Thiếu tá quân đội qua đời hiến tạng cứu 6 người
Thiếu tá Lê Hải Ninh (Ninh Bình) qua đời, được gia đình hiến tim, phổi, thận và giác mạc ghép cho 6 người, trong đó có 2 người miền Nam.
Từ tạng hiến của thiếu tá Ninh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) thực hiện ca ghép phổi đầu tiên từ người cho chết não. Bệnh nhân nhận phổi từ thiếu tá Ninh là anh Trần Ngọc Hanh 54 tuổi người Nam Định. Một quả thận và hai giác mạc của anh Ninh được ghép cho 3 bệnh nhân khác. Riêng trái tim và một quả thận của cố thiếu tá được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy vận chuyển vượt hàng nghìn km vào Sài Gòn. Trái tim của anh được ghép cho một chàng trai trẻ ngụ tại Tiền Giang, còn quả thận ghép cho cô gái trẻ ở Ninh Thuận. Cả hai bệnh nhân này đều có hoàn cảnh khó khăn, không đủ tiền để chi phí cho ca ghép tạng nên được Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ và kêu gọi cộng đồng giúp sức.
Ngày 27/3, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã được Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thăm, chúc mừng bệnh viện cùng bệnh nhân ghép phổi thành công. Sau một tháng được ghép phổi, sức khỏe anh Hanh tiến triển tốt. Phổi ghép đã dần đảm nhận chức năng hô hấp, không xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng về thải ghép, nhiễm khuẩn. Bệnh nhân đang được điều trị chức năng hô hấp, vận động.
Dự kiến anh Hanh sẽ ra viện trong 1-2 tháng tới. Sau khi ra viện, bệnh viện vẫn tiếp tục theo dõi sức khỏe, kê đơn thuốc ức chế miễn dịch cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng thăm, tăng quà bệnh nhân được ghép thận.
Trung tướng Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện 108 cho biết, thiếu tá Lê Hải Ninh được tuyến trước chuyển tới bệnh viện ngày 23/2. Anh bị đột quỵ não xuất huyết dưới nhện lan tỏa, phù não, được hồi sức và điều trị tích cực nhưng tình trạng bệnh quá nặng, được Hội đồng chuyên môn kết luận bị chết não. Gia đình đã bàn bạc và thống nhất đồng ý hiến tạng của anh Ninh để cứu người.
Theo Trung tướng Bàng, đây là nghĩa cử cao đẹp, thiện nguyện, nhân đạo và nhân văn sâu sắc của gia đình thiếu tá Ninh, với quan điểm “Cho đi là còn lại” và “Chết không phải là chấm hết mà cuộc sống vẫn tiếp tục được nối dài”.
Chúc mừng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên từ người cho chết não, Bộ trưởng Ngô xuân Lịch nhấn mạnh ghép phổi từ người cho chết não được đánh giá là kỹ thuật khó nhất trong kỹ thuật ghép tạng hiện nay. Đây là ca ghép phức tạp, khẩn trương, chuyên sâu và nhất là cần sự phối hợp chặt chẽ từ các khâu trong quy trình kỹ thuật.
“Sự thành công này là điều vô cùng hạnh phúc bởi nó đã đem lại sự sống cho người bệnh, không phải là một người mà sẽ là nhiều người bệnh. Nó cũng mở ra một trang mới cho ngành ghép tạng Việt Nam”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ngày 26/2, các kíp kỹ thuật Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã triển khai đồng thời 4 phòng mổ lấy – ghép phổi và các tạng khác. Sau gần 8 giờ, dưới dự hỗ trợ của hai chuyên gia đến từ Pháp, một chuyên gia ghép tạng đến từ Bỉ và hơn 60 y bác sĩ, bệnh viện đã thực hiện thành công ca ghép hai phổi lấy từ người cho chết não.Bệnh nhân được ghép hai phổi trước đó bị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối, thường xuyên phải cấp cứu, thở máy, thở ôxy liên tục. Tình trạng của bệnh nhân rất nghiêm trọng, có thể tử vong bất cứ lúc nào. Ghép phổi là cơ hội duy nhất để giành lại sự sống cho người bệnh.Bệnh viện cũng đồng thời thực hiện ca ghép thận, ghép giác mạc; chuyển giác mạc còn lại ghép cho một bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Quả tim, thận còn lại được bảo quản, vận chuyển bằng máy bay để ghép cho hai bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM.
Theo PV (VNE)
Nhà báo Tạ Bích Loan hiến tặng mô tạng khi chết não
Nhà báo Tạ Bích Loan đã đăng ký hiến mô tạng cho Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia sau khi bị chết não.
Nhà báo Tạ Bích Loan cho biết thực ra chị đã đăng ký hiến mô tạng từ trước đó một thời gian, tuy nhiên Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia mới đây mới chia sẻ với báo chí.
Theo ông Nguyễn Hoàng Phú, PGĐ Trung tâm, hành động đăng ký để hiến mô/tạng sau khi chết/chết não của nhà báo Tạ Bích Loan có sức lan toả rất lớn. Nhờ ý định nhân văn này của nhà báo Tạ Bích Loan cùng các chương trình tôn vinh hành động hiến mô tạng sau khi ra đi, đã có những MC-BTV của VTV đăng ký hiến mô tạng như Hạnh Phúc, Minh Hà, Mai Trang, Hồng Nhung,...
Hành động hiến mô tạng của nhà báo Tạ Bích Loan sau khi qua đời có sức lan toả lớn trong cộng đồng.
Trước đó, MC Minh Hà đã không công khai chia sẻ trên trang cá nhân không để làm màu hay vì bản thân mình mà khẳng định: "Mình phải dũng cảm vượt qua nỗi sợ dư luận, sợ người ác ý xuyên tạc. Mình phải chia sẻ để lan toả thì mới có nhiều người để tâm. Họ để tâm thì mới tham gia".
Còn MC Hạnh Phúc chia sẻ, việc hiến giác mạc khiến cho người ta thêm lạc quan hơn vì khi mình đã chết đi nhưng vẫn làm được việc có ý nghĩa là đem lại cuộc sống mới cho người khác. Mọi người trong gia đình anh đều sống rất tự lập và tôn trọng quyết định, ý kiến của nhau, dù những quyết định của anh ba mẹ ban đầu vẫn còn có một chút gì đó chưa hiểu hết, nhưng anh cũng có giải thích.
BTV Hồng Nhung không khỏi xúc động bày tỏ, ý định về việc hiến mô/tạng của cô đã được cô ấp ủ cách đây 3 năm nhưng vì nhiều công việc khác nhau chưa thể thực hiện. "Câu chuyện về bé Hải An nhắc nhớ tôi về một lời hứa chưa tròn. Dù chưa báo với gia đình trước khi đi đăng ký nhưng may mắn mọi người đều tán đồng. Tôi tin đó là việc nên làm".
Theo Ngân An (VNN)
Người tự nguyện hiến tạng lúc còn sống phải chi 17 triệu đồng Đối tượng hiến mô tạng khi còn sống chủ yếu là nguồn tạng từ người cùng huyết thống và gia đình tự sắp xếp chi phí để xét nghiệm. Thời gian qua, thông tin "tự nguyện hiến tạng phải xùy ra 17 triệu đồng" đã làm xôn xao dư luận. Nhiều người đặt câu hỏi: "Tại sao hiến tạng tự nguyện lại phải...