Thiếu răng không chỉ là vấn đề thẩm mỹ
Thiếu răng là một bệnh lý thường gặp và là một bất thường phát triển ở người. Thiếu răng được định nghĩa là bất thường về số lượng răng do không có sự phát triển của một hay nhiều mầm răng. Trong đó, phần lớn các trường hợp thiếu bẩm sinh dưới 6 răng.
Bình thường mỗi người đều có khoảng 20 răng sữa và sau đó các răng sữa này sẽ được thay thế bởi các răng vĩnh viễn. Trung bình có khoảng 28 – 32 răng vĩnh viễn, tuy nhiên, đôi khi có những người thiếu rất nhiều răng, thậm chí không có răng, hình thể các răng rất bất thường, răng nhọn nên trong dân gian hay gọi là răng “ma cà rồng”.
Thực tế đây là một hiện tượng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau. Một trong những hội chứng hay gặp và có biểu hiện này đó là hội chứng loạn sản ngoại bì thiếu tuyến mồ hôi (trong dân gian đôi khi còn gọi là bệnh không răng).
Dấu hiệu nhận biết
Trẻ thiếu hoặc giảm bài tiết mồ hôi do vậy không thích nghi được với khí nóng, cần có các điều kiện đặc biệt như ở trong phòng có máy điều hòa. Hiện tượng này có thể là nguồn gốc của tăng thân nhiệt dẫn đến các tai biến không thể tránh được: ít tóc, tóc mảnh, khô, móng dày, da mỏng và khô, không có răng.
Trẻ đã quá tuổi mọc răng nhưng không có răng. Hình thể răng bất thường, răng cửa và răng nanh hình côn, hay gặp hiện tượng taurodontisme ở các răng hàm, các răng hàm dưới bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các răng hàm trên. Mất cân đối mặt.
Da vùng quanh mắt bị khô và nhiễm sắc, trán cao, mũi hình yên ngựa, giọng nói khều khào và môi dày, có vẻ lộn ra ngoài, má hóp. Có thể có tổn thương nhãn cầu, bộ máy tiêu hóa và phổi kèm theo. Ngoài ra, đối với các bệnh nhân mắc hội chứng này thì tần suất mắc các bệnh như suyễn, eczema và khô da cao hơn hẳn. Lưu lượng nước bọt cũng giảm nhiều.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tâm lý: Bệnh nhân thường mặc cảm, xấu hổ vì không có răng, tóc ít… ảnh hưởng đến việc học hành và hòa nhập xã hội. Hơn nữa, nếu bệnh nhân trong tình trạng mặc cảm nặng nề và kéo dài lâu sẽ chuyển thành trạng thái trầm cảm, có thể khiến quá trình điều trị khó khăn hơn.
Trên phim Xquang, các mốc giải phẫu bị thay đổi, lỗ cằm, ống dây thần kinh răng dưới có thể nằm ngay trên sống hàm. Bệnh nhân có nhiều dấu hiệu của người mất răng toàn bộ không được làm răng giả và các triệu chứng kém phát triển sọ mặt do không có răng.
Xét nghiệm di truyền phân tử: Bệnh thường do đột biến gene EDA, do vậy trước các bệnh nhân này, bác sĩ nên cho làm các chẩn đoán về gene phân tử để chẩn đoán xác định là trẻ mắc bệnh do đột biến hay di truyền. Trong trường hợp di truyền thì cần phải chú ý vấn đề tư vấn di truyền trước khi quyết định sinh con tiếp theo.
Phải làm gì?
Cần có sự phối hợp giữa các chuyên ngành răng hàm mặt, nội khoa, da liễu và tâm lý trong điều trị.
Cần chú ý nhiều đến vấn đề can thiệp dự phòng, bảo tồn các răng hiện có tránh mắc các bệnh như sâu răng, viêm lợi. Làm các hàm giữ khoảng cách, phục hình để đảm bảo các chức năng của răng sữa: ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ, kích thích sự phát triển của xương hàm,… Phục hình vĩnh viễn: việc phục hình vĩnh viễn cho các trẻ tương đối phức tạp, do vậy trẻ cần được khám định kỳ và có kế hoạch điều trị kịp thời và phù hợp. Với các trường hợp này, implant có thể được cấy ghép ngay từ khi 7 – 8 tuổi.
Cách giữ ấm cơ thể cho người già trong thời tiết lạnh giá
Hạ thân nhiệt rất dễ xảy ra ở người cao tuổi trong thời tiết lạnh giá và có thể dẫn đến những nguy hiểm về sức khỏe.
Hạ thân nhiệt là một vấn đề phổ biến trong mùa đông. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nguy hiểm về sức khỏe, trong đó có thận và gan. Vì người cao tuổi rất dễ giảm thân nhiệt, nên cần có các biện pháp để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông lạnh giá. Dưới đây là các biện pháp giúp cho cha mẹ bạn luôn ấm áp trong thời tiết khắc nghiệt này:
Giữ nhiệt độ trong nhà luôn ấm áp
Những người lớn tuổi có sức chịu lạnh kém hơn. Vì vậy người già nên tránh đi ngoài khi không cần thiết, đặc biệt là vào ban đêm. Đóng cửa để tránh gió lùa và có thể sử dụng máy sưởi trong phòng.
Tích cực hoạt động thể chất
Thời tiết lạnh sẽ khiến chúng ta lười hoạt động và chỉ muốn nằm trong chăn ấm. Tuy nhiên cần phải duy trì hoạt động thể chất để đảm bảo sức khỏe. Đi lại hay tập các bài tập nhẹ nhàng trong nhà, giúp người già tránh được tình trạng cứng khớp, mệt mỏi và duy trì sự lưu thông máu.
Dùng nước tắm ở nhiệt độ thích hợp
Không chỉ người già, tất cả đều nên sử dụng nước ấm để tắm trong mùa đông lạnh giá.Nhưng hãy chắc chắn rằng không sử dụng nước quá nóng, ngay cả khi trời bên ngoài rất lạnh. Sử dụng nước nóng có thể làm thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, khiến chúng ta dễ bị ốm. Sử dụng nước quá nóng cũng có thể dẫn đến tình trạng khô da. Vì vậy, hãy đảm bảo sử dụng nước ấm trong khi tắm vào mùa đông.
Thận trọng khi sử dụng máy sưởi
Nếu sử dụng lò sưởi hay máy sưởi, hãy đảm bảo rằng căn phòng có hệ thống thông gió tốt. Hệ thống thông gió kém có thể làm tăng mức khí carbon monoxide trong phòng, gây nguy hiểm cho sức khỏe của những người già.
Uống đủ nước
Vào mùa đông, chúng ta thường không cảm thấy khát nước do đó sẽ uống rất ít nước. Điều này có thể khiến cơ thể chúng ta bị mất nước. Vì vậy, hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể và uống nước ấm, thay vì nước để ở nhiệt độ phòng.
Trong những ngày thời tiết trở lạnh, ngoài việc giữ ấm cho cơ thể, những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, chất dinh dưỡng, sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các món ăn có thể thêm một số gia vị như ớt, quế, hạt tiêu, mật ong, gừng... cũng giúp giữ ấm cơ thể./.
Dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin C Nướu sưng, dễ ra máu, đau khớp, mệt mỏi nhiều, dễ bị ốm và tóc khô, dễ gãy rụng là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu vitamin C. Nướu sưng, ra máu: Vitamin C chịu trách nhiệm duy trì sức khoẻ của nướu. Nếu không có đủ lượng vitamin C, khả năng cao bạn sẽ bị viêm lợi vả...