Thiếu sót của màn hình Studio Display
Tại sự kiện Peek Performance, Apple đã giới thiệu màn hình Studio Display dành cho người dùng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nó vẫn thiếu đi một vài chi tiết hữu ích.
Màn hình Studio Display có vỏ nhôm, ngoại hình khá giống iMac M1 với kích thước màn hình 27 inch, độ phân giải 5K, độ sáng tối đa 600 nit, hỗ trợ True Tone và dải màu DCI-P3. Thông số của Studio Display khá giống màn hình của iMac 27 inch nhưng có độ sáng cao hơn.
Đây là mẫu màn hình dành cho người dùng chuyên nghiệp của Apple, với giá từ 1.599 USD. Nó được cắt giảm một số chi tiết cao cấp của mẫu màn hình Pro Display XDR nhằm tiết kiệm chi phí.
Studio Display được Apple giới thiệu cùng với Mac Studio.
Tuy nhiên, Studio Display lại thiếu một số tính năng cần thiết. Những điểm yếu này có thể khiến người dùng cảm thấy thực sự hài lòng.
Không hỗ trợ HDR
Apple định vị Studio Display như một màn hình dành cho người dùng chuyên nghiệp. Màn hình sở hữu độ phân giải 5K, hỗ trợ tái tạo âm thanh 3D và webcam 12 MP. Ngoài ra, phiên bản cao cấp hơn của Studio Display cũng được phủ lớp kết cấu nano giống như màn hình Pro Display XDR.
Tuy nhiên, Studio Display lại không hỗ trợ HDR (dải tương phản rộng). HDR (High Dynamic Range) là tiêu chuẩn hình ảnh với nhiều dải nhạy sáng rộng. Tính năng này cho phép màn hình hiển thị hình ảnh rõ nét hơn, đặc biệt là giữa các vùng tối và vùng sáng. Bên cạnh đó, HDR đặc biệt cần thiết cho người dùng làm công việc đồ họa khi nó giúp tái tạo màu sắc trọn vẹn và chân thực.
Tính năng này đã xuất hiện trên màn hình Pro Display XDR. Mặc dù Studio Display có giá rẻ hơn nhưng Apple vẫn định vị sản phẩm này ở phân khúc cao cấp. Do đó, việc thiếu sót tính năng HDR có thể khiến người dùng cảm thấy chưa hài lòng.
Thiếu tính năng ProMotion và tần số quét 120 Hz
Việc thiếu HDR không phải sự thất vọng duy nhất. Studio Display cũng không được trang bị công nghệ ProMotion và tần số quét 120 Hz, thứ đã xuất hiện trên các MacBook Pro mới.
Video đang HOT
Tần số quét cao rất cần thiết cho những người làm về video, quay phim và cả các hoạt động giải trí. Nó giúp cho các chuyển động mượt mà hơn. Bên cạnh đó, tính năng ProMotion sẽ tự động điều chỉnh tốc độ làm tươi của màn hình để thích ứng với nhiều tác vụ khác nhau.
Chân đế đi kèm thiếu linh hoạt
Chân đế đi kèm với Studio Display chỉ cho phép đạt mức nghiêng tối đa 30 độ. Con số này dường như khá nhỏ và có thể gây bất tiện trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra, màn hình cũng không thể điều chỉnh được độ cao thấp. Để làm được điều này, người dùng sẽ phải bỏ thêm 400 USD để sở hữu chân đế có khả năng điều chỉnh độ cao thấp với mức tối đa là 105 mm.
Trước đó, Apple cũng từng gây bức xúc vì bán chân đế đa năng cho Pro Display XDR với giá 999 USD và bộ 4 bánh xe đẩy cho Mac Pro với giá 699 USD.
Mở khóa bằng khuôn mặt Face ID
Studio Display là thiết bị hoàn hảo cho Face ID. Nó có webcam 12 MP, sở hữu tính năng Center Stage và đi kèm con chip A13 Bionic. Tuy vậy, Apple lại không đưa tính năng này tích hợp vào webcam của Studio Display.
Mặc dù vậy, Apple có lý của riêng mình. Trong sự kiện, công ty cũng giới thiệu Magic Keyboard và có sẵn bảo mật vân tay Touch ID trên bàn phím. Do đó, việc bổ sung Face ID là điều không cần thiết.
Tôi chuyển từ điện thoại Android sang iPhone và không muốn quay lại
Dù vẫn tồn tại nhiều hạn chế, iPhone 13 Pro có thể đáp ứng được hầu hết nhu cầu sử dụng của người dùng phổ thông.
*Bài viết được Dân trí lược dịch theo trải nghiệm của cây viết Roland Moore-Colyer từ trang Toms Guide.
Sau khoảng 7 năm sử dụng điện thoại Android, tôi đã quyết định chuyển sang trải nghiệm nền tảng iOS. Tôi đã đổi từ chiếc Google Pixel 6 Pro sang iPhone 13 Pro, và đến nay vẫn chưa có ý định quay trở lại.
Ban đầu, tôi cảm thấy khá lo lắng và băn khoăn về những hạn chế của hệ điều hành iOS. Đồng thời, thiết kế của iPhone 13 Pro cũng không có nhiều thay đổi so với phiên bản tiền nhiệm. Tuy nhiên, chiếc máy này lại khiến tôi rất hài lòng khi sử dụng.
Màn hình tuyệt vời
Từ lâu, màn hình Retina trên những chiếc iPhone vẫn luôn mang đến trải nghiệm sử dụng tốt. Với tấm nền AMOLED mới kết hợp cùng tần số quét 120 Hz, màn hình của iPhone 13 Pro và 13 Pro Max thực sự khiến tôi cảm thấy ấn tượng.
Màn hình của iPhone 13 Pro là một trong những màn hình đẹp nhất trên smartphone hiện tại
Hiện nay, rất nhiều smartphone Android được trang bị màn hình hiển thị có chất lượng cao. Tuy vậy, tần số quét 120 Hz kết hợp với các hiệu ứng chuyển cảnh mượt mà của nền tảng iOS mang lại trải nghiệm thực sự vượt trội.
Dù vậy, vẫn có một điểm mà tôi không hài lòng ở màn hình của máy, đó là tính năng True Tone. Tôi đã tắt nó đi bởi tính năng này khiến cho màn hình đôi khi bị hiển thị sai lệch về màu sắc.
Thời lượng pin ấn tượng
Thời lượng sử dụng pin là điều tiếp theo khiến tôi cảm thấy rất hài lòng về chiếc iPhone 13 Pro. Thông thường, chiếc điện thoại này có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của tôi trong cả một ngày dài, từ sáng cho tới đêm khuya.
Thậm chí, trong một số trường hợp, máy vẫn còn hơn 30% dung lượng pin cho đến tận sáng hôm sau. Đây là điều mà những chiếc điện thoại như Google Pixel 6 Pro hay Oppo Find X3 Pro không thể làm được.
Để có được điều này, Apple đã tối ưu rất tốt thiết bị của hãng. Cụ thể, khi sử dụng 5G trên những chiếc điện thoại Android, máy sẽ nóng lên rất nhanh, từ đó làm giảm thời lượng sử dụng pin nhanh hơn. Tuy nhiên, tình trạng này lại không hề gặp phải khi tôi sử dụng iPhone 13 Pro.
Camera ổn định
Bạn sẽ không thể đánh giá một chiếc iPhone Pro mà không đề cập đến camera. Nói một cách ngắn gọn, bộ 3 camera trên iPhone 13 Pro làm rất tốt nhiệm vụ của nó khi mang lại những bức ảnh với màu sắc, chi tiết và độ tương phản tốt.
Camera trên iPhone 13 Pro có thể chụp ảnh tốt trong hầu hết các trường hợp
Những bức ảnh chụp từ camera của iPhone 13 Pro đều khiến tôi cảm thấy hài lòng. Trên thực tế, camera của Google Pixel 6 Pro có thể nổi bật hơn trong một số trường hợp. Tuy nhiên, mẫu máy này lại tốn khá nhiều thời gian để xử lý hình ảnh sau khi chụp, trong khi điều này hoàn toàn không gặp phải trên iPhone 13 Pro.
Giao diện chụp ảnh cũng được thiết kế rất đơn giản, trực quan. Tôi chỉ cần đưa máy lên, bấm chụp và mọi thứ còn lại chiếc iPhone sẽ tự động xử lý để đưa ra một bức hình tốt nhất. Đây là trải nghiệm mà không phải chiếc điện thoại nào cũng có thể làm được.
Chất lượng hoàn thiện sản phẩm
Trong nhiều năm, các sản phẩm của Apple vẫn luôn được biết đến với mức độ hoàn thiện cao. Dù ngoại hình của iPhone 13 Pro không có nhiều khác biệt so với thế hệ tiền nhiệm, mẫu máy này vẫn ghi điểm với tôi nhờ thiết kế chắc chắn, sang trọng.
Tôi khá thích phiên bản iPhone 13 Pro vì kích thước vừa phải của máy. Màn hình 6,1 inch không quá lớn để gây ra cảm giác khó chịu, nhưng vẫn đủ không gian để tôi có thể thoải mái sử dụng khi di chuyển. Thiết kế màn hình phẳng của máy cũng rất đồng nhất với hệ điều hành iOS 15.
Hệ sinh thái
Tôi hiểu rằng iOS là một nền tảng đóng và nó sẽ có rất nhiều hạn chế khi so với Android. Dù vậy, ở một góc độ khác, hệ điều hành của Apple lại mang đến trải nghiệm tương đối đơn giản, dễ làm quen và sử dụng.
iOS là một nền tảng đóng, nên sẽ có nhiều hạn chế hơn so với Android
Tôi không phải là một người lần đầu sử dụng iOS. Chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của tôi là iPhone 4S và tôi cũng từng sử dụng iPad Mini. Khi bắt đầu sử dụng iPhone 13 Pro, tôi đã nhanh chóng nhận ra sự quen thuộc này.
Tôi có thể dễ dàng ghép nối iPhone 13 Pro với một chiếc iPad và tai nghe AirPods Pro của mình. Mọi thao tác kết nối hay truyền dữ liệu đều chỉ diễn ra trong vài lần chạm. Đặc biệt, bạn sẽ không cần phải tải thêm bất cứ ứng dụng nào khác để làm những việc này.
Tôi không chắc rằng mình sẽ gắn bó lâu dài với nền tảng iOS. Tuy nhiên, có thể sẽ rất lâu nữa mới xuất hiện một chiếc điện thoại Android đủ khả năng khiến cho tôi từ bỏ iPhone 13 Pro của mình.
Apple sắp ra mắt màn hình siêu nét Apple Studio Display là mẫu màn hình chuyên nghiệp tiếp theo của Táo khuyết với độ phân giải 7K và vi xử lý A13 Bionic. Đã hai năm từ thời điểm Apple giới thiệu mẫu màn hình chuyên nghiệp Pro Display XDR. Các tin đồn gần đây cho thấy dòng màn hình tiếp theo của Táo khuyết đang được phát triển. Nguồn tin...