Thiếu nước sinh hoạt, phải dùng nước sông
Nắng nóng kéo dài, nguồn nước giếng cạn kiệt, hàng trăm hộ dân ở huyện Ia Hdai (Kon Tum) hiện đang đối diện với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhiều nơi người dân phải lấy nước sông về sử dụng.
Nhiều gia đình ở huyện Ia Hdai phải dùng nước đóng bình để sinh hoạt hàng ngày – Ảnh: Ngô Xuân
Anh Lê Văn Cao, công nhân tại Nông trường cao su Suối Cát trú ở thôn 2, xã Ia Dom cho hay, từ tháng 1 đến tháng 5 âm lịch năm nào cũng thiếu nước sinh hoạt.
Đưa chúng tôi đến nhìn cái giếng đào tại đây, anh Cao bảo tất cả những giếng nước đào vào thời điểm này phần lớn cạn khô, riêng cái giếng này còn ít nước là nhờ ở sát dòng suối Cát. Còn các giếng khoan thì khó khăn muôn phần, do chi phí cao và phải khoan sâu hàng chục, thậm chí đến cả trăm mét mới có mạch nước ngầm.
Vào nhà nào ở các xã Ia Tơi, Ia Dom và Ia Dai của huyện Ia Hdai, chúng tôi chứng kiến rất nhiều gia đình sử dụng nước uống đóng bình.
Video đang HOT
“Tắm, giặt thì ra sông, suối, còn uống, ăn thì mua nước đóng bình về dùng, nhưng rất dè xẻn “, một người dân ở xã Ia Dom giải thích. Theo đó, cứ một bình nước 20 lít có giá 12.000 – 15.000 đồng, một gia đình có từ 4 – 6 khẩu sử dụng khoảng 20 – 30 lít/ngày.
Những gia đình thu nhập thấp không thể sử dụng nước đóng bình, phải xoay qua dùng nước sông, nước suối. Thế nhưng, nước sông vùng nam Sa Thầy lại đục ngầu, còn dòng suối bên cạnh xã Ia Dom cũng cạn tới đáy.
Chị Phạm Thị Hạnh đang trú tại thôn 3, xã Ia Dal cho biết, những năm trước khi nước khô cạn, người dân ở đây lấy suối Lau để tắm, giặt và kể cả nấu ăn, uống. Gần đây, ở khu vực phía trên dòng suối, do người ta vứt rác thải bừa bãi nên rác theo nước chảy về rất mất vệ sinh, nhiều người không dám dùng nước suối nữa.
Phó chủ tịch UBND xã Ia Dal, ông Hà Văn Lý cho biết: Hiện xã có 8 thôn với 830 hộ dân nhưng chỉ 20 – 25% có nước sinh hoạt, còn lại bà con phản ánh rất nhiều, rất đau đầu về nước sinh hoạt.
Theo ông Lý, địa hình ở đây có đá ngầm nên các mũi khoan khi xuống gần 20 m là không khoan được nữa. Người dân khắc phục bằng việc nhiều gia đình góp tiền đào giếng chung nhưng đến mùa khô, giếng nào cũng cạn nước.
Theo UBND H.Ia Hdai, UBND tỉnh Kon Tum đã quy hoạch hệ thống thủy lợi trên địa bàn và phê duyệt chủ trương đầu tư cụmcông trình thủy lợi nam Sa Thầy với 9 công trình, tưới cho khoảng 930 ha cây trồng các loại và đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 17.500 người trong vùng dự án, tổng kinh phí đầu tư gần 750 tỉ đồng. Tuy nhiên, dự án này hiện chưa tiến hành xây dựng, nên hiện tại, người dân trong vùng vẫn ngóng chờ nước sinh hoạt hàng ngày.
Phạm Anh
Theo Thanhnien
Hàng ngàn hộ dân khát nước sạch
Hàng ngàn hộ dân sống ven sông Gianh (Quảng Bình) ngày đêm khao khát có nước sạch để dùng, vì họ đang phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Không có nước sinh hoạt, người dân xã Thanh Thạch phải ra sông gánh nước về dùng - Ảnh: P.T
Một tháng trở lại đây, nước giếng của hầu hết người dân xã Thanh Thạch, (H.Tuyên Hóa, Quảng Bình) bị khô cạn. Thiếu nước sinh hoạt, cuộc sống của người dân bị đảo lộn, họ quay cuồng tìm nguồn nước để sinh sống, chống chọi lại cái khát, người dân xã Thanh Thạch phải ra sông gánh nước về sử dụng. Bà Đinh Thị Xuân (ở thôn 3, xã Thanh Thạch) cho biết: "Chưa có năm nào hạn sớm như năm nay. Nắng nóng kéo dài, không có mưa nên hầu hết giếng nhà nào cũng đã khô cạn. Do gia đình tôi ở vùng trung tâm nên may mắn nước giếng vẫn còn, chứ dùng nước sông thì bẩn lắm". "Mấy ngày qua, chúng tôi phải đi xin nước về nấu nướng, còn tắm giặt thì dùng nước sông. Nếu nắng nóng cứ kéo dài như thế này, những gia đình còn nước cũng cạn kiệt hết thì không biết lấy nước đâu ra mà ăn uống đây", một người dân ở thôn 1, xã Thanh Thạch nói.
Theo ông Đinh Văn Đức, Phó chủ tịch xã Thanh Thạch: "Mùa hè năm nào, người dân trên địa bàn xã cũng gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu nước sinh hoạt. Trong đó, nghiêm trọng nhất là người dân ở thôn 1 và thôn 4. Vì không còn nguồn nước nào khác, họ đành phải ra sông Gianh gánh nước về dùng, dù nước ở đấy không đảm bảo vệ sinh".
Giá một khối nước bằng 20kg gạo
Nhiều năm qua, hàng ngàn hộ dân tại các xã ven sông Gianh thuộc H.Quảng Trạch như: Quảng Lộc, Quảng Hải, Quảng Văn... cũng sống trong cảnh thiếu nước sạch. Nguồn nước ở những xã này đều bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nên việc ăn uống của họ phụ thuộc vào nước mưa. Thời gian qua, người dân các xã trên phải mua nước từ các thuyền chở từ nơi khác về với giá từ 60.000 đến 200.000 đồng/m3.
Dù chỉ sử dụng nguồn nước này để ăn uống, nhưng tháng nào mỗi gia đình cũng phải chi từ 300.000 - 350.000 đồng để mua nước. Trong khi đó, người dân cũng không rõ nguồn gốc và chất lượng của nguồn nước mình mua. Họ chỉ biết nước này được các chủ thuyền chở từ các núi đá đầu nguồn về cung cấp theo đơn đặt hàng của người dân.
Theo ông Trần Bình Quảng, Trưởng thôn La Hà Tây, năm 2000 có một dự án cấp cho mỗi hộ dân 1 lu đựng nước từ 1,2 - 2m3. Nhà nào có tiền thì xây thêm bể rồi hứng nước mưa vào đó để dùng cho việc ăn uống. Còn nước giếng ở đây bị nhiễm phèn nặng nên chỉ dùng để rửa, giặt giũ. Nếu khô hạn, không có mưa thì người dân trong thôn La Hà Tây phải mua nước với giá rất cao, tính ra một khối nước sạch bằng 20 kg gạo.
Bà Phạm Thị Tuất, (70 tuổi, trú thôn La Hà Tây, xã Quảng Văn) cho biết: "Vì ở xa bến nên gia đình tôi phải mua nước sạch với giá hơn 190.000 đồng/m3. Nước này chỉ dùng để ăn uống, còn rửa rau, tắm giặt thì phải dùng nước giếng. Người dân ở đây không mấy ai dám mặc áo trắng vì giặt một lần bằng nước giếng thì áo trắng cũng ra áo vàng".
Phan Thủy
Theo Thanhnien
Hạn hán kéo dài, dân mua 180.000 đồng một m3 nước Hạn hán kéo dài cả tháng qua khiến mực nước nhiều sông hồ ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) xuống thấp kỷ lục. Thiếu nước sinh hoạt trầm trọng khiến người dân phải mua nước với giá 150-180 nghìn đồng/m3. Hơn một tháng nay, cuộc sống của nhiều người dân ở thị trấn Khe Sanh (Hướng Hóa, Quảng Trị) đảo lộn khi nước...