Thiếu nữ bị cha đẻ nhốt trong nhà vệ sinh suốt 10 năm
Một thiếu nữ 21 tuổi người Palestine đã bị chính cha đẻ của cô nhốt trong phòng tắm trong suốt 10 năm và chỉ cho cô ra ngoài mỗi khi trời đêm buông xuống.
Cảnh sát Palestine hôm qua cho biết, họ đã giải phóng Baraa Melhem ra khỏi nhà tù tối tăm là một phòng tắm nhỏ trong một ngôi nhà ở thành phố West Bank vào hôm thứ Bảy tuần trước sau khi nhận được tin báo của một người giấu tên.
Sau 10 năm sống trong bóng tối, Baraa Melhem đã được nhìn thấy ánh sáng
Người cha mất nhân tính đã bị cảnh sát bắt và giao nộp cho chính quyền Israrel (vì ông này là công dân Israel) ngay sau đó. Được biết, phiên tòa xét xử ông sẽ diễn ra vào ngày mai.
Baraa Melhem cho biết, bố mẹ cô đã ly dị nhau từ khi cô còn nhỏ. Cô sống với bố và mẹ kế. Baraa bị nhốt trong nhà vệ sinh, không cho ra ngoài từ năm 11 tuổi và cũng không được quyền gặp mẹ. Thức ăn duy nhất của cô gái tội nghiệp này trong suốt thời gian đó chính là bánh mì.
Không những thế, Baraa Melhem còn nhớ lại trong nước mắt, cô thường xuyên bị cha sử dụng dao cạo dâu để cạo tóc và lông mày của cô, thậm chí còn không cho cô được tắm. Mỗi đêm cô bé được thả ra khỏi “nhà tù” từ 1 giờ sáng đến 4 giờ sáng để làm công việc lau nhà. Thứ duy nhất giúp cô liên hệ với thế giới bên ngoài chính là chiếc đài nhỏ mà cô mang theo bên mình.
Video đang HOT
Cô bé đang sống trong nhà của mẹ đẻ
Hiện Baraa đã được an toàn và đang sống cùng với mẹ ruột của cô. Chính tình yêu cuộc sống và niềm tin mãnh liệt đã giúp cô gái tội nghiệp ấy sống sót đến ngày hôm nay. Baraa Melhem nói với các nhà chức trách “Tôi yêu cuộc sống và tôi cần phải sống”.
Hà Thu
Theo Infonet.vn
Vụ cha đẻ đánh đập, bắt con ăn phân: Ác nhân chưa bị xử lý
Người cha vô nhân tính mới bị bắt chưa đầy một tháng đã được thả về. Nhiều người lo lắng liệu người cha này có bị xử lý hay không và số phận của các cháu sẽ ra sao?
Căn nhà nhỏ của bà ngoại - nơi hai chị em Như và Phạm đang tá túc. Ảnh: PT
Công an xã không biết chuyện Ngữ được thả
Ông Nguyễn Xuân Liễu, Trưởng Công an xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ, Hải Dương) cho biết: Ngày 13/11 chị Phạm Thị Lư (mẹ đẻ) của cháu Như và Phạm làm đơn tố cáo đến công an huyện. Sau đó, Công an xã phối hợp cùng công an huyện điều tra sự việc. Tìm hiểu lấy lời khai từ chị Nhâm (mẹ kế), hàng xóm,... nắm tình hình mới biết nội tình câu chuyện. Công an huyện Tứ Kỳ hoàn tất hồ sơ khởi tố và gửi đến VKSND huyện Tứ Kỳ. Ngày 22/11, Công an huyện tiếp tục về lấy lời khai của chị Nhâm. Đến ngày 23/11, Viện KSND huyện Tứ Kỳ ra quyết định bắt tạm giam Nguyễn Văn Ngữ 2 tháng. 17 giờ cùng ngày, Công an xã đã phối hợp với Công an huyện đọc lệnh bắt Ngữ tại nhà.
"Điều khó hiểu là chưa đầy 1 tháng sau khi bắt tạm giam thì Ngữ được về nhà. Việc Ngữ được thả về, địa phương không nắm được, cũng không nhận được thông báo. Cho đến hôm đi qua khu vực cuối thôn, tình cờ nhìn thấy Ngữ tôi mới biết đối tượng được thả. Đến UBND xã hỏi, mọi người cũng không hay biết gì", ông Liễu băn khoăn.
Cũng theo ông Liễu, Ngữ không phải người địa phương. Năm 2009, anh ta lấy chị Nhâm là người thôn Xuân Nẻo nên mới đăng ký tạm trú ở xã Hưng Đạo. Từ ngày về đây, Ngữ không tham gia bất kỳ hoạt động gì ở xã. Sau khi Ngữ bị bắt tam giam, chị Lư cũng chuyển hai cháu về quê ngoại để học và tiện chăm sóc.
Theo phía Công an huyện Tứ Kỳ, bị can Ngữ bị bắt là hoàn toàn tích đáng. "Không có người bố nào lại bắt con mình ăn phân, lại còn bắt con trần truồng từ đầu làng đến cuối làng đi học. Hành động đó không phải của con người nữa!" - một điều tra viên bức xúc. Tuy nhiên, ngày 15/12, Ngữ được thả về theo quyết định của VKSND huyện Tứ Kỳ. Cũng như những người dân địa phương, nhiều điều tra viên Công an huyện Tứ Kỳ tỏ thái độ băn khoăn không hiểu "vì sao bị can Ngữ được về nhà chỉ sau 22 ngày tạm giam".
Trao đổi với chúng tôi về điều này, ông Trần Văn Hiểu, Phó Viện trưởng VKSND huyện Tứ Kỳ giải thích: "Căn cứ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) về chức năng nhiệm vụ của Viện VKSND trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát, điều tra các vụ án hình sự tại các Điều 36 khoản 2, Điều 94 khoản 2 của BLTTHS; xét thấy bị can Ngữ phạm tội ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, không có căn cứ bị can sẽ phạm tội mới hoặc bỏ trốn; xét thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can Ngữ nên VKSND huyện Tứ Kỳ đã ra quyết định thay thế bằng biện pháp ngăn chặn số 01 ngày 15/12/201 (thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú) đối với bị can Nguyễn Văn Ngữ. Quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn này đã được tống đạt đến bị can Ngữ theo đúng quy định của pháp luật và được bàn giao trong hồ sơ vụ án cho cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Tứ Kỳ. Việc anh Ngữ đang có mặt ở nhà chỉ là VKSND thay đổi biện pháp ngăn chặn".
Hành vi dã man, vô nhân tính
Theo đánh giá của luật sư Hương người bố mà hành xử với con như vậy thì phải giám định xem bố có bị tâm thần hay không, vì người bình thường không bao giờ làm như vậy. Ngoài ra, bắt con ăn phân đủ yếu tố để cấu thành tội làm nhục người khác. "Xã hội cần lên án, pháp luật cần xử lý nghiêm minh người cha vô nhân tính này", luật sư Hương nói.
Là người theo dõi khá sát vụ việc, luật sư Nguyễn Thị Hải Hương, Giám đốc Công ty luật Khánh Minh bày tỏ quan điểm: Hành động của Nguyễn Văn Ngữ đủ yếu tố cấu thành 2 tội: "Cố ý gây thương tích" và "làm nhục người khác". Việc bố đối xử với con như vậy kể cả về phương diện pháp luật và đạo đức đều không thể chấp nhận được. Xã hội cần lên án và pháp luật cần trừng trị nghiêm minh.
Trước hết, hành vi đánh đập dã man con đã vi phạm quy định Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Ở góc độ hình sự cũng vi phạm, vì luật này cũng có quy định về hành vi đánh người gây thương tích, đặc biệt là gây thương tích cho trẻ em. Nghiêm trọng hơn, người bị hành hạ lại là trẻ em - con ruột của Ngữ. Vì vậy, có thể xem xét xử lý theo các qui định tại Khoản 2, Điều 151 Bộ luật hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình hoặc qui định tại Điều 110 về tội hành hạ người khác. Đối với cả hai tội danh này thì mức xử phạt cao nhất đều là 3 năm tù giam.
Tuy nhiên, theo luật sư Hương, cần thiết phải đưa các cháu đi giám định để xác định tỷ lệ thương tật làm căn cứ áp dụng khung hình phạt. Do Ngữ có hành vi đánh đập các cháu Như và Phạm nhiều lần, trong khi các cháu đều là trẻ em nên nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì cải tạo không giam giữ từ 3 tháng đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; từ 11% - 31% sẽ bị xử phạt từ 2 - 7 năm tù; từ 31% trở lên áp dụng khoản 3 với mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù.
Theo VNExpress
Vụ cha bắt con ăn phân: Cả nhà đều bị hành hung, đánh mắng Không chỉ vợ cũ và các con riêng của bị Nguyễn Văn Ngữ bị đánh đòn vô cớ mà cả mẹ đẻ, người vợ cưới sau cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Ngất lịm nghe chồng cũ bắt 2 con chung ăn phân Mặc dù đang làm ăn trên Lạng Sơn nhưng hay tin chồng cũ là Nguyễn Văn Ngữ thường xuyên...