh mong manh trong các mối quan hệ quốc tế, theo báo Hayom của Israel. Người dân tại Baghdad, Iraq ngày 4.1 đốt vỏ xe phản đối Ả Rập Xê Út tử hình nhà truyền giáo Nimr al-Nimr - Ảnh: Reuters "Chỉ cần tham khảo các sự kiện của năm 2011 và 2012, với tên...