Thiếu nữ khóc thét vì tục cướp dâu
Một đoạn video trên mạng cho thấy thiếu nữ gào, khóc khi một nhóm người lôi cô ra khỏi nhà theo tục cướp cô dâu của người Kazakhstan.
Cô gái (giữa) khóc khi bị cưỡng ép về nhà chồng. Ảnh: YouTube
Trong đoạn video, cô gái trẻ khóc thảm thiết, chống cự khi một nhóm người kéo ra khỏi xe ôtô và đẩy vào nhà chồng tương lai. Khi cô vào đến nhà, một số phụ nữ ném cánh hoa đào và hoa giấy lên cơ thể cô. Những người hàng xóm tụ tập xung quanh xe vì hiếu kỳ.
Đoạn video với tựa “Cướp cô dâu” cho thấy một tập tục ở nhiều quốc gia Trung Á, Nam Mỹ và châu Phi. Vì tục lệ này, những cô gái trẻ buộc phải kết hôn với những người đàn ông mà họ không hề biết trước.
Trước ngày cưới, người đàn ông sẽ nhờ người thân hoặc bạn bè đánh lừa, hoặc sử dụng vũ lực ép buộc “cô dâu” ngồi vào xe. Sau đó xe chạy về nhà người đàn ông. Khi đến nơi, họ sẽ nhốt các cô vài ngày cho đến khi các cô đồng ý cuộc hôn nhân. Lúc này gia đình người đàn ông mới liên lạc với nhà cô gái để thông báo tình hình. Bố mẹ của cô dâu thường chấp nhận đám cưới vì người đàn ông trả lễ rất hậu hĩnh.
Bà Anfisa Zuyeva, nhà hoạt động vì quyền phụ nữ tại Kazakhstan, lên án tục cướp cô dâu. “Nhiều cô gái trẻ đối mặt với cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu. Họ phải lấy những người mà họ chẳng biết. Đây là một truyền thống lỗi thời và kinh hoàng, không thể tồn tại trong một xã hội hiện đại”, bà Zuyeva nói với Daily Mail.
Năm 2011, ít nhất 200 người tuần hành trên đường phố ở Issyk-Kul, một tỉnh phía bắc ở Kyrgyzstan, sau khi hai cô dâu tự tử vì phụ huynh ép họ lấy chồng.
Theo Zing
Video đang HOT
Thú vị tục ăn đất trên khắp thế giới
Ngạc nhiên thay, không phải chỉ ở châu Phi mà người dân ở rất nhiều quốc gia trên thế giới cùng có tập tục lấy đất làm thức ăn, trong đó có Việt Nam.
1. Tục ăn đất trên thế giới
Những chiếc bánh làm từ bùn đã là món ăn truyền thống của người dân một số nước châu Phi từ hàng ngàn năm nay. Theo quan niệm của cư dân mảnh đất này, ăn đất là một cách thích ứng và giao hòa với tự nhiên.
Những nhà khoa học Nam Phi cũng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng trong đất sét có chứa 65 loại nguyên tố cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, việc ăn đất và chữa bệnh bằng đất của người dân Nam Phi không hoàn toàn là không có cơ sở khoa học.
Ở Kenya, bùn đất không được làm thành món ăn riêng mà ăn cùng các loại sắn, khoai tây... những loại củ được trồng trong đất. Khi thu hoạch, phần đất được để nguyên và nấu chín cùng rau củ. Ngô hoặc chuối cũng có thể được bọc đất ăn kèm. Người dân quan niệm bùn đất bổ sung dinh dưỡng rất hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Trẻ em cũng rất thích những món ăn tương tự, nhưng nam thanh niên trưởng thành thường không ăn đất.
Ở Tanzania, Đông Phi, bất cứ đâu cũng có thể dễ dàng bắp gặp trẻ em cầm một thứ đồ ăn trông như thanh kẹo, nhưng người dân địa phương nói rằng đó là một thanh bùn, và chúng có mùi vị như chocolate.
Ở vùng cận sa mạc Sahara, Vịnh Guinea, các quốc gia thuộc khu vực rộng lớn bao quanh Ấn Độ Dương đều có truyền thống ăn đất. Đôi khi việc chế biến các món ăn từ đất còn liên quan tới tín ngưỡng văn hóa.
Món ăn từ đất không chỉ có mặt trong nền văn minh châu Phi, trong thời La Mã và Hy Lạp cổ đại, đất sét cũng đã được sử dụng như một loại thuốc chữa trị bệnh tả và bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Cho đến cuối những năm 1900, người dân Liên Xô cũ sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cũng đã được cung cấp loại chocolate có chứa đất sét xanh của Pháp để loại bỏ các chất phóng xạ ra khỏi cơ thể.
Ở Mỹ hiện nay có không ít cửa hàng tiện ích bán những túi đất sét trắng nhỏ, chủ yếu phục vụ những người Mỹ gốc Phi nhưng một phần không nhỏ khách hàng là những người tìm đến món ăn với mục đích giảm cân.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận tập tục ăn đất có quan hệ khá mật thiết tới sự đói nghèo. Người dân Trung Quốc từng trải qua thời kì ăn đất sét trắng sống qua ngày. Người lao động nghèo sống tại những khu ổ chuột ở Haiti coi đất là món ăn chủ yếu.
Đất sét vàng khô được lấy từ cao nguyên Haiti, đổ nước vào khuấy cùng một ít mối rồi chế biến thành bánh và phơi khô dưới nắng gắt. Người dân ở đây quan niệm mọi hoạt động sống sống không thể tách rời đất, đất giúp nuôi dưỡng tinh thần họ.
2. Làng ăn đất ở Việt Nam
Dù đã không còn phổ biến, nhưng tới thăm thị trấn Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay vẫn có thể tìm gặp những cụ ông cụ bà tuổi đã cao mà còn rất minh mẫn, khỏe khoắn. Thức ăn yêu thích của họ là đất hun.
Khoảng 30-40 năm về trước, vào thời kì đói kém, nhiều hộ dân trong làng thường đào đất lên để hun khói lá sim, vừa để ăn, vừa để mang ra chợ bán lấy tiền. Khi ấy, đất là món quà vặt khi đi chợ, như nơi khác ăn kẹo dồi, bánh khảo.
Đất dùng để ăn không phải loại đất trồng cây trong vườn mà phải là loại đất ngói đào trên núi. Trước đây tại khu vực có nhiều núi cho đất ngói nhưng do bị khai thác bán hết nên ngày nay không còn nhiều nữa. Muốn lấy được đất ngói có khi cần đào hố sâu tới 5-7m mới thấy.
Đất ngói có thể ăn sống ngay khi vừa khai thác nhưng để ngon thì cần kinh qua chế biến cầu kì, loại bỏ tạp chất, đẽo sạch và tách miếng như kẹo lạc rồi hun khói lá sim. "Ngói" có hai màu có thể dùng ăn là màu trắng như sữa và màu xanh như chè lam. Người trẻ "khỏe răng" có thể ăn "ngói" màu xanh lam, còn người già chỉ ăn được "ngói" màu trắng sữa vì "ngói" xanh cứng hơn nhưng vị ngậy hơn.
Đất nướng xong ăn như miếng lương khô mà không gây khát , đặc biệt được phụ nữ mang thai ưa chuộng.
Tục ăn đất đã có từ nhiều đời ở địa phương. Trước đây không chỉ dân Lập Thạch ăn mà còn nhiều người ở các huyện, tỉnh lân cận cũng về mua về làm quà nhưng ngày nay thói quen này chỉ còn được lưu giữ ở một vài hộ các cụ cao niên trong làng.
Theo ngoisao
Kỳ quặc tập tục đội mũ làm từ... tóc rụng của tổ tiên Phụ nữ Miêu ở Trung Quốc đội chiếc mũ độc đáo được làm từ sợi bông và tóc của tổ tiên đã khuất của họ. Dân tộc Miêu sừng dài (Long-horn Miao) là một dân tộc thiểu số có chưa tới 5.000 người ở Trung Quốc. Họ sinh sống tại làng Suojia, thành phố Liupanshui, tỉnh Quý Châu. Mặc dù có ít người...