Thiếu sót trong nhập dữ liệu bệnh nhân ảnh hưởng tới nghiên cứu về virus SARS-CoV-2
Cơ quan Khoa học Quốc gia Australia vừa phát hiện hầu hết các các ca bệnh COVID-19 được ghi nhận trên toàn thế giới mà không có đầy đủ thông tin liên quan.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Bologna, Italy. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một nghiên cứu được công bố ngày 17/11, các nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) đã tiết lộ có tới 95,5% số ca mắc COVID-19 được đưa vào cơ sở dữ liệu về gene của virus corona lớn nhất thế giới có tên gọi là GISAID mà thiếu những thông tin liên quan các bệnh nhân.
S.S.Vasan, đồng tác giả nghiên cứu và là trưởng nhóm Nghiên cứu Nguồn bệnh Nguy hiểm tại CSIRO, cho biết việc thu thập dữ liệu bệnh án của các bệnh nhân COVID-19 là thông tin vô cùng quan trọng để giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự biến đổi của virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Theo ông Vasan, nhóm nghiên cứu đang rất cần những thông tin còn thiếu liên quan đến các chuỗi gene của virus SARS-CoV-2, để có thể giải thích các triệu chứng bệnh khác nhau là do một hoặc nhiều quá trình biến đổi gene ở bên trong virus, hay do các yếu tố của người bệnh như tuổi tác, giới tính và các bệnh đi kèm. Ngoài ra, rất có thể đội ngũ y tế điều trị bệnh nhân biết được những thông tin này, nhưng không đưa vào các kho dữ liệu công như GISAID, trong quá trình nhập dữ liệu.
Đến nay, 200.000 chuỗi gene SARS-CoV-2 đã được đưa vào GISAID, trở thành loại virus có nhiều biến thể nhất trong lịch sử. Theo nghiên cứu của CSIRO, có hơn 100.000 chuỗi gene của SARS-CoV-2 được ghi nhận trong 2 tháng tính đến tháng 11, con số cao nhất kể từ khi loại virus này được phát hiện.
Từ tháng 4, để cập nhật chuỗi gene của SARS-CoV-2 vào GISAID thì thông tin “tình trạng bệnh nhân” là mục bắt buộc phải nhập liệu, nhưng nghiên cứu của CSIRO đã phát hiện ra một số thiếu sót trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đã khiến quy trình này không được thực hiện đầy đủ.
Quỹ phát triển vaccine ngừa COVID-19 do châu Âu khởi xướng nhận quyên góp cao
Hoạt động gây quỹ dành cho công tác nghiên cứu, sản xuất và triển khai vaccine ngừa COVID-19 trên quy mô toàn cầu do Ủy ban châu Âu (EC) khởi xướng đã thu được kết quả ngoài mong đợi.
Nhân viên y tế nghiên cứu để tìm ra vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm bệnh viện ở Bologna, Italy, ngày 15/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Brussels, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen ngày 26/5 thông báo đã có 9,5 tỷ euro được quyên góp từ hoạt động gây quỹ ủng hộ phát triển vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới. Đây là sáng kiến được EC khởi xướng hôm 4/5 cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngành dược phẩm và các quỹ từ thiện trên khắp thế giới.
Trên trang Twitter cá nhân, Chủ tịch EC chia sẻ: "Kể từ ngày 4/5, các chính phủ, các thiết chế, các quỹ từ thiện và các nhà tài trợ đã ủng hộ 9,5 tỷ euro cho công tác đấu tranh chống virus SARS-Cov-2. Một thế giới có tinh thần đoàn kết cao!". Cũng theo bà von der Leyen, đây là thành công lớn của công cuộc gây quỹ nhằm đối phó với đại dịch COVID-19.
Trong diễn biến liên quan đến dịch COVID-19 tại châu Âu, chính phủ Đức ngày 26/5 đã ra quyết định tiếp tục kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội đến ngày 29/6, sớm hơn một tuần so với kế hoạch đưa ra trước đó là ngày 5/7, nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19.
Trong một tuyên bố, Văn phòng Báo chí Liên bang Đức cho biết quyết định trên được đưa ra sau hơn 1 ngày tham vấn và trao đổi ý kiến giữa Thủ tướng Angela Merkel và thủ hiến các bang ở Đức. Theo đó, ngoài việc tiếp tục duy trì giãn cách xã hội đến ngày 29/6, chính phủ Đức cũng sẽ nới lỏng một số hạn chế, như cho phép tối đa 10 người hoặc các thành viên 2 hộ gia đình được gặp nhau ở nơi công cộng từ ngày 6/6. Tuy nhiên, chính quyền các bang cũng có thể tự điều chỉnh quy định về số lượng người ở nơi công cộng dựa theo mức tỉ lệ lây nhiễm cho phép.
Bên cạnh đó, chính phủ Đức và chính quyền các bang cũng yêu cầu người dân tiếp tục tuân thủ và đảm bảo quy định về vệ sinh cũng như giữ khoảng cách tối thiểu 1,5m, đặc biệt khi gặp nhau trong không gian kín. Số lượng người nên tương ứng với kích thước của phòng để đảm bảo không khí lưu thông. Ngoài ra, chính phủ Đức cũng khuyến cáo các cuộc gặp mặt nên được tổ chức ngoài trời do sẽ có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn đáng kể, đồng thời lưu ý trong mọi trường hợp, cần đảm bảo khả năng truy vết những người có mặt trong trường hợp phát hiện người nhiễm.
Theo số liệu thống kê mới nhất, Đức hiện ghi nhận số ca tử vong do dịch COVID-19 thấp hơn nhiều so một số nước châu Âu khác như Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Italy, với khoảng 8.300 trường hợp.
Miền nam Italy tuyên bố chiến thắng Covid-19 Miền nam Italy đã ngăn được Covid-19 lây lan, dù ít được chuẩn bị cho đại dịch hơn miền bắc trù phú, giới chức y tế cho biết. "Chúng tôi đã ngăn chặn được virus lây lan ở các khu vực miền nam", người đứng đầu hội đồng y tế công cộng Italy Franco Locatelli nói với các phóng viên hôm 17/4. "Đây...