Thiếu nữ bị bắt làm nô lệ tình dục tiết lộ về “John thánh chiến mới”
Một thiếu nữ Yazidi đã trốn thoát khỏi những tên khủng bố đồi trụy, vừa mới tiết lộ về tên đao phủ khét tiếng có biệt danh “John thánh chiến mới” của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Nihad Barakat đã bị tên đao phủ khét tiếng của IS Siddhartha Dhar bắt giữ và buôn bán như một món hàng
Thiếu nữ người Yazidi có tên là Nihad Barakat đã từng bị những tên khủng bố đồi trụy IS giam cầm, tra tấn và cưỡng hiếp suốt trong một thời gian dài kể lại rằng, cô đã bị một người đàn ông Anh được mệnh danh là “John thánh chiến mới” bắt giữ và buôn bán cho những tên khác như một món hàng.
Kẻ đó chính là đao phủ khét tiếng Siddhartha Dhar, 34 tuổi, thuộc nhóm khủng bố IS, hiện là một trong những chỉ huy cao cấp nhất trong số các chiến binh nước ngoài ở Mosul, thành trì vững chắc nhất của IS ở Iraq.
Siddhartha Dhar, còn được biết đến với tên khác là Abu Rumaysah, đã trốn sang Syria vào cuối năm 2014. Hắn được mệnh danh là “John thánh chiến mới” sau khi xuất hiện trong một đoạn video tuyên truyền của IS hồi đầu năm nay. Dhar đã bị bắt giữ sáu lần vì bị cáo buộc liên quan đến khủng bố.
Barakat kể: “Dhar đã bắt rất nhiều cô gái Yazidi làm nô lệ tình dục cho hắn. Tên này đóng một vai trò quan trọng trong việc bắt giữ và buôn bán mà đã khiến tôi trở thành một người mẹ mang thai đứa con với một phiến quân tàn ác”.
“Tôi đã buộc phải kết hôn với kẻ cực đoan khét tiếng người Úc Abdul Salam Mahmoud, chỉ một tháng rưỡi trước khi hắn bị giết chết ở Syria. Lợi dụng cơ hội này, tôi đã bỏ trốn. Nhưng những kẻ khủng bố ác ôn lại bắt được tôi ở gần Kirkuk khi tôi đang cố gắng liên lạc với các thành viên trong gia đình. Những tên chỉ huy IS bắt tôi phải vâng lời chúng nếu không tôi sẽ bị giết chết. Còn tên Dhar ngày nào cũng nói rằng, tôi phải kết hôn với một người đàn ông khác”, Barakat tiếp tục kể trong nước mắt.
Rất may, sau nhiều lần nỗ lực, cô đã lén liên lạc được với gia đình qua điện thoại và trốn thoát thành công. Cô đã thực hiện được ước mơ là đoàn tụ cùng bố mẹ, anh chị em, sau thời gian dài xa cách.
Bây giờ, Barakat đang xuất hiện trong một bộ phim truyền hình mới nhiều tập của Anh nhằm tố cáo những tên khủng bố IS độc ác, đê hèn, những kẻ đã biến cô trở thành nô lệ tình dục cho chúng.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Bí mật chưa biết về người phụ nữ đầu tiên được in trên tờ 20 USD
Tubman, người đã mang đến tự do cho hơn 300 nô lệ trên tuyến đường sắt ngầm, sẽ thay thế cho một vị tổng thống khiến 16.000 người Cherokee phải rời bỏ quê hương của họ trên Con đường nước mắt.
Bà Harriet Tubman. (Nguồn: MSN)
Việc Harriet Tubman sẽ thay thế Andrew Jackson trên tờ tiền 20 USD là một sự kiện rất quan trọng vì nhiều lý do
Chủ nô Jackson đã bị đẩy về mặt sau của tờ tiền bởi một cựu nô lệ; Tubman, người đã mang đến tự do cho hơn 300 nô lệ trên tuyến đường sắt ngầm, sẽ thay thế cho một vị tổng thống khiến 16.000 người Cherokee (và hàng ngàn người khác thuộc những bộ lạc bản địa khác) phải rời bỏ quê hương của họ trên Con đường nước mắt (Trail of Tears).
Nhưng kể cả Tubman không thay thế cho Jackson đi chăng nữa, thì tờ 20 USD cũng vẫn là tờ tiền phù hợp nhất để vinh danh bà, vì số tiền 20 USD đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của bà trong 2 tình huống khác nhau.
Thứ nhất, 20 USD là số tiền bà nhận được theo chế độ trợ cấp hàng tháng sau Nội chiến Mỹ, mà trong đó bà đã trợ giúp cho phe Liên bang miền Bắc với vai trò trinh sát và gián điệp.
Số tiền này vẫn ít hơn khoản tiền 25 USD một tháng được chi trả cho những binh sỹ, song đây là kết quả của một cuộc chiến pháp lý lâu dài để được nhận trợ cấp của bà.
Phil Edwards của Vox đã viết về điều này vào năm ngoái, khi chiến dịch truyền thông xã hội nhằm đưa hình ảnh Tubman hoặc một phụ nữ khác lên tờ tiền 20 USD đang ở giai đoạn cao trào.
Nhưng ngay từ trước đó, theo như Yoni Appelbaum của tờ Atlantic đã chỉ ra trên Twitter, số tiền 20 USD đã đóng một vai trò lớn trong nỗ lực của Tubman nhằm giải thoát chính cha mình khỏi ách nô lệ.
Theo MSN.com, trong cuốn tiểu sử đầu tiên của Tubman, cuốn sách "Scenes in the Life of Harriet Tubman" (tạm dịch: Những câu chuyện nhỏ về cuộc đời của Harriet Tubman) xuất bản năm 1869, tác giả Sarah Hopkins Bradford đã kể câu chuyện về nỗ lực của Tubman trong việc giải thoát cha mẹ mình, như một ví dụ về việc bà Tubman hiếm khi yêu cầu bất kỳ điều gì từ người khác như thế nào.
"Dù suy nghĩ rất khiêm tốn về bản thân," Bradford viết, "song bà lại đủ táo bạo trước những mong muốn của sắc tộc mình" - và không sợ làm mất mặt những người có quyền lực, nếu cần thiết.
"Tôi sẽ không đi nếu chưa lấy được 20 USD của tôi."
Trong câu chuyện này, Bradford viết, Tubman tin rằng bà đã được Chúa "chỉ lối" tới xin kinh phí để giải cứu cha mẹ khỏi "một quý ông ở New York," người được Appelbaum xác định là Oliver Johnson, một thành viên nổi bật của phong trào bãi nô.
Khi rời khỏi nhà của một người bạn để tới đó, bà đã nói, "Tôi sẽ tới văn phòng của ông, và tôi sẽ không rời khỏi đó, tôi sẽ không ăn không uống cho tới khi tôi được nhận đủ tiền để giúp cha."
Bà đã tới văn phòng của quý ông này.
"Bà muốn gì, Harriet?" là lời chào đầu tiên bà nhận được.
"Tôi muốn một chút tiền, thưa ông."
"Vậy ư? Bà muốn bao nhiêu?"
"Tôi muốn có 20 USD, thưa ông"
"20 USD? Ai bảo bà tới đây lấy 20 USD?"
"Chúa nói với tôi, thưa ông."
"Vậy tôi nghĩ lần này Chúa nhầm rồi."
"Tôi nghĩ ông ấy không nhầm đâu, thưa ông. Dù gì đi nữa tôi vẫn sẽ ngồi đây cho tới khi tôi nhận được tiền."
Vậy là bà đã ngồi xuống và ngủ. Bà vẫn ngồi đó suốt buổi sáng và buổi chiều, ngủ rồi lại thức, đôi khi thấy văn phòng đầy người, đôi khi lại chẳng có ai ngoài bà.
Trong thời gian đó đã có nhiều người tị nạn đi qua New York, và những người vào văn phòng cho rằng bà là một trong số họ, đang cảm thấy mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi. Đôi khi bà được đánh thức dậy, "Nào, bà Harriet, bà nên đi thôi. Ở đây không có tiền cho bà đâu." "Không, thưa ngài. "Tôi sẽ không đi nếu chưa lấy được 20 USD của tôi."
Cuối cùng, Tubman cũng có được 20 USD - nhưng thậm chí còn nhiều hơn thế. Bradford viết rằng cuối cùng, sau khi ngủ dậy trong văn phòng, bà Tubman đã tìm thấy 60 USD trong túi mình. Nhưng số tiền này không phải từ Johnson; mà là do những người "tị nạn" từng là nô lệ đi qua văn phòng quyên góp cho bà. Họ đã thu được một số tiền lớn để giúp bà Tubman giải phóng cho một người nữa khỏi kiếp nô lệ.
Tubman đã dùng số tiền này để cứu cha mình - người đang bị xét xử vì tội giúp đỡ nô lệ trốn thoát - và đưa ông tới tận Canada, nơi ông không thể bị bắt một lần nữa vào cảnh nô lệ.
Phải thừa nhận rằng, giờ đây đồng 20 USD không thể làm được nhiều điều như thời của bà Tubman nữa. Nhưng khi gương mặt của bà được in lên tờ tiền 20 USD mới, bà sẽ là một phần của mọi giao dịch với số tiền mà ngay cả một thành viên cốt cán của phong trào giải phóng nô lệ cũng không muốn cho bà để bà giải phóng cho cha mình. Và đối với những người biết tới câu chuyện này, đó còn là một lời nhắc nhở về giá trị của đồng 20 USD đối với những người khốn khó hơn mình./.
Theovietnamplus.vn
Mỹ tiết lộ loại vũ khí mới có thể bắn rơi tên lửa đạn đạo Ngày 21/01 theo Telegraph đăng tải, Lầu Năm Góc đã hé lộ một loại vũ khí mới có thể bắn rơi các tên lửa đạn đạo ở các tầm bắn khác nhau. Vũ khí hiện đại này là một loại máy bay không người lái được trang bị các vũ khí laser uy lực có thể hoạt động nhiều ngày trên không ở...