Thiếu nữ vô tư trong phòng ‘giải quyết’
“Khi bạn trai đòi mình không thể không cho vì mình sợ anh ấy bỏ lắm”, một thiếu nữ thổn thức. (Ảnh minh họa).
Cô sinh viên hồn nhiên kể:”Em và anh ấy dùng bao rồi, cả xuất ngoài nữa nhưng lần này em tính sai nên dính”.
“Em đã phòng tránh rồi mà vẫn bị dính. Nhưng cũng may em phát hiện ra kịp mới chỉ có 4 tuần. Làm sớm ngày nào tốt cho mình ngày ấy chị ạ”. Ngồi chờ đến lượt làm thủ thuật tại BV Phụ sản TƯ, N. P.T. (ĐH Công nghiệp) tâm sự.
Tránh rồi, nhưng vẫn lỡ
Mở chuyện rất tự nhiên, T. vô tư hỏi chúng tôi: “Thế bọn chị có dùng biện pháp gì không mà lại bị dính bầu?”. Rồi em thành thật chia sẻ: “ Em và bạn trai có sử dụng những biện pháp thông thường như dùng bao này, cả xuất ra ngoài, nhưng lần này em tính sai nên dính”.
Một bạn trẻ tần ngần trước mẫu đơn “Xin phá thai”.
Lướt qua những diễn đàn của các trường THPT, các forum của giới trẻ thật không khó để tìm thấy những thông tin về giáo dục giới tính được bàn luận rất sôi nổi và có phần ngạc nhiên vì các em nắm rất vững về kiến thức sinh sản.
Bước vào diễn đàn của Học sinh trường Việt Đức (Hà Nội) có thể dễ dàng tiếp cận những vấn đề này trên phần chuyên trang “ Sức khỏe và giới tính”. Đa phần là những chủ đề được các thành viên sưu tầm chia sẻ, những thông tin đưa ra rất phong phú, đa đạng và thực sự “chuyên nghiệp”.
Đọc bình luận của một học sinh lớp 11 trên diễn đàn này về “Câu chuyện bao cao su” và tâm lý “ngại bao cao su” mới thấy “hươu” giờ đây không phải không biết đường (trước đây có tâm lý giáo dục giới tính là “vẽ đường cho hươu chạy!”.
“Người Việt Nam vẫn còn ngại nói về chuyện đó, chẳng nhẽ khi sắp làm chuyện đó lại bảo anh đi mua cái đấy và cũng còn nhiều lý do ngoại cảnh khác vì ngại, vì xấu hổ… Nói chung tất cả phụ thuộc vào ý thức của con người thôi. Muốn văn minh thì trước hết ý thức phải tốt thì làm chuyện gì cũng tốt” – có ý kiến đã nêu trong diễn đàn.
Hay như chuyện khi bạn trai đòi quan hệ tình dục cũng được các bạn chia sẻ và bình luận rất nhiều. Tất cả đều nhận thức được “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi liều”.
Là người thường xuyên trực tiếp tư vấn cho nhiều bạn trẻ mỗi khi quyết định làm thủ thuật, BS Nguyễn Thị Hồng Minh – Giám đốc Trung tâm SKSS & KHHGĐ (BV Phụ sản TƯ) chia sẻ : “Nếu nói các bạn trẻ hiện nay không có kiến thức và y thức về giới tính là hoàn toàn không đúng. Thực tế tôi thấy rằng các bạn có kiến thức nhưng không muốn thực hiện hoặc không thực hiện vì vậy vẫn còn có nhiều những câu chuyện đau lòng xung quanh phòng thủ thuật”.
Biết đường, “hươu” vẫn chạy… lung tung
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, những bạn trẻ phải bước tới hành trình thủ thuật không đơn giản là chuyện thiếu hiểu biết, mà tất cả chỉ gói gọn trong một từ “lỡ”. Và cũng thật khó để cắt nghĩa được cái lỡ ấy…
Diễn đàn “Có nên sống thử trước hôn nhân?” tại HVBCTT thu hút nhiều SV tham gia.
Theo một cuộc điều tra không chính thức trên mạng cho thấy, có tới 48,55% thanh niên cho biết quan hệ quan hệ tình dục trước hôn nhân là bình thường, 20% thì ở thế lửng lơ, nói là “giữ được đến bao giờ thì giữ”. Nhưng trong số 48,55% ấy có bao nhiêu bạn đồng ý sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn?
Chính sự lúng túng, thiếu kỹ năng của các bạn mà trên các diễn đàn, chúng ta có thể bắt gặp những câu hỏi rất “hớ” : “Mình không muốn có em bé thì có nên sử dụng bao cao su không?”; “Khi bạn trai đòi mình không thể không cho vì mình sợ anh ấy bỏ lắm. Giúp mình với…”.
Cần học kỹ năng từ chối
Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tâm lý, anh Nguyễn Cao Minh chia sẻ: “Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chương trình giáo dục giới tính nếu không có thái độ chấp nhận với tình dục và đưa ra những biện pháp phòng tránh thai (hay tình dục an toàn) thì sẽ có tác dụng làm chậm lại thời gian điểm bắt đầu quan hệ tình dục ở giới trẻ, nhưng lại tăng tỉ lệ có thai ngoài ý muốn”.
Theo anh Minh, với những chương trình giáo dục giới tính này, giới trẻ nhìn nhận quan hệ tình dục sớm là không tốt, nên họ tránh. Nhưng khi quan hệ tình dục muộn thì các em lại không có các kỹ năng phòng tránh.
Biết đường, “hươu” vẫn chạy… lung tung.
“Nghiên cứu cũng cho thấy, giáo dục giới tính sẽ làm giảm tỉ lệ nạo phá thai nếu có thái độ cởi mở với tình dục và lồng ghép vào chương trình những biện pháp phòng tránh thai” - anh Minh nói.
Khi đi vào chương trình giáo dục giới tính cho học sinh – sinh viên, cô Mai Tuyết Hanh – GV trường ĐH KHXH &NV cũng thẳng thắn nhận xét: “Hiện nay, trong hệ thống các môn học tại các trường THPT, học sinh vẫn chưa được tiếp cận một cách có hệ thống với vấn đề này, nếu có thì cũng chỉ là một phần nhỏ trong môn Giáo dục công dân hay môn Sinh học. Đến ngay cả bậc ĐH, nhiều trường có đưa vào thì cũng chỉ mang tính chất lồng ghép”.
Đứng trên lập trường của một bậc phụ huynh, dược sĩ Dung (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng khẳng định: “Việc giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên hiện nay đã có nhiều cởi mở, nhưng hình như nói quá nhiều mà chưa tìm ra được cách nói để cho con chúng ta hiểu. Nói nhiều mà nói chưa đúng cách thành ra chúng vẫn phải tự mò và nhiều khi là phản tác dụng”.
Theo VNN
Bi hài giới trẻ... "vượt rào"
Tình trạng "vượt rào" trước hôn nhân không còn là chuyện lạ... (Ảnh minh họa)
Lối sống phóng khoáng, quan hệ tình dục trước hôn nhân của một bộ phận học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng, đã tạo nên những tình huống "dở khóc dở cười".
"Bác sĩ bảo cưới thì... cưới!"
Có một thực trạng là do được tiếp xúc nhiều với văn hóa phương Tây, giới trẻ Việt Nam hiện nay "thoáng" hơn trong việc quan hệ trước hôn nhân, nhất là thế hệ 8x, 9x. Vì vậy, tuổi kết hôn của thế hệ 8x, 9x đang ngày có xu thế giảm dần.
Nhiều cô cậu học sinh, sinh viên chưa nhận thức hết được hậu quả của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân và do thiếu hiểu biết nên không có những biện phát phòng tránh kịp thời và đã "lỡ" khiến nhiều cô cậu buộc phải làm cha, làm mẹ ở tuổi còn rất non nớt.
N.Quân (Hà Nội) thuộc thế hệ 9x cầm giấy báo đậu đại học trên tay, nhưng cậu đành bỏ dở vì cô người yêu cậu lỡ... có bầu, cái thai được 5 tháng tuổi không thể bỏ được nên cậu đành lấy vợ khi mà giấc mơ đại học vẫn còn nằm đó...
Trong thời buổi hiện nay, chuyện "ăn cơm trước kẻng" là chuyện thường tình sẽ chẳng có gì đáng nói nếu các cô, cậu biết giữ gìn, phòng tránh và có những kiến thức cơ bản về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nhưng vì nhận thức và hiểu biết còn quá kém nên việc làm bố làm mẹ bất đắc dĩ trở nên không hiếm.
Đang tuổi ăn, tuổi chơi nên sau khi cưới vợ, Tuấn vẫn luôn giữ những thói quen như thời khi còn độc thân. Vốn dĩ ham vui nên cứ mỗi lần bạn bè rủ nhậu nhạt, tu tập là cậu không cần suy nghĩ, phóng xe ào ào tới chỗ bạn. Ấy thế mà không ít lần xảy ra những chuyện cười ra nước mắt. Chẳng là hôm đó, cậu bạn thân mời đi tiệc tùng sinh nhật, không nỡ để vợ với cái bụng đã 7 tháng tuổi ở nhà một mình, cậu đành liều mang vợ đi theo.
Như thói quen, cậu luôn hết mình với bạn bè, nên khi được rủ đi tăng 2, tăng 3 cậu vẫn không nỡ lòng từ chối. Đến hơn 12 giờ, dù rất mệt mỏi nhưng cô vợ vẫn phải ì à ì ạch vác cái bụng to đùng lẻo đẻo đi theo ông chồng ham chơi. Phải đến khi cậu bạn đi cùng phải xin cậu tha... cho cô vợ trẻ và yêu cầu đưa cô về nhà nghỉ ngơi, thì lúc đó Tuấn mới chịu đưa vợ về...!
Tuổi kết hôn của thế hệ 8x, 9x đang ngày có xu thế giảm dần... (Ảnh minh họa)
Vừa tốt nghiệp một trường cao đẳng ở Nha Trang, Minh hì hục chạy ra Hà Nội thi cử mong kiếm thêm cái bằng liên thông đại học để ra trường dễ xin việc. Do học ở xa nên tháng nào cô cũng được người yêu từ Nghệ An ra thăm. Nhưng học chưa được 1 năm, cô nàng đã phải bỏ dở để "theo chàng về dinh". Cũng may là "chồng" cô đã đi làm nên có điều kiện chăm lo cho 2 mẹ con. Khi được hỏi có ý định đi học tiếp không, Minh ngậm ngùi "cái đó phải chờ sinh con xong rồi mới tính"...
Khi mọi việc đã lỡ, nhiều bạn trẻ cũng không có nhiều sự lựa chọn, đành chấp nhận, dù với họ đó chưa hẳn đã phải là sự lựa chọn cuối cùng và chắc chắn về người vợ, người chồng trong tương lai của mình...
"Khó ăn khó nói"
Là ông bố, bà mẹ chắc hẳn ai cũng mong con mình yên bề gia thất, song điều đó phải đúng và phù hợp với từng thời điểm. Không ít ông bố, bà mẹ phải giật mình khi bỗng dưng nghe con thông báo... lấy vợ, cưới chồng khi mà tuổi đời còn rất ngây ngô và sự nghiệp còn chông chênh.
Đã đành là sẽ phải cưới, nhưng Minh không biết phải thông báo với bố mẹ cô thế nào khi mà một năm trước cô nhất quyết không chịu đi làm mà xin bố mẹ đi học tiếp, hơn nữa bố cô lại là một người vô cùng khó tính, gia trưởng. Tiến thoái lưỡng nam, cô đành làm liều nói với mẹ trước rồi nhờ bà lựa lời nói lại với ông sau.
Sau những phút hốt hoảng, bố Minh cũng đành gật đầu cho con gái lấy chồng sớm, nhưng với lý do "gia đình chồng xin việc cho nên đồng ý cưới"!
Dĩ nhiên là không ông bố bà mẹ nào dễ dàng chập nhận chuyện "động trời" như thế ở con mình, nhưng nhiều cô cậu luôn đặt bố mẹ vào thế đã rồi nên họ không chấp nhận không được.
Khi N. Quân báo tin, bố cậu vô cùng tức giận. Bao nhiều niềm hi vọng ông đặt vào cậu con trai duy nhất. Cậu không những làm ông thất vọng mà còn muối mặt với dân làng khi lỡ thông báo chuyện cậu đậu đại học với mọi người, thế là gia đình ông được một phèn ê chê với làng xóm khi đám cưới của đôi vợ chồng trẻ diễn ra. Không ít lời qua tiếng lời, xỉa xói nhưng ông đành nuốt đắng ngậm cay vì "đứa cháu nội" đã 5 tháng tuổi đang chờ ngày ra đời.
Không ít các ông, các bà phải ngậm ngùi gật đầu cho con mình cưới với lời tự an ủi "đất không chịu trời thì trời phải chịu đất". Và các bậc sinh thành cũng không nỡ lòng để con gái nhà người ta phải nuốt đắng cay một mình.
Có nhiều anh chàng có "trách nhiệm" với việc làm của mình, song không phải cậu nào cũng lo được cho "vợ con" mình. Bà Lụa, mẹ Tuấn cho hay: "Khi nó nói với tôi thì "vợ" nó đã có bầu vài tháng. Không nỡ bỏ đứa cháu đang lớn dần, nên đành để cho chúng nó cưới, chứ chúng nó làm gì đủ trưởng thành để làm bố làm mẹ ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa đến" ấy chứ".
Tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi học sinh, sinh viên ngày càng chiếm tỉ lệ cao, gây ra không ít hậu quả đáng tiếc... (Ảnh minh họa)
Không nuôi được thì có bố mẹ lo...
Hầu hết, trong các vụ cưới "chạy", những cô cậu chưa đủ sức để lo cho bản thân mình, nay còn đèo bòng thêm cả "vợ con" nên không ít cậu còn loay hoay cho việc lo cuộc sống sau hôn nhân.
Khi được hỏi, những cậu sinh viên làm bố sớm đều có suy nghĩ chung là "lo gì, còn có ông bà nữa cơ mà, không nuôi được thì ông bà nuôi, có ai nỡ để cháu mình chết đói đâu...?".
Đang ở cái tuổi "ngày 2 bữa đến trường", tiền hàng tháng bố mẹ còn phải chu cấp, hầu hết những "ông trẻ" chưa thể tự lo cho bản thân mình, nên sau khi cưới vợ không ít cậu còn "bỡ ngỡ" không biết nên lo cho vợ con mình như thế nào. Và nhiều cậu đã chậc lưỡi: "kệ...".
Dù con đã gần tròn tuổi nhưng N.Quân vẫn còn thong dong như ngày "còn son", vợ con đã có bố mẹ lo. Bố mẹ N.Quân có ý định muốn cho cậu được tiếp tục thực hiện giấc mơ đại học của mình để đỡ phí...
Còn Tuấn, hoàn cảnh chẳng mấy khá giả gì, bố mẹ cũng đã già nên cuộc đời cậu đành rẽ sang một bước khác: cậu xin đi bán hàng cho một công ty để nuôi vợ con mình. Thế là bao nhiêu công sức, tiền của mấy năm bố mẹ cho ăn học thành bọt bèo...
Nói đi cũng phải nói lại, dù vẫn chưa đâu vào đâu nhưng ít nhất những cô, những cậu trẻ vẫn còn có trách nhiệm với "hậu quả" do mình gây ra. Bởi vì, trên thực tế, có không ít đứa trẻ không may mắn khi được "hình thành" ở những ông bố, bà mẹ thiếu trách nhiệm, tàn nhẫn. Vậy nên tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi học sinh, sinh viên ngày càng chiếm tỉ lệ cao, gây ra không ít hậu quả đáng tiếc...
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Theo VNN
THPT Hoàng Hoa Thám: Sôi động với "Tiết học giáo dục giới tính" Các teen nhà mình đã vô cùng ngạc nhiên và thích thú trước những lời giải đáp của Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Văn Sơn về những câu hỏi "khó trả lời", liên quan đến vấn đề giới tính, tâm lý của lứa tuổi mới lớn. Tiết học với những hoạt động, trò chơi được thiết kế thú vị, hấp dẫn và đầy...