Thiếu thông tin về quy hoạch dẫn đến “sốt ảo”, đầu cơ, thao túng thị trường đất đai
Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc công bố công khai thông tin quy hoạch ở một số địa phương còn chậm, chưa thường xuyên, liên tục. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễu loạn thông tin, sốt ảo đất đai, đầu cơ, thao túng thị trường đất đai.
Hôm nay (30/5), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, các đại biểu Quốc hội nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội và thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.
Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Lê Thanh Hoàn, đoàn Thanh Hóa bày tỏ tán thành và thống nhất với những nhận định của Đoàn giám sát của Quốc hội về những kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, cơ bản báo cáo đánh giá toàn diện, khách quan về việc triển khai thực hiện Luật Quy hoạch. Đại biểu cũng bày tỏ nhất trí sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội.
Đại biểu Lê Thanh Hoàn, đoàn Thanh Hóa.
Tuy nhiên, đại biểu Lê Thanh Hoàn chỉ ra rằng, một trong những nội dung quan trọng thì chưa được báo cáo rõ với Quốc hội, đó là công tác công bố công khai thông tin quy hoạch đô thị, thu hoạch nông thôn.
“Việc công bố công khai thông tin quy hoạch một số địa phương còn chậm, chưa thường xuyên, liên tục, chưa tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để công khai và cung cấp thông tin quy hoạch có hiệu quả. Trên thực tế cho thấy, công tác công bố công khai thông tin quy hoạch nói chung thực sự còn rất hình thức, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất và quyền xây dựng”, đại biểu Lê Thanh Hoàn nêu rõ.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ lập kế hoạch bảo đảm chất lượng quy hoạch, đại biểu Lê Thanh Hoàn đề nghị Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo cụ thể hơn với Quốc hội vấn đề công khai thông tin quy hoạch.
Đại biểu cho rằng, việc thực hiện công bố, công khai thông tin quy hoạch, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân chưa thực sự được coi trọng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễu loạn thông tin, sốt ảo đất đai, đầu cơ, thao túng thị trường đất đai, gây bất ổn thị trường, khiếu kiện về đất đai dẫn đến mất an ninh trật tự tại một số địa phương. Tuy nhiên, việc xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện được công bố công khai, thông tin chưa được thực hiện nghiêm túc,
Đại biểu Lê Thanh Hoàn đề nghị với Quốc hội, trong dự thảo nghị quyết giám sát của Quốc hội cần bổ sung quy định về biện pháp, chế tài xử lý cụ thể với những trường hợp chậm hoặc không công khai thông tin quy hoạch, bảo đảm những quy định của pháp luật về quy hoạch được thực thi nghiêm túc trên thực tế.
Cần có chính sách phù hợp về nhà ở, đất đai với người dân trong các khu vực quy hoạch
Video đang HOT
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Hà Phước Thắng, đoàn TP.HCM cho rằng, hiện nay trong công tác quy hoạch, bên cạnh việc áp dụng Luật Quy hoạch, còn phải tuân thủ các quy định của Luật có liên quan như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, giữa các luật này còn có các quy định chưa đồng bộ. Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần rà soát để bổ sung, sửa đổi các luật có liên quan đến công tác quy hoạch để đảm bảo tính đồng bộ và khả thi.
Đại biểu Hà Phước Thắng, Đoàn ĐBQH TP.HCM.
Bên cạnh đó, đại biểu Hà Phước Thắng kiến nghị cần có quy định đồng bộ các khái niệm về chức năng đất được quy hoạch giữa quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn và kế hoạch sử dụng đất để đồng bộ, thống nhất, làm cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm đối với các tiêu chí sử dụng đất được duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
Đặc biệt, để đảm bảo hài hòa giữa yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, tăng tính khả thi của các đồ án quy hoạch đô thị và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân trong khu vực có quy hoạch, đại biểu Hà Phước Thắng kiến nghị Chính phủ cần có những chính sách phù hợp về nhà, về đất đối với người dân trong khu vực quy hoạch theo hướng tạo sự công bằng, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống và quyền lợi hợp pháp của người dân, hạn chế điều chỉnh quy hoạch làm ảnh hưởng đến chất lượng đồ án quy hoạch. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo mục tiêu phát triển bền vững.
Đại biểu cũng kiến nghị Chính phủ cần có cơ chế, chính sách thu hút nhiều nguồn đầu tư để đầu tư nhanh vào những khu vực quy hoạch chức năng công cộng như công viên, trường học, bệnh viện để quy hoạch sớm được thực thi, tạo thêm nhiều thiết chế văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế phục vụ cho người dân ngày càng tốt hơn và sớm ổn định cuộc sống của người dân trong khu vực có quy hoạch các công trình công cộng nêu trên.
Còn theo đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, đoàn Lâm Đồng, các quy định hiện nay chưa có tiêu chí hay, hệ thống các giá trị để giúp người dân tham gia đóng góp ý kiến đánh giá cho các đồ án quy hoạch. Những quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân và cộng đồng còn khá chung chung. Vai trò của cộng đồng chưa được quy định rõ, có đến 4 chủ thể liên quan đến quy hoạch là nhà nước, tư vấn, chủ đầu tư và người dân, nhưng luật vẫn chưa quy định rõ biện pháp chế tài nào, nếu ai sai thì bị xử lý ra sao, mức độ xử lý đến đâu. Bên cạnh đó, luật cũng chưa quy định được cơ chế thương thuyết và giải quyết các vướng mắc của người dân nếu người dân chưa hài lòng với cách giải quyết của chính quyền.
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng.
Để thực hiện công tác quy hoạch có hiệu quả, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề xuất các yêu cầu, tiêu chí đặt ra đối với kiến thức, kỹ năng của nhà tư vấn, nhà quản lý khi áp dụng thực hiện các quy trình có sự tham gia của cộng đồng. Việc lấy ý kiến của cộng đồng, cơ chế phản hồi và giải trình trước sự tham gia của cộng đồng cũng cần phải được thể chế hóa.
“Bản quy hoạch tốt nhất là bản quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân, một bản quy hoạch có tính linh hoạt, đáp ứng những yêu cầu mà người dân cho là cần thiết để việc thực hiện lấy ý kiến của người dân được tốt hơn. Do đó, chính quyền các cấp, đội ngũ công chức cần thực sự coi phục vụ người dân là mục tiêu chính trong hoạt động của mình.
Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập quy hoạch không chỉ làm đúng theo đúng quy định của pháp luật về công bố thông tin, lấy ý kiến người dân mà còn tùy thuộc vào tình hình, đặc điểm phân bố dân cư để có biện pháp đưa thông tin đến người dân một cách phù hợp nhất. Cùng một nội dung nhưng cần có kế hoạch tổ chức thông tin lấy ý kiến người dân bằng nhiều hình thức phát khác nhau, phù hợp với từng nhóm dân cư. Việc nghiên cứu phương pháp có sự tham gia của cộng đồng vào công tác quy hoạch là rất cần thiết, góp phần phát triển xã hội theo hướng công bằng, dân chủ và bền vững”, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh khẳng định./.
"Cò" đất tung chiêu trò, giá đất nhảy múa tại khu vực quy hoạch sông Hồng
Sau khi đồ án quy hoạch khu đô thị ven sông Hồng được phê duyệt, giá đất tại những khu vực liên quan đã liên tục "phi mã".
Một số khu vực được cho rằng, chỉ có dân đầu tư "ôm" đất, nhu cầu thực không có.
Khi các cơn sốt đất tại tỉnh, nông thôn vừa tạm hạ nhiệt, thời gian gần đây, giới đầu tư lại xôn xao về thông tin Quy hoạch đô thị sông Hồng. Theo đó, tận dụng cơ hội này, "cò" đất và đầu cơ bất động sản liên tục tung chiêu trò nhằm thổi giá, thậm chí đất không sổ đỏ cũng vào tầm ngắm.
Gần đây, nhiều khu vực liên quan đã có lượng nhà đầu tư quan tâm tăng đột biến, điển hình các khu vực như Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm,... Đáng chú ý, tại các khu vực này, mức giá cũng tăng đáng kể, chỉ trong 1 tuần trở lại đây nhiều mảnh đất đã tăng từ 20 - 30%.
Theo khảo sát, tại khu vực Long Biên, những mảnh đất nằm ở mặt ngõ rộng 4m đã tăng giá lên 45 - 60 triệu đồng/m2, trong khi khoảng 1 năm trước chỉ dao động 25 - 35 triệu đồng/m2. Còn những mảnh đất nằm ở ngõ xe máy chạy cũng đã có mức giá từ 35 - 40 triệu đồng/m2.
Anh Tùng, môi giới bất động sản tại Long Biên cho biết, cuối năm 2020, những mảnh đất nằm ở mặt ngõ 3m tại Cự Khối chỉ có giá khoảng 20 triệu đồng/m2. Đến khi có thông tin tháng 6/2021 sẽ phê duyệt đồ án Quy hoạch sông Hồng thì tăng lên 30 - 35 triệu đồng, còn giờ giá đã tăng lên 45 - 50 triệu đồng/m2. Giá đất tại mặt phố hiện đã đến 120 triệu đồng/m2, những mảnh đất nằm ở mặt ngõ 5m hiện nay được giao dịch với mức giá 70 triệu đồng/m2. Ngay cả đất không sổ đỏ cũng đang được rao bán khoảng 25 - 30 triệu đồng/m2.
"Khoảng 2 tuần trở lại đây đất đã tăng từ 10 - 15 giá. Nhiều người mua từ đầu năm 2022 đến nay cũng đã có lãi, một số đã chốt lời thành công. Tầm tài chính 4 - 5 tỷ giờ chỉ có thể mua được ở mặt ngõ thôi. Còn nếu liều thì mua đất không sổ sẽ được diện tích nhiều hơn. Bây giờ mua có khi tuần sau đã có lãi luôn rồi vì người hỏi mua đang rất nhiều", anh Tùng khẳng định.
Đơn cử, một mảnh đất 72m2 tại khu vực Thạch Cầu, nằm ở mặt ngõ ô tô chạy qua đang được chào bán với mức giá 52 triệu đồng/m2, trước khi phê duyệt đồ án Quy hoạch sông Hồng chỉ khoảng 38 triệu đồng/m2. Theo người bán, nếu thiện chí sẽ chịu hết chi phí thủ tục sang tên đất, còn mức giá đã cứng không giảm.
Anh Phương, người dân tại ngõ Thống Nhất chia sẻ, từ khi có thông tin quy hoạch sông Hồng, cứ mấy ngày lại có người qua khu vực này hỏi mua đất. "Gia đình tôi có mảnh đất để không, rộng hơn 100m2 ở mặt ngõ gần 4m, cuối năm vừa rồi được định giá 35 triệu đồng/m2. Dạo gần đây, nhiều người vào hỏi mua, trả tôi 50 triệu đồng/m2 nhưng tôi không có nhu cầu bán, nên cứ để đấy đã", anh Phương nói.
Ngoài điểm nóng Long Biên, khu vực Đông Anh cũng đang có mức giá tăng nóng. Một số khu vực như Võng La, Hải Bối, Xuân Canh mức giá rao bán cũng đang ở ngưỡng 40 - 55 triệu đồng/m2, tăng khoảng 20 - 30% so với cơn sốt năm ngoài.
Anh Sử, môi giới bất động sản tại Đông Anh cho biết, đầu năm 2021 cơn sốt đất đã đẩy mức giá những khu vực liên quan quy hoạch sông Hồng tăng từ 30 - 40%, lần này tiếp tục tăng thêm 20 - 30%.
"Những người về đây hỏi mua đất đều ở trung tâm Hà Nội. Họ không có nhu cầu ở thực mà chỉ mua đầu tư thôi. Giá đất những khu vực đó tăng nhanh lắm, bây giờ mua ở đấy là muộn rồi. Đất ở mấy khu ven sông Hồng bây giờ cũng toàn của nhà đầu tư, người dân còn đất để không hiếm lắm. Tôi có mấy mảnh đất gần khu vực Vinhomes Cổ Loa, tiềm năng tăng giá ổn định", người môi giới này nói.
Khi được hỏi về giá đất nền tại Đông Anh, anh Sử cho biết, giá đất thổ cư nằm ở mặt ngõ rộng khoảng 2,5m dao động từ 30 - 40 triệu đồng/m2. Những mảnh đất nằm ở mặt đường rộng khoảng 4m, ô tô có thể di chuyển vào được dao động từ 55 - 65 triệu đồng/m2. Đặc biệt, những mảnh đất nằm ở đường lớn, mức giá đã dao động từ 100 - 130 triệu đồng/m2, tùy vị trí, ngang ngửa với những vị trí đẹp tại trung tâm Hà Nội.
Tại Gia Lâm những khu vực như Kim Lan, Văn Đức,... đã trải qua nhiều đợt sốt đất liên tiếp. Thời điểm hiện tại, giá đất theo một số "cò" đất rao bán cũng đang ở mức 40 - 50 triệu đồng/m2 đối với đất nằm ở ngõ 2 - 3m. Mức giá này đã tăng từ 20 - 25% so với đầu năm.
Ông Văn, người dân tại khu vực cho biết: "Dạo gần đây nhiều người tìm về hỏi đất. Thấy môi giới ở đây cứ bảo giá 40 - 50 triệu đồng/m2, nhưng mãi đã thấy bán được đâu. Theo tôi, giá khu vực này chỉ 25 - 30 triệu đồng/m2 còn có người mua, dân ở đây làm gì mua được giá cao thế".
Theo ông Nguyễn Văn Tài, nhà đầu tư lâu năm tại Hà Nội, trong nhiều năm qua, mỗi lần có thông tin mới về Quy hoạch đô thị ven sông Hồng, giá đất tại các khu vực liên quan lại tăng đột biến.
"Khi được quy hoạch bài bản, giá đất chắc chắn sẽ tăng theo hạ tầng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, đường xá vẫn không thay đổi nhưng giá lại tăng một cách vô lý. Hạ tầng còn không kịp theo giá đất tăng. Các thông tin quy hoạch vẫn chỉ đang nằm trên giấy, để triển khai cần có lộ trình và thời gian dài. Theo tôi, chỉ là chiêu trò của "cò" đất và đầu cơ nhằm trục lợi", ông Tài nói.
Nhà đầu tư này nhận định, giá đất tăng cao khiến việc kêu gọi đầu tư, giải phóng mặt bằng trở nên khó khăn. Theo đó, việc triển khai sẽ kéo dài thời gian, chính những người đầu tư đất khu vực này cũng bị ảnh hưởng lớn.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cảnh báo, nhà đầu tư cần tỉnh táo trước những thông tin về quy hoạch, sốt ảo. Nếu "chạy" theo sẽ có nguy cơ bị "nhấn chìm" trong cơn "sốt ảo" và thất vọng khi giá đất trở về mức cũ.
Theo ông Đính, nếu quy hoạch được triển khai đúng tiến độ, thị trường bất động sản cũng như đời sống người dân khu vực này sẽ ổn định và nhiều cơ hội phát triển, thuận lợi. Tuy nhiên, nếu việc triển khai bị chậm thì nhà đầu tư "lướt sóng" cũng cần tính bài toán tránh rủi ro.
Bộ Xây dựng công bố giá đất nền tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, chi tiết đến mức đơn giá của từng dự án. Nhìn chung, giá đất nền cơ bản không thay đổi so với quý III/2021. Tại khu vực miền Bắc, đặc biệt tại Hà Nội, giá đất nền vẫn ở ngưỡng cao, chưa giảm. Trong khi đó,...