Thiếu nữ nghèo giết chết con đang bú
Dù đã hơn một hai tháng trôi qua nhưng mỗi khi nhắc lại, người dân thôn Tân Long, xã An Cư, huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) vẫn chưa hết bàng hoàng chuyện cô gái 17 tuổi Nguyễn Thị Ph. đã tự tay giết chết đứa con mới 5 tháng tuổi. Nhiều người vẫn tự hỏi tại sao Ph. lại có hành động tàn độc như vậy bởi lâu nay Ph. Luôn có tiếng ngoan hiền …
Tuổi thơ khốn khó
PV tìm đến vùng quê Tân Long (xã An Cư, huyện Tuy An) – một vùng đất bán sơn địa heo hút, khô cằn sỏi đá – vốn đã trở nên xao động suốt hơn một tháng qua. Bà Lê Thị Tám (59 tuổi), một người thôn Tân Long cho biết: “Ph. hiền và ngoan lắm, lại biết đỡ đần bố mẹ. Đến giờ tôi cũng không hiểu vì sao cuộc đời nó lại bất hạnh đến như vậy?”.
Khi người dẫn đường dừng xe, tôi như không tin vào mắt mình trước căn nhà tồi tàn nơi mà bố mẹ, anh em Ph. lâu nay vẫn ở. Gọi là “nhà” cho oai chứ nó trông không khác gì một căn chòi dựng bằng tre nứa với bốn bức vách được dán bằng giấy các tông, giấy loại để che mưa nắng. Bên trong không có bất cứ tài sản nào thực sự có giá trị ngoài chiếc ti vi trắng đen đời cổ lỗ. Mà cũng đúng thôi bởi từ lâu gia đình Ph. có tiếng “nghèo rớt mùng tơi” thuộc hạng nhất nhì ở thôn Tân Long.
Căn nhà chòi nghèo xơ xác của bố mẹ Ph.
Thường ngày, ngoài việc làm ruộng, bố mẹ Ph. còn tranh thủ cày thuê cước mướn, làm phụ hồ để kiếm thêm thu nhập. Nhưng dù có cố bán sức đến mấy, gia đình Ph. cũng chỉ đủ ăn ngày 2 bữa. Dù gia cảnh quá khốn cùng nhưng bố mẹ Ph. vẫn cứ đẻ sòn sòn 5 đứa con và Ph. là con gái kề út duy nhất.
Ngay từ lúc nhỏ, anh, em Ph. đều không được cắp sách đến trường dù chỉ một lần trong đời. “Nhà như vậy, đi học nữa thì ai mà lo cho thấu? Từ trước đến nay, cả 5 đứa con tôi đều chưa từng bước chân đến lớp, dẫu chỉ là lớp…. mẫu giáo” – bà Phùng Thị Hường (46 tuổi), mẹ của Ph. cho biết. Khi 6 tuổi, Ph. được giao nhiệm vụ lo cơm nước, trông em để bố mẹ và các anh đi làm kiếm cơm.
Lên 7 tuổi, thay vì được vui chơi như chúng bạn cùng lứa, Ph. đã phải theo mẹ đi làm ở lò gạch, tối nhận thêm hột điều về nhà lột hoặc ra ruộng mò cua bắt ốc… Lên 10 tuổi, Ph. phải theo mẹ lê lết khắp các nhà ga, hàng quán để xin ăn. Mặc dù vậy, Ph. vẫn rất ngoan hiền, hiếu thảo, chưa từng mở miệng đòi mẹ mua cho mình một bộ quần áo mới dù là vào dịp Tết.
Ông Nguyễn Chỉnh – bố của Ph. buồn bã thuật chuyện với PV
Đã vậy kiếm được bao nhiêu tiền, em đều đưa hết cho mẹ để lo gia đình. Nhiều lúc Ph. rất muốn được đi học, được cùng lũ bạn ê a đánh vần con chữ, được vô tư chơi đùa, không phải lo nghĩ chuyện kiếm cơm nhưng đó cũng chỉ là giấc mơ. “Tội nghiệp con nhỏ, có một lần tôi thấy nó cứ thập thò ngoài lớp học, say sưa đứng nghe cô giáo giảng bài dù không hiểu gì cả. Khi cô giáo quay ra nhìn, mấy đứa trẻ cười ồ lên, nó ngượng quá ôm khuôn mặt đẫm nước mắt bỏ chạy về nhà.
Nhiều lần nó xin vợ chồng tôi cho đi học nhưng nghĩ nhà không có tiền, lại nghĩ là phận con gái, “học cho lắm tắm cũng ở truồng” nên tôi không cho nó đến lớp… Nghĩ lại tôi thấy mình ngu quá bởi nếu khi đó tôi chiều ý nó thì biết đâu cuộc đời nó không đến nổi thê thảm như vậy” – ông Nguyễn Chỉnh (49 tuổi), cha của Ph. hối hận.
Video đang HOT
Phát điên vì hối hận ?
Để thoát khỏi những cơ cực đeo bám suốt một thời ấu thơ, năm 2008, Ph. cùng các anh theo mẹ đón xe vào bến Cam, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai để phục vụ quán cafe cho người cô ruột. Mặc dù là “gái quê ra phố” nhưng Ph. vẫn giữ được nét duyên quê dịu dàng, thuần khiết. Đầu năm 2010, khi tròn 16 tuổi, Ph. vụt biến thành một thiếu nữ với khuôn mặt xinh xắn, ngoại hình cân đối lại ăn nói có duyên nên được rất nhiều chàng trai xung quanh để ý.
Bố và dì của Ph. giơ tấm bùa xin được của thầy Bảy pháp ở Đồng Xuân
Để tiếp cận và tìm cách tán tỉnh được Ph., các chàng choai choai thường hay lui tới quán cafe nơi Ph. đang phục vụ. Trong số các “vệ tinh” vây quanh, Ph. có để ý đến một cậu thanh niên tên là Nguyễn Văn Le (còn gọi là Tuấn điện) ở TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang (Le là bạn của anh trai Ph.). “Gái tơ thích nghe lời ngọt ngào”, lại thấy Le cũng đàng hoàng, không “bợm bãi” như những người cậu trai khác nên Ph. nhanh chóng xiêu lòng. 5 tháng sau, trong một chuyến đi chơi xa “chỉ có đôi mình”, Ph. đã trao cho Le cái quý giá nhất của đời người con gái. Rồi cuộc “đụng chạm” từ đó cũng tăng dần, kết quả: P đã có thai.
Biết không thể giấu gia đình, Tết năm 2011, Ph. dẫn Le về quê ra mắt gia đình và chờ ngày “nở nhụy khai hoa”. Về nhà được hơn 3 tuần, Ph. bỗng nhiên trở thành một con người khác: em không còn hồn nhiên, luôn miệng cười nói như trước, gương mặt ngây dại, suốt ngày chỉ ngồi lặng lẽ, ủ rũ nơi góc phòng, ai hỏi gì cũng không đáp.
Tệ hơn cả là ngày nào cũng như ngày nấy, Ph. gần như chỉ ăn bánh mì và uống nước lã cầm hơi. “Lúc chỉ có riêng 2 dì cháu, nó thường ôm vai tôi nước mắt ngắn dài, nói lời ai oán: “Để đến nước này, cháu hối hận quá dì ơi!. Thằng Le nó không nghề nghiệp, con cháu sau này cũng như cháu thì khốn khổ quá!”. Thấy nó tự dày vò mình như vậy tôi không biết nói thế nào nữa. Vậy là hai dì cháu cùng ôm nhau khóc” – chị Nguyễn Thị Hoa (37 tuổi), dì ruột của Ph. nhớ lại.
Nguyễn Thị Ph. lúc còn nhỏ
Thấy P ngày càng bất thường, tinh thần hoảng loạn, sống tách biệt với thế giới bên ngoài lẫn người thân xung quanh, cả nhà tức tốc đưa em đến bệnh viện. Điều trị một thời gian nhưng bệnh tình của Ph. ngày một nặng hơn. Thấy không ăn, mọi người liền đưa Ph. đến nhà thầy Bảy pháp ở Đồng Xuân để làm bùa phép, uống thuốc chữa bệnh nhưng kết quả vẫn đâu lại vào đó.
Vào một ngày đầu tháng 2/2011, nhân lúc mọi người đi vắng, Ph. lẻn sang nhà dì lấy con dao nhọn tự đâm vào bụng mình rồi chạy xuống đầm Ô Loan để trầm mình. Rất may là một số người chài lưới gần đó phát hiện kịp thời, đưa Ph. vào viện, các bác sĩ cứu được cả mẹ lẫn con.
Ép con vào bầu vú đến nghẹt thở
Đến ngày 27/4/2011, sau khi sinh xong đứa con trai đặt tên Nguyễn Tấn D., bệnh tình của Ph. ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng. Nhiều lần Ph. vừa ôm con vừa khóc rấm rứt hàng giờ đồng hồ, ai khuyên bảo, dỗ dành cũng không nín. Một số người cũng bắt gặp cảnh Ph. vừa ôm con vừa rót vào tai con những lời thì thầm: “Con ơi, mẹ yêu con lắm … nhưng thân mẹ lo không xong… làm sao nuôi nổi con được… mẹ xin lỗi con nhiều…”.
Từ đấy trở đi, có bao nhiêu sữa, Ph. không cho con bú mà nặn ra ly rồi đưa lên miệng uống sạch mặc cho đứa con của mình giãy giụa kêu khóc đến mềm oặc vì đói. Không chỉ lấy đi nguồn sống của con, Ph. còn có dấu hiệu muốn giết con. Nhiều lúc ẵm con trên tay để cho bú, Ph. hay để đứa bé trượt từ tay rơi thẳng xuống đất hay cố dùng hai cánh tay siết đứa bé quá chặt suýt nghẹt thở. Tuy nhiên, do những lần đó đều có người xuất hiện kịp thời nên đã phát hiện và ngăn chặn được ý định và hành động của Ph.
“Mỗi lần như vậy, mẹ, bác, dì… của nó (Ph.) xông vào đánh, tát, chửi rủa nó không thương tiếc nhưng dường như con bé chẳng biết đau là gì, cứ ngồi lặng lẽ chịu đòn, miệng không một tiếng kêu la, mắt cứ man dại nhìn trân trân lên trần nhà. Hoảng sợ, cả nhà liền cách ly đứa bé ra khỏi Ph.” – chị Nguyễn Thị Hoa, dì ruột của P cho biết.
Đến đầu tháng 9/2011, lấy lý do “phải vô miền Nam làm thêm để kiếm tiền nuôi hai mẹ con”, cha của con trai Ph. là Nguyễn Văn Le (còn gọi là Tuấn điện) lên xe vào Đồng Nai và không bao giờ trở về. “Đến cuối tháng 9/2011, thằng Le có điện về nhà đòi gặp con Ph. rồi hỏi nó “có ẵm con theo tao vào Đồng Nai để sống không ?” nhưng con Ph. chỉ trả lời: “Cái thân ông lo chưa xong mà còn bày đặt. Vô với ông, ông sẽ để hai mẹ con tôi bị chết đói” rồi Ph. gác máy. Khoảng vài ngày sau là xảy ra chuyện” – chị Hoa cho biết.
Vào sáng ngày 4/10/2011, mọi người đều đi vắng, chỉ có P và bà bác ruột Nguyễn Thị Nương (người được phân công “trông nom” hai mẹ con Ph. khi ấy) ở nhà. Đến khoảng hơn 10 giờ sáng, lợi dụng lúc bà Nương có việc nhà phải chạy về khoảng 15 phút, Ph. đã ẳm đứa bé trên tay để cho bú. Khi đứa bé đang say sưa nút bầu sữa mẹ, Ph. đã dùng hai tay ép chặt đứa nhỏ vào bầu vú mình.
Mặc cho đứa bé giãy đạp liên hồi, Ph. vẫn siết chặt hai tay của mình cho đến khi đứa bé hoàn toàn bất động. Sau khi biết chắc con mình đã chết, Ph. gọi đứa em gái gần nhà đến gần và nói trong nước mắt: “con chị nó chết rồi…”.
“Lúc đó tôi chạy về nhà mà trong lòng cứ nóng như lửa đốt. Nghi có chuyện chẳng lành, tôi chạy trở lại nhà con Ph. thì thấy con cháu đang ngồi bệt ngoài cửa khóc thút thút, trong nhà, con Ph. đang ngồi bất động trên tấm võng, nước mắt lăn dài trên gò má, trên tay thằng bé đã ngừng thở. “Tôi liền xông tới giằng thằng nhỏ khỏi tay nó rồi tìm mọi cách để nó thở trở lại nhưng đã không kịp rồi…” – bà Nguyễn Thị Nương đau đớn cho biết. Điều lạ nhất là sau khi con chết, Ph. đột ngột khỏi bệnh, trở lại như con người trước đây. Tuy nhiên chuyện Ph. giết con chẳng thể giấu được ai vì mọi người đều biết.
“Sau đó Ph. bị công an đến bắt đi. Họ nói phải bắt khẩn cấp vì sợ con bé nghĩ quẩn làm điều dại dột. Đến nay mẹ nó đã 2 lần lên thăm nhưng họ chỉ nhận đồ tiếp tế chứ không cho vào gặp” – ông Nguyễn Chỉnh, cha của Ph. thẫn thờ.
Đến bây giờ, trong đầu tôi vẫn nhớ rõ chân dung của cô bé Ph. ngoan ngoãn, xinh đẹp nhưng cuộc đời lại lắm truân chuyên, bất hạnh. Và tôi lại nghĩ đến những thiếu nữ mười tám đôi mươi khác cũng vì ít học, vì cái đói mà phải sớm vào đời để mưu sinh. Và cuộc đời, số phận của họ liệu có khá hơn Ph. ?
Hiện cơ quan điều tra đang mở rộng vụ án để làm rõ và xử lý hành vi phạm tội của người đã giao cấu với Ph. (tức Nguyễn Văn Le – PV) khi Ph. chưa đủ tuổi thành niên, dẫn đến hậu quả mang thai ngoài ý muốn.
Ngày 12/12/2011, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Ph. (17 tuổi, ở thôn Tân Long, xã An Cư, huyện Tuy An) về tội “Giết người”.
Theo Phunutoday
Chân dung cơn ác mộng của nước Mỹ
Năm 2010, nhiều người Mỹ sống dưới mức tối thiểu hơn bất kỳ thời điểm nào từ năm 1959 khi Cục thống kê dân số Mỹ bắt đầu thu thập dữ liệu. Ác mộng của nước Mỹ đó là cuộc khủng hoảng bần cùng.
Tháng 1 vừa qua, phóng viên ảnh được báo Time ủy quyền Jaokim Eskildsen bắt đầu ghi lại hình ảnh cuộc khủng hoảng bần cùng ở Mỹ, vốn đang lớn dần và hiện đã ảnh hưởng tới gần 46,2 triệu người Mỹ. Đi tới New York, California, Louisiana, South Dakota và Georgia trong hơn 7 tháng, Eskildsen đã dùng hình ảnh ghi lại hình ảnh của những người đang đối mặt với cảnh đói nghèo - chân dung cơn ác mộng của Mỹ.
Eskildsen vô cùng ngạc nhiên khi thấy cảnh bần cùng lan tràn khắp ở Mỹ như thế nào. "Một khi bắt đầu đào xới, bạn sẽ thấy những người sống trong bần cùng xuất hiện ở mọi nơi. Rất nhiều người nói thất vọng về Giấc mơ Mỹ, và những gì họ thấy là Hiện thực nước Mỹ".
Eric, 3 tuổi, sống cùng ông bà, cha mẹ, 2 anh chị trong một ngôi nhà lưu động dành cho công nhân nông trại di cư tại Firebaugh, California. Bà của Eric và cậu bé thường phải đi bộ 3,2km tới trung tâm cộng đồng địa phương để nhận đồ ăn miễn phí.
Các lao động nông trại di cư ngồi bên ngoài một ngôi nhà ở Firebaugh, tại thung lũng trung tâm California. Albino, trái, và Javier, ngồi giữa, từ Mexico tới Mỹ vào những năm 1970.
Gia đình của Darla, 48 tuổi và Todd Rooks, 46 tuổi, làm nghề đánh cá ở Louisiana đã nhiều thế hệ. Kể từ vụ tràn dầu của BP, thu nhập từ đánh cá, câu tôm và bắt sò của họ hoàn toàn biến mất và cả nhà buộc phải rời nhà để sống trên tàu đánh cá.
DJ, 7 tuổi tới ở trên con thuyền của ông bà cùng với em trai Eli 3 tuổi để học nghề của gia đình. Hiện, gia đình hai em đang chờ BP phê chuẩn kiến nghị bồi thường của họ và vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản tiền nào.
Eli nằm trên võng trên con thuyền của ông bà. Bà cậu bé là Darla nói, bà không muốn bé trở thành gương mặt của bần cùng. "Tôi không muốn nhận lương thực phân phát, tôi không muốn sống nhờ phúc lợi. Tôi muốn trở thành gương mặt thịnh vượng...tôi muốn cá".
John Moon sống khổ hạnh ở Athens, một trong những nơi nghèo nhất của bang Georgia. Đồ đạc duy nhất của người đàn ông này là chiếc giường. John vừa chuyển nơi sinh sống từ một căn hộ nhỏ sang một chiếc xe móc để tiết kiệm tiền thuê nhà. John sống nhờ vào phúc lợi an sinh xã hội và phiếu phát lương thực.
Jennifer Rhoden, 27 tuổi và bạn trai buộc phải sống dưới một chân cầu vượt ở New Orleans do không thể trả tiền thuê nhà.
Theo VietNamNet
Thầy giáo không biên chế Tiền công các thầy được trả bằng mớ rau, mớ cá. Niềm vui của các thầy là được nhìn thấy người dân địa phương nhờ con chữ mà dần xóa đi nghèo đói, trẻ em nhờ con chữ mà nên người. Ở xã Phú Đa (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) có một người thầy rất đặc biệt. Bị khuyết tật, lên lớp...