Thiếu nữ Hà Nội 15 tuổi bị vi khuẩn ‘ăn’ não, cách ly 14 người
Cô gái trẻ mắc viêm não mô cầu, phải nằm phòng cách ly đặc biệt. 14 người từng tiếp xúc cũng được lập danh sách, dùng kháng sinh dự phòng để theo dõi.
Nữ bệnh nhân 15 tuổi ở Ba Vì, Hà Nội được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới TƯ cấp cứu ngày 13/4 trong tình trạng rất nặng, hôn mê, phải đặt nội khí quản, thở máy, xuất hiện nốt xuất huyết hoại tử. Trước đó bệnh nhân chỉ sốt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, đi ngoài không tự chủ.
Bệnh nhân được chỉ định chọc dịch não tủy xét nghiệm. kết quả khẳng định mắc viêm não mô cầu .
BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp của BV cho biết, bệnh nhân được điều trị cách ly tại khoa Cấp cứu. Sau 4 ngày nằm viện, tình trạng của bệnh nhân đã khá hơn, tuy nhiên vẫn cần theo dõi thời gian dài nữa.
Bệnh nhân xuất hiện những vết xuất huyết hình sao đặc trưng của viêm não mô cầu
Ngay sau khi hay tin, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã lập danh sách, sử dụng kháng sinh dự phòng theo dõi sức khỏe 14 người tiếp xúc gần với bệnh nhân, đồng thời tiến hành vệ sinh môi trường, phun khử khuẩn bằng dung dịch cloramin B 0,5% hoạt tính tại nơi ở, nơi làm việc của người bệnh; tư vấn mở cửa thông thoáng khí; giặt, vệ sinh chăn màn, vật dụng cá nhân…
Ngoài trường hợp nói trên, BV Bệnh nhiệt đới TƯ cũng đang điều trị cho một bé gái 14 tháng tuổi (Đông Anh, Hà Nội), nghi mắc viêm não mô cầu. Hiện trẻ vẫn tỉnh táo, nằm phòng cách ly.
Video đang HOT
Dù chưa có kết quả xét nghiệm cuối cùng nhưng Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã xử lý môi trường tại gia đình bệnh nhi, lập danh sách 28 người, trong đó có 2 trẻ nhỏ để theo dõi, uống kháng sinh dự phòng.
Viêm não mô cầu xuất hiện rải rác quanh năm, nhưng thường tăng cao vào mùa xuân. Trung bình mỗi năm tại Hà Nội chỉ ghi nhận 5-7 ca.
Thúy Hạnh
Theo Vietnamnet
Những dấu hiệu ngầm cảnh báo cơn đột quỵ nguy hiểm mà bạn nên ghi nhớ
Đột quỵ đã không còn là căn bệnh chỉ dành cho người già, với tỉ lệ xuất hiện trong độ tuổi từ 18 - 30 ngày càng tăng.
Theo thống kê từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ, hàng năm có đến hơn 100.000 phụ nữ dưới tuổi 65 bị đột quỵ. Vốn được coi là một căn bệnh của người già, đột quỵ đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, lây lan đến những người ở độ tuổi thanh thiếu niên. Nguy hiểm hơn, các trường hợp đột quỵ ở người trẻ thường đến rất bất ngờ, nạn nhân hoàn toàn ở trạng thái khỏe mạnh, không bệnh tật. Trong trường hợp bị đột quỵ, thời gian được phát hiện và cấp cứu có ảnh hưởng to lớn đến khả năng điều trị và phục hồi. Nếu tình trạng tai biến không được phát hiện sớm, những thương tổn trong não có thể gây ra hậu quả vĩnh viễn.
Do đó, việc nhận biết được các dấu hiệu tai biến để kịp thời xử lý là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để phát hiện được những dấu hiệu đó? Sau đây là những biểu hiện sớm của cơn tai biến mạch máu não mà bạn cần ghi nhớ kĩ.
Một bên cơ thể của bạn có cảm giác yếu đi hoặc tê liệt
Cảm giác đột ngột mất sức lực hoặc không có cảm giác gì ở một bên của cơ thể là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của cơn đột quỵ. Dấu hiệu này thể hiện rõ ràng nhất ở cơ tay và cơ chân của bạn. Tại sao chỉ một bên của cơ thể bạn có cảm giác này? Đó là do mỗi bán cầu não điều khiển một nửa cơ thể ở phía đối diện. Nếu sự xuất huyết não xảy ra ở bán cầu phải thì phần cơ thể bên trái của bạn sẽ có biểu hiện và ngược lại.
Các cơ một bên mặt của bạn chảy xệ xuống
Cũng với lý do tương tự, khi cơn tai biến đang bắt đầu diễn ra, các cơ mặt của bạn sẽ bị tê liệt dẫn đến cảm giác mặt bị chảy xệ xuống. Một bài kiểm tra nhỏ có thể giúp bạn xác định khi nghi ngờ bị đột quỵ, đó là hãy cố gắng mỉm cười hoặc cử động cơ quanh miệng. Nếu bạn không thể cử động được cơ mặt, hãy lập tức đến bệnh viện ngay.
Bạn bỗng thấy khó khăn khi đọc hoặc nói
Bán cầu não trái của chúng ta có trách nhiệm xử lý ngôn ngữ, nên khi tai biến xảy ra ở vùng này, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng đọc hiểu. Điều này ảnh hưởng đến khả năng nói của bạn, không xử lí được thông tin khi nghe người khác nói, hoặc không thể đọc hay viết chữ được.
Bạn nên phân biệt hiện tượng này với những trường hợp lúng túng trong giao tiếp. Có nhiều lúc chúng ta không tìm ra được một từ thích hợp để nói, nhưng não bộ vẫn ý thức được nội dung của cuộc hội thoại và điều này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Song nếu bạn cảm thấy khó khăn khi nói chuyện đi kèm cảm giác bất lực, không thể phát ra từ hay đột ngột không hiểu người khác đang nói gì, bạn cần được kiểm tra ở cơ sở y tế. Một biểu hiện khác cũng đặc trưng cho dấu hiệu tai biến là sự mất kiểm soát các cơ miệng khiến bạn không thể phát âm một cách rõ ràng, tự nhiên.
Bạn bị đau đầu dữ dội
Những cơn đau đầu nghiêm trọng thường xảy ra khi có sự xuất huyết não. Khi cơn đau đầu xuất hiện, tình trạng xuất huyết đã đến mức độ nguy cấp và bạn cần được cấp cứu ngay lập tức. Đi kèm với đau đầu, người bị đột quỵ có thể còn có các triệu chứng như đau thắt ngực, tim đập nhanh và cảm giác rất khó chịu.
Bạn cũng có thể phân biệt đau đầu do tai biến mạch máu não với các cơn đau đầu do nguyên nhân khác bằng cách quan sát biểu hiện ở mắt và cử động cơ thể. Khi bị đột quỵ, bệnh nhân có thể mất thị lực tạm thời. Thông thường, mắt bạn sẽ không mất thị lực hoàn toàn mà mất thị lực một phần ở cả hai mắt, ví dụ như cả hai bên mắt đều không thể nhìn về phía bên trái. Lúc này, vấn đề không nằm ở mắt hay các dây thần kinh mà là do các vùng xử lí thông tin về hình ảnh ở não đang bị tổn thương và mất chức năng tạm thời. Đối với cử động của cơ thể, đi kèm với cơn đau đầu và choáng váng, bạn có thể cảm thấy mất khả năng cử động phối hợp các bộ phận, không thể đứng hoặc đi lại vững vàng.
Nguồn: Women's Health
Theo Helino
Trẻ bị đau đầu kéo dài coi chừng mắc bệnh Moyamoya Bé gái 13 tuổi tại TP HCM thường xuyên đau đầu phải nghỉ học hơn 4 năm vì điều trị không khỏi. Gần đây cơn đau đầu trở nên nặng hơn, kèm yếu nửa người bên trái nên bé gái phải vào Bệnh viện Nhi đồng 2. Kết quả khảo sát MRI phát hiện nhiều tổn thương nhỏ rải rác ở hai bên,...