Thiếu phụ bắt cháu lao xuống vực vì mâu thuẫn chị em dâu
Trong vụ thảm án này, mối quan hệ chị em bạn dâu không êm đẹp đã dẫn đến thảm cảnh người bác dâu bắt cóc hai đứa cháu của mình rồi kéo theo chúng lao xuống vực sâu hơn 100m.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Bắt cóc 2 cháu vì “chuyện giời ơi đất hỡi”
Chuyện đã xảy ra hơn 3 năm nhưng những ký ức hãi hùng chưa một ngày phai mờ trong tâm trí những “người trong cuộc”. “Nhân vật” chính trong mối quan hệ chị em dâu này là chị Lê Thị Hồng Thủy (SN 1976) và chị Nguyễn Thị Chính (1975, cùng ngụ Tổ 13, đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).
Từ khi cùng về làm dâu trong một đại gia đình (chị Thủy lấy người anh, chị Chính lấy người em ruột), giữa chị Thủy và chị Chính không tránh khỏi có những lúc hục hặc, không hài lòng với nhau về lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử, tuy nhiên đó đều là những chuyện vặt vãnh không có gì đáng nói.
Có điều, tất cả mọi người đã không để ý đến một điều quan trọng đó là trong cuộc sống thường nhật, chị Thủy đôi khi có những lời nói, hành vi thể hiện sự bất bình thường về đầu óc nên những điều không vui đối với người bình thường chỉ là chuyện quá đỗi… bình thường, còn với chị Thủy thì chúng là những điều không thể chấp nhận và chị luôn để bụng.
Bi kịch xảy ra vào ngày 24/5/2009. Hôm đó, con của chị Thủy sang nhà chị Chính chơi với con nhà chị Chính. Đám trẻ nô đùa một hồi thì xảy ra cãi cọ, bắt nạt lẫn nhau. Xót con, người lớn đâm ra to tiếng và chị Thủy đã nổ ra cuộc cãi vã với chị Chính. Chuyện chỉ có như vậy nhưng trước lúc đưa con về, chị Thủy đã dọa sẽ… giết con chị Chính.
Lời dọa dẫm này chỉ khiến chị Chính thêm ghét người chị dâu của mình chứ không để tâm vì suy cho cùng thì mâu thuẫn giữa hai chị em đến từ một điều quá nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Sự việc tưởng như chỉ dừng lại ở việc hai gia đình bất hòa, thế nhưng, những hành động tiếp theo của chị Thủy đã khiến cả nhà chị Chính phát hoảng. Sáng hôm sau – 25/5/2009, chị Thủy “đột xuất” đón hai con của chị Chính là cháu Nguyễn Quốc Thắng (SN 2004) và Nguyễn Quốc Toàn (SN 1998) từ nhà trẻ và trường tiểu học mà không báo lại cho ai.
Thường ngày, anh Nguyễn Minh Hải (SN 1970, chồng chị Chính) làm nghề chạy xe thồ nên đi suốt, còn chị Chính cũng hiếm khi ở nhà vì bận đi chợ cá. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên cặp vợ chồng này phải nhờ ông nội đưa đón và trông giúp hai con. Ông nội cho hay chị Thủy đã đón hai đứa bé, vậy nhưng đến quá trưa vẫn chưa thấy ba bác cháu về nhà.
Chờ đợi mà lòng như lửa đốt, nhưng ai nấy đều tự trấn an mình rằng: “Chắc hai cháu được bác dâu đưa đi chơi rồi chiều tối sẽ về nhà”. Nhưng đến tối muộn vẫn không thấy bóng dáng các con, vợ chồng chị Chính lúc này mới tá hỏa khi nhớ lại lời dọa dẫm của chị Chính. Sau khi cuộc tìm kiếm do đại gia đình tiến hành không đem lại hiệu quả, thông tin hai cháu bé bị chị Thủy dắt đi được báo lên Công an phường Vĩnh Hòa.
Video đang HOT
Cháu Nguyễn Quốc Toàn
Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn
Khoảng 10h ngày 26/5/2009, tình hình trở nên nghiêm trọng khi ngư dân câu mực ở Bãi Dài (địa phận Cam Lâm, Khánh Hòa) phát hiện 2 xác chết dạt vào bờ biển, gồm 1 phụ nữ và 1 cháu bé. Vào cuộc điều tra, cơ quan công an phát hiện ra một sự thật đau xót: Hai nạn nhân chính là chị Lê Thị Hồng Thủy và cháu Nguyễn Quốc Thắng, tử vong do ngạt nước vào khoảng giữa đêm 25/5 đến rạng sáng 26/5.
Mở rộng điều tra trên đoạn đường từ TP.Nha Trang sang huyện Cam Lâm, công an phát hiện xe máy của chị Thủy nằm trên điểm cao nhất đèo Cu Hin, nơi cách mặt biển hơn 100m. Cơ quan điều tra nghi ngờ đây là điểm chị Thủy và 2 cháu bé rơi xuống biển. Nhưng xác của chị Thủy và cháu Thắng đã trôi vào bờ, còn tung tích cháu Toàn vẫn biệt tăm nên các điều tra viên Công an TP.Nha Trang và công nhân làm đường đã tích cực tìm kiếm cháu Toàn trong điều kiện địa hình phức tạp.
14h45 cùng ngày, Trung úy Nguyễn Ngọc Bình phát hiện cháu Nguyễn Quốc Toàn bị thương, đang ngồi trong 1 hốc đá cách mép biển khoảng 3m, vách đá khá hiểm trở nên anh không thể tiếp cận.
Sau 2 tiếng đồng hồ tìm đủ mọi cách để đưa Toàn ra khỏi vách đá mà không được, cuối cùng cơ quan chức năng phải nhờ đến sự trợ giúp của nhóm công nhân Công ty Yến sào Khánh Hòa đang giữ đảo Rạng Đông gần đó, cháu Toàn mới được cứu khỏi hốc đá.
Ngay lập tức, Toàn được đưa về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cấp cứu. Tình trạng của Toàn lúc đó khá nguy cấp vì cậu bé bị đa chấn thương, đầu bị phù nề, lồng ngực bị trầy xước, gãy đầu dưới xương quay tay phải, gãy xương bàn số 2, 3, 4 chân phải.
Chị Chính cùng gia đình lúc ấy ai nấy đều thất kinh khi nghe nhiều tin dữ đến cùng một lúc. Chân tay chị bủn rủn, chị được đưa đến bệnh viện thăm con trong tình trạng hoảng loạn. Ai chứng kiến cảnh người mẹ khóc thương con lúc ấy cũng phải đau lòng. Rất may sau đó Toàn hồi phục nhanh chóng.
Vết sẹo lớn trên đầu cháu Toàn
Vượt qua nỗi đau
Chị Chính kể về quãng thời gian mà cả gia đình phải sống trong sợ hãi. Một lúc mất đi hai người thân, đứa con may mắn sống sót thì trong tình trạng nguy kịch nên cả nhà cứ thấp thỏm lo âu.
“Thời gian đầu sau khi các vết thương đã lành, cháu nó (tức cháu Toàn – PV) bị ảnh hưởng tâm lý nhiều lắm. Nhiều lúc cháu ngồi co rúm một chỗ và ít nói hẳn đi so với trước kia. Khi đến trường, sức học và tiếp thu bài của cháu cũng tụt giảm nghiêm trọng, chúng tôi bị cô giáo mời lên suốt. Thi thoảng những lúc trái gió trở trời cháu nó lại kêu đau đầu. Có lẽ vì di chứng của những vết thương”, chị Chính bộc bạch.
Sự việc đã qua đi hơn 3 năm và đến nay cháu Toàn đã chuẩn bị vào học lớp 9. Nhắc lại chuyện cũ, Toàn cho biết: “Hôm đó cháu học hết tiết 1 (khoảng 8h hơn) thì bác Thủy đến đón. Khi đó, cháu thấy em Thắng đã ngồi sau xe bác ấy rồi. Bác Thủy bảo hai anh em cháu lên xe để bác chở đi gặp mẹ. Cháu thấy quãng đường về nhà hôm đó sao mà dài và lạ thế nhưng lại nghĩ rằng chắc mẹ đang ở xa nên bác mới đưa đi đường này…”.
Thế là hai đứa trẻ, một 11 tuổi, một 5 tuổi, được người bác dâu đưa đến nghỉ ở một phòng trọ tại huyện Cam Lâm. Trưa hôm đó, chị Thủy mua cơm cho hai đứa ăn rồi chơi ở đó đến chiều. Khoảng gần 6h tối, chị Thủy bảo hai cháu lên xe để “bác chở về nhà”. Đi vòng quanh một hồi, người bác chở hai cháu lên điểm cao nhất đèo Cu Hin thì dừng xe và nói: “Xuống xe, chỗ này có bọn “xì ke” (nghiện hút ma túy – PV), phải đi trốn không bọn nó bắt”.
Tin lời bác, hai đứa trẻ được bác dắt ra mỏm đá, Toàn trượt chân ngã xuống trước và rơi vào vách đá ngất đi. Còn chị Thủy và cháu Thắng sau đó cùng “rơi” xuống biển từ độ cao hơn 100m.
Khi Toàn tỉnh lại, trời đã sáng, toàn thân Toàn không cử động được, cậu bé chỉ biết khóc. Bữa ăn cuối cùng của Toàn là từ trưa hôm trước, cái đói, cái khát tiếp tục hành hạ cậu bé. May sao, bên cạnh khe đá có chút nước chảy ra, Toàn đưa tay hứng uống vội để cầm cự. Nếu mọi người không kịp thời phát hiện, cậu bé sẽ không thể tranh đấu lâu thêm với tử thần trong tình trạng yếu ớt, hoảng loạn như vậy…
Thời gian đã qua đi, dù những nỗi đau vẫn còn nguyên theo năm tháng nhưng vợ chồng chị Chính đang ngày ngày nỗ lực vượt khó khăn, dồn hết sức mưu sinh để kiếm tiền nuôi cháu Toàn ăn học. Hiện tại, cháu Toàn cũng đã dần hồi phục lại sức học, 2 năm gần đây đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Hy vọng thời gian qua đi sẽ xóa nhòa những ký ức đau buồn của cậu học sinh nghèo trên mình vẫn còn mang đầy sẹo…
Theo PLVN
9 người sống trong ngôi nhà mất điện, mất nước giữa mùa hè
Qua đường dây nóng 0985.57.88.55, chúng tôi nhận được phản ánh của ông Ngô Ngọc Sơn về việc gia đình ông đã 1 năm nay phải sống trong cảnh mất nước, mất điện. Đặc biệt, những ngày hè nóng nực này, gia đình ông hết sức cực khổ.
Nhà dọa sập phải cải tạo
Đã gần 1 năm, gia đình ông Ngô Ngọc Sơn (SN 1957, ở số 6 phố Quang Trung, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) phải sống trong cảnh không có điện, nước. Cuộc sống sinh hoạt hết sức cực khổ. Đặc biệt, trong những ngày hè oi bức, việc sinh hoạt của bản thân ông Sơn cùng 9 người khác sinh sống trong căn phòng chỉ rộng 32,7 m2 không có ánh sáng và nguồn nước sinh hoạt quả thật là một điều khủng khiếp.
Qua tìm hiểu, PV được biết, ngôi nhà của gia đình ông Ngô Ngọc Sơn đang ở vốn là ngôi nhà thuê nằm trong khu tập thể, hiện đang đứng tên mẹ ruột của ông Sơn là bà Đinh Thị Đích (SN 1935). Trước đây, ông Sơn cùng vợ và con ở chung với bà Đích trong ngôi nhà này một gian dài.
Đến năm 2007 nhà được thanh lý theo Nghị định số 61/CP, lúc này, ông Sơn đã bỏ tiền ra để đóng tiền thanh lý và mua thêm một phần đất (khoảng 50m2) để mở rộng diện tích sinh hoạt cho gia đình, nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ông Sơn vẫn để tên mẹ ruột của mình là bà Đinh Thị Đích.
Căn nhà xập xệ của ông Sơn có nguy cơ đổ khiến ông Sơn phải vay mượn tiền để sửa chữa
Do căn nhà nơi ông Sơn sinh sống có tuổi thọ lâu đời, xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sập trong mùa mưa bão và thực tế đã từng bị sập một phần tường nhà gây vỡ đồ đạc nên phòng Tài nguyên và Môi trường đã gửi công văn xuống gia đình ông Sơn để động viên kịp thời sửa chữa, đảm bảo an toàn tính mạng cho gia đình ông, nhất là trong mùa mưa bão. Cùng thời gian này, bà Đích bất ngờ ốm nặng và bị "cấm khẩu", ông Sơn buộc phải đưa mẹ đến ở nhờ nhà em trai là Ngô Thành Nam ở ngõ 1 Mai Trai, phố Quang Trung, thị xã Sơn Tây , Hà Nội). Sau đó ông tiến hành sửa chữa nhà, số tiền sửa nhà ông Sơn cũng đều phải vay mượn, vì bản thân ông cũng mắc bệnh tật, lao phổi nặng và suy tim cấp độ 4, từ lâu đã không đủ sức khỏe để lao động.
9 nhân mạng sống không điện, nước
Cùng với việc tu sửa phần ngôi nhà chính 32,7 m2, ông Sơn cũng đã tiến hành dựng 4 cột gỗ và lợp mái tôn cho phần cho phần đất mở rộng sau khi mua thanh lý để làm chỗ bán hàng, kiếm kế sinh nhai nuôi gia đình. Tuy nhiên, sau khi ông Sơn làm xong, bất ngờ, những người anh em ruột của ông Sơn đã làm đơn ra UBND phường Quang Trung và yêu cầu ông Sơn phải tháo dỡ toàn bộ ngôi nhà vừa tu sửa.
Sau khi tiếp nhận đơn, phía UBND phường Quang Trung đã ra quyết định gia đình ông Sơn phải tháo dỡ công trình dù biết gia đình ông chỉ có duy nhất một chỗ ở này, ông cũng là người đã bỏ tiền ra để mua lại mảnh đất thanh lí, nếu ông Sơn không thực hiện sẽ tiến hành cưỡng chế.
Trong khi sự việc chưa được giải quyết triệt để, đến năm 2011, phía UBND phường Quang Trung đã tiến hành cắt điện và nước của gia đình ông Sơn khiến gia đình ông lâm vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan".
Từ khi mất điện, và nước, hàng ngày, 9 nhân khẩu trong gia đình ông Sơn hiện đang sống trong căn nhà 32,7 m2 sinh hoạt hết sức cực khổ. Bà Vũ Thị Thanh (SN 1966) vợ ông Sơn mỗi ngày đều phải đi xin nước từ nhà hàng xóm để có nước sinh hoạt. Một thời gian dài, 9 người sống trong cảnh tối tăm tù mù vì thiếu ánh sáng.
Bà Thanh dùng xô đi xách nước về để sinh hoạt
Đặc biệt, trong những ngày hè nóng bức, việc sinh hoạt của ông Sơn cùng vợ và con, cháu gặp nhiều khó khăn. Thương vợ, con và mấy đứa cháu nhỏ còn đang học hành, Ông Sơn đã phải dòng dây điện đi xin điện từ nhà hàng xóm, nhưng giá điện cao, kinh tế gia đình không mấy khá giả nên mỗi tháng việc chi trả tiền điện, nước sinh hoạt cũng là một điều không mấy dễ dàng với gia đình ông Sơn.
Liên quan đến vụ việc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thắng, Chủ tịch UBND phường Quang Trung, ông Thắng cho biết: "Việc yêu cầu tháo dỡ nhà số 6, Quang Trung, thị xã Sơn Tây, Hà Nội là do anh em ruột nhà ông Sơn làm đơn kiện. Nếu không chúng tôi cũng không tháo dỡ làm gì".
Khi PV, đặt câu hỏi về việc cắt điện, nước sinh hoạt của gia đình ông Sơn , ông Thắng cho biết việc làm này là căn cứ vào quy định của pháp luật khi tiến hành cưỡng chế. Đến khi nào ông Sơn tiến hành tháo dỡ xong sẽ khôi phục lại điện, nước.
Hiện tại, ông Sơn vẫn đang có sự hòa giải với những người anh em ruột của mình trong gia đình để có thể đi tới thống nhất trong việc sửa chữa ngôi nhà ông đang ở. Tuy nhiên, việc gia đình ông Sơn bị cắt điện, nước sinh hoạt đã gần 1 năm, lại đang trong mùa nắng nóng gay gắt đang đẩy gia đình ông đến thảm cảnh cùng cực.
Lê Tú
Theo Infonet.vn
Rộ nạn tín dụng đen - Bài 2: Thêm nhiều người tố cáo Phạm Giang Bắc Theo nạn nhân, Bắc cho vay với lãi suất 150%, trễ nộp một ngày phạt thêm 5%. Như đã nói trên số báo trước, Phạm Giang Bắc (ngụ phường Hố Nai) là một trong những tay cho vay nặng lãi tồn tại nhiều năm nay ở TP Biên Hòa. Tuy nhiên, khác các đối tượng cho vay nặng lãi thông thường, khi cho...