Thiếu thẻ hành nghề, nghệ sĩ sẽ không có cát-xê?
Bộ VH-TT-DL vừa công bố Bản dự thảo Thông tư quy định chi tiết việc cấp thẻ hành nghề, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang để lấy ý kiến đóng góp từ công luận.
Việc cấp thẻ hành nghề dự kiến được áp dụng từ năm 2015 nhưng không thể thực hiện. Theo bản dự thảo mới được công bố, việc cấp thẻ dự kiến được áp dụng từ tháng 3/2017.
Ai được cấp thẻ hành nghề?
Dự thảo chia ra 3 đối tượng được cấp thẻ hành nghề, gồm: Các cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu hoặc đang làm việc tại các đơn vị nghệ thuật công lập, ngoài công lập.
Các cá nhân có văn bằng tốt nghiệp về chuyên ngành nghệ thuật, trình diễn thời trang hoặc đạt giải tại các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật; cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước và quốc tế.
Các cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a và b Khoản 1 của Thông tư.
Tuy nhiên, sau khi bản dự thảo Thông tư được công bố, có nhiều luồng dư luận trái chiều xoay quanh các vấn đề: nghệ sĩ hải ngoại có được cấp thẻ hành nghề như các nghệ sĩ trong nước và có đặt ra giới hạn tuổi tác cấp thẻ hay không? Những vấn đề này đều không được nêu rõ trong văn bản của Bộ VH-TT-DL.
Video đang HOT
Trước đó, năm 2012, việc cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ được đặt và việc soạn thảo đề án dự kiến hoàn thành cùng năm nhưng không thành công. Trong suốt thời gian qua, nhiều diễn đàn, hội thảo xoay quanh vấn đề này cũng thường xuyên được tổ chức.
Tháng 12/2015, tại hội thảo “Người mẫu ở Việt Nam: thực trạng và đề xuất”, vấn đề này cũng được đưa ra thảo luận. Tiến sĩ Nguyễn Minh Hoà – thành viên hội người mẫu Việt Nam – cho rằng: “Đã đến lúc nhà nước cần phải công nhận người mẫu là một nghề mưu sinh, ban hành cho nó Mã số, thẻ hành nghề, và người mẫu phải có bằng cấp có giá trị pháp lý không chỉ trong nước và quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đã làm”.
Bộ VH-TT-DL dự kiến sẽ cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ từ tháng 3/2017. Ảnh: TL
Phải qua kiểm duyệt trước khi xuất hiện trên mạng Internet
Những vấn đề xoay quanh việc thu hồi thẻ hành nghề và xử phạt vi phạm cũng được nhiều người quan tâm. Ngoài những chuyện hát nhép, vi phạm thuần phong mỹ tục hay có hành vi làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại trong quá trình biểu diễn… dự thảo cũng đề xuất “treo” thẻ từ 3-6 tháng nếu nghệ sĩ chia sẻ trên Internet những bản ghi âm, ghi hình chưa được phê duyệt nội dung. Nếu quy định này chính thức được phê duyệt, trong thời gian tới, làng nhạc hẳn sẽ vắng bóng những ca khúc vẫn phát hành online nhan nhản như hiện nay.
Chia sẻ cùng Zing.vn, ca sĩ Trọng Tấn cho rằng, việc kiểm tra chất lượng từng sản phẩm âm nhạc là điều cả cơ quan quản lý lẫn người nghệ sĩ nên làm. Theo giọng ca nổi tiếng ở dòng nhạc đỏ, đây không phải việc làm quá khó khăn hay phức tạp, các nghệ sĩ nên hợp tác cùng các đơn vị liên quan để nâng cao chất lượng đời sống văn hóa.
Không có thẻ, sẽ không có cát-xê?
Cũng theo bản dự thảo của Bộ VH-TT-DL, ngoài việc được tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức hoặc nâng cao trình độ, những người tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật dù tự do hoặc thuộc đơn vị nghệ thuật biểu diễn đều phải có thẻ hành nghề, nếu muốn nhận thù lao bằng tiền hoặc các quyền lợi vật chất khác.
Thông tư cũng nêu rõ, kinh phí triển khai việc thực hiện cấp Thẻ hành nghề được lấy từ nguồn ngân sách cấp cho Cục Nghệ thuật Biểu diễn và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ca sĩ Hà Anh – top 6 Sao Mai điểm hẹn 2012 – ủng hộ việc đưa ra các chế tài xử lý vi phạm để tránh chuyện “con sâu làm rầu nồi canh”, gạt bỏ những kẻ hám lợi mà đi ngược lại giá trị nghệ thuật đích thực. Anh cũng chia sẻ thêm: “Vấn đề liên quan đến phạm vi được và không được phép trong lĩnh vực nghệ thuật rất mong manh. Vì đơn giản nghệ thuật là sự sáng tạo mà sự sáng tạo thì không bao giờ nằm trong khuôn phép cả. Nghệ thuật mang sứ mệnh chân thiện mỹ, là phản ánh cuộc sống, là sự thể hiện trao truyền cảm xúc. Nhưng cách nhìn về nó cũng thay đổi theo thời gian. Tôi mong các văn bản liên quan tới thẻ hành nghề sau này sẽ có những điều khoản cụ thể, chính xác giúp anh em nghệ sĩ hiểu rõ hơn từng vấn đề, chi tiết quanh chuyện cấp thẻ hành nghề”.
Theo Zing
Hội nghị biến đổi khí hậu thấy ánh sáng cuối đường hầm
Cuộc họp đêm 11-12 tại Paris - Pháp được đền đáp bằng việc đã nhất trí được nội dung của dự thảo thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu.
Một quan chức Pháp cho hãng tin AP hay dự thảo cuối cùng của thỏa thuận tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) cuối cùng cũng cán đích sau những giờ tranh luận kéo dài tới tận đêm 11-12, thông qua sự chủ trì của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon (trái) và Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tại COP 21. Ảnh: Reuters
Theo quan chức này, dự thảo đang được dịch ra các ngôn ngữ khác trước khi công bố tại phiên họp đặc biệt lúc 11 giờ 30 phút ngày 12-12 (giờ địa phương, tức 17 giờ 30 giờ Việt Nam). Nội dung dự thảo chưa được tiết lộ.
Thông tin trên được các quan chức Liên Hiệp Quốc xác nhận rạng sáng 12-12, theo báo The New York Times (Mỹ). Sau khi được chính thức công bố, dự thảo sẽ được chuyển tới các nhà lãnh đạo thế giới có mặt tại COP 21 hoặc đại diện của họ để bỏ phiếu ngay trong ngày.
Nếu được thông qua, thỏa thuận này còn phải được từng quốc gia tham gia phê chuẩn riêng rẽ.
Trước đó, trong đêm 10-12, một bản dự thảo khác được công bố nhưng bản này chưa giải quyết được những vấn đề then chốt, bao gồm các nước giàu và các nước đang phát triển chia sẻ gánh nặng tài chính trong chống biến đổi khí hậu như thế nào.
Hải Ngọc (Theo AP, New York Times)
Theo_Người lao động
Thay đổi môn Lịch sử là 'sự xáo trộn tận tâm can' Tại phiên chất vấn sáng 16/11 của Quốc hội, đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT trả lời việc tích hợp môn Lịch sử, cũng như đổi mới giáo dục. Có hoãn tích hợp môn Lịch sử? Trước khi đặt câu hỏi, đại biểu Lê Văn Lai gửi lời chúc mừng tới Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận...