Thiếu nữ Ấn Độ đổi đời sau khi đạp xe 1.200 km chở cha về nhà
Bốn tháng sau khi nổi tiếng nhờ câu chuyện đạp xe 1.200 km để đưa cha bị thương về quê, Jyoti Kamuri (Ấn Độ) được nhiều người giúp đỡ tiền bạc, vật chất.
Tháng 5, Jyoti Kumari (15 tuổi, Ấn Độ) đạp xe 1.200 km trong vòng một tuần để đưa người cha bị thương về quê. Kể từ đó, cuộc sống của nữ sinh đón nhận nhiều thay đổi bất ngờ, VICE đưa tin.
“ Kỳ tích về tình cha con”
Hồi tháng 1, người cha tên Mohan Kumari, làm lái xe kéo ở Delhi, gặp tai nạn và bị chấn thương, phải điều trị. Jyoti cùng mẹ ra thành phố để chăm sóc ông.
Hai cha con Jyoti biết đến thông tin lệnh phong tỏa toàn quốc của Ấn Độ có hiệu lực từ ngày 25/3 cũng là lúc họ sắp sửa cạn tiền.
“Tiền sinh hoạt của hai bố con không còn nhiều và chủ nhà trọ gây sức ép lên chúng tôi, nếu không trả tiền phòng sẽ bị đuổi ra ngoài. Vì không có ai thân thích ở Delhi, chúng tôi quyết định trở về nhà tránh dịch”, cô chia sẻ.
Jyoti Kumari và cha mình đã vượt hơn 1.200 km trong 7 ngày bằng xe đạp để trở về quê nhà ở miền Đông Ấn Độ. Ảnh: NDTV.
Tuy nhiên, chi phí để về quê tốn kém ngoài mức tưởng tượng. Một lái xe tải đòi 6.000 rupee (khoảng 60 USD) cho quãng đường 1.200 km nhưng hai bố con không đủ khả năng chi trả.
Cuối cùng, Jyoti quyết định mua một chiếc xe đạp với giá 500 rupee (6,6 USD). Ngày 10/5, Kumari và bố bắt đầu hành trình. Họ về nhà an toàn vào ngày 16/5.
“Chúng tôi chỉ có 600 rupee (7,9 USD) khi rời Delhi. Tôi thường đạp xe cả ngày lẫn đêm và chỉ nghỉ khoảng 2-3 tiếng tại trạm xăng mỗi tối. Chúng tôi chủ yếu ăn đồ ăn tại các điểm cứu trợ và được một số người tốt bụng cho thêm trên đường đi”, nữ sinh chia sẻ.
Sự việc nhanh chóng thu hút sự chú ý của cả truyền thông Ấn Độ và quốc tế. Nữ sinh nhận nhiều lời ca ngợi về lòng dũng cảm khi đạp xe chở bố về quê.
Câu chuyện của Jyoti còn được Ivanka Trump – con gái Tổng thống Mỹ Donald Trump – ca ngợi là “kỳ tích tuyệt đẹp về sự bền bỉ và tình cha con”.
Jyoti và gia đình được truyền thông săn đón vào thời điểm nhiều người biết tới câu chuyện đạp xe của cô bé. Ảnh: India Times.
Xây nhà mới, ký hợp đồng đóng phim
Bốn tháng kể từ khi bất ngờ được nhiều người biết đến, cuộc sống của gia đình Jyoti thay đổi đáng kể.
Khi tin tức được truyền đi rộng rãi, một quan chức bang Bihar đến thăm Jyoti, kéo theo đó là những đám đông hiếu kỳ tìm đến nhà cô gái ở làng Sirhulli, quận Darbhanga, miền Đông Ấn Độ.
Video đang HOT
Đây từng là nơi hẻo lánh, ít người biết tên, cho đến khi Jyoti bất ngờ nổi tiếng. Từ chỗ dân cư thưa thớt, hầu hết người dân đều tìm đến các thành phố lớn làm việc, Sirhulli đón nhận nhiều phóng viên, đài truyền hình tìm về.
Trong nhà kho, 8 chiếc xe đạp được xếp chồng chất vào nhau. Đây là món quà do các quan chức địa phương, tổ chức phi chính phủ và những người mến mộ, dành tặng cho Jyoti.
“Tôi khá thích thú khi nhận được nhiều sự chú ý tới vậy. Khi đó, ngôi làng tấp nập người đến người đi”, Jyoti cho biết.
Jyoti đã nhận được khoảng 120.000 rupee (1.625 USD) từ các chính trị gia địa phương. Một cựu bộ trưởng còn hứa hẹn tài trợ tiền học và chi phí tổ chức đám cưới cho cô.
“Một người đàn ông ở Mỹ thậm chí đề nghị nhận tôi làm con nuôi vì ông ấy không có con gái. Ông ấy gửi tiền hàng tháng để tôi mua thức ăn cho cả nhà và liên tục mời tôi sang Mỹ. Tôi thỉnh thoảng có nói chuyện với ông”, Jyoti kể lại.
Jyoti (áo hồng) chụp ảnh bên cạnh cha mẹ. Ảnh: VICE.
Thiếu nữ 15 tuổi còn được Hiệp hội Đua xe đạp Ấn Độ chào đón và mời tham dự thi đấu chuyên nghiệp. Nữ sinh hào hứng trước cơ hội này và cho biết khi các quy định hạn chế đi lại được dỡ bỏ hoàn toàn, cô sẽ cân nhắc đến Delhi để tập luyện nghiêm túc.
Ngoài ra, cô gái còn ký 2 hợp đồng đóng phim và được trả trước một khoản thù lao.
“Jyoti là biểu tượng của lòng dũng cảm. Với tư cách là một nhà làm phim, tôi muốn hiểu điều gì đã khiến cô ấy đưa ra quyết định táo bạo như vậy”, nhà sản xuất Vinod Kapri cho hay.
Chuẩn bị bận rộn với nhiều kế hoạch trước mắt, Jyoti hiện tranh thủ thời gian rảnh rỗi để học thêm tiếng Anh.
Nhờ số tiền được tặng thưởng, gia đình cô gái 15 tuổi đã xây dựng ngôi nhà mới với bốn phòng sinh hoạt và một nhà vệ sinh. Từ hoàn cảnh nghèo khó, giờ cả nhà đã có cuộc sống no đủ hơn, nhờ vào hành động của con gái.
Phulo Devi, mẹ của Jyoti, thừa nhận cuộc sống của cả gia đình “đã không còn giống như trước”.
“Tôi không quay lại công việc đồng áng ngoài ruộng nữa”, bà nói.
Trước kia, bà Devi làm thuê tại trang trại và các công trường xây dựng. Thu nhập một ngày chỉ ở mức 180 rupee (2,4 USD), trong khi khoản vay để chữa trị cho cha của Jyoti lên đến 100.000 rupee (1.354 USD).
Mohan Kumuri, cha của Jyoti, thừa nhận bản thân cảm thấy hơi buồn khi báo giới không còn kéo đến làng đông như trước. Người cha vừa nói vừa lật giở cuốn album cất đầy hình ảnh lưu niệm họ chụp cùng mọi người.
Ông cho hay việc bỗng dưng nổi tiếng khiến hàng xóm láng giềng ít nhiều nảy sinh đố kỵ với gia đình mình, nhất là khi nhiều người trong làng đang lâm vào cảnh thất nghiệp, đói ăn, không biết bao giờ mới có thể quay về làm ở các thành phố lớn.
Jitendra Kumar (26 tuổi) đứng đối diện ngôi nhà của ông Kumuri với ánh mắt buồn bã và nói mình đã hết hy vọng. Sau khi thất nghiệp, Kumar mắc kẹt ở nhà kể từ cuối tháng 3.
“Truyền thông kéo đến đây vì Jyoti. Không ai bận tâm về những người thất nghiệp như chúng tôi”, anh nói.
Dập máy phũ phàng trước bố chồng tương lai, cô gái 21 tuổi chẳng ngờ mình sẽ trở thành đệ nhất phu nhân giàu nhất châu Á, làm cánh tay phải đắc lực của chồng
Từ một cô vũ công sinh ra trong tầng lớp trung lưu, Nita Ambani đã khẳng định bà xứng đáng ngồi vào vị trí "Đệ nhất phu nhân của thương trường Ấn Độ".
Anh là một chàng trai trẻ, khiêm tốn và muốn xây dựng cơ nghiệp riêng cho bản thân. Cô là một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và tham vọng. Cả hai được giới thiệu cho nhau, rơi vào lưới tính và kết thúc bằng một đám cưới ngọt ngào viên mãn.
Đây không phải là truyện cổ tích mọi người vẫn hay đọc trong sách, mà là câu chuyện tình yêu có thực của vợ chồng tỷ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani và Nita Ambani.
Cả gan cúp máy... bố chồng tương lai
Nita Ambani (họ thời con gái là Dalal) sinh năm 1963 trong một gia đình trung lưu ở ngoại ô Mumbai (Ấn Độ). Cha bà là giám đốc cấp cao của công ty Birla, còn mẹ là một nghệ sĩ múa nổi tiếng.
Được thừa hưởng sự giáo dục hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, Nita và các chị em dần trở thành những con người độc lập và tự tin. Họ vẫn sẵn sàng làm những điều mình muốn ngay cả trong xã hội Ấn Độ vốn hay trọng nam khinh nữ.
Ngay từ bé, Nita đã có một niềm đam mê mãnh liệt với bộ môn múa Bharatnatyam. Bà cảm thấy múa giúp mình tới gần với Chúa hơn; đây cũng là cách mà bà tập thiền và kết nối với thế giới nội tâm của mình. Thế nhưng, Nita chẳng thể nào đoán được rằng chính sở thích thuở ấu thơ này lại là sợi chỉ hồng buộc mình với người chồng tương lai.
Nita Ambani trổ tài múa trong một sự kiện.
Khi đang say sưa biểu diễn tại một lễ hội nọ, bà không mình rằng mình đã lọt vào mắt xanh của Dhirubhai Ambani - người sáng lập tập đoàn Reliance Industries Limited (RIL). Ấn tượng vì vẻ đẹp và tài năng của Nita, ông Dhirubhai và vợ quyết tâm phải đưa bằng được bà về làm con dâu dòng họ Ambani.
Hôm sau, Nita đang ở nhà thì nhận được một cuộc điện thoại bất ngờ. Đầu dây bên kia nói: "Tôi là Dhirubhai Ambani". Không đợi cho người lạ tiếp tục, Nita trả lời ngay: "Ông gọi nhầm số rồi" và cúp máy. Bà chỉ coi đây là trò đùa của ai đó, bởi làm sao người đứng đầu gia tộc Ambani giàu có và danh tiếng bậc nhất Ấn Độ lại gọi điện cho một cô gái bình thường như mình.
Thế nhưng, chuông điện thoại lại reo lên một lần nữa, vẫn cùng một giọng nói: "Tôi là Dhirubhai Ambani. Tôi có thể nói chuyện với Nita được không?". "Nếu ông thật sự là Dhirubhai Ambani, vậy thì tôi là Elizabeth Taylor rồi!", Nita lạnh lùng đáp rồi lại cúp máy tiếp.
Phải đến cuộc điện thoại thứ ba thì cha của Nita mới nghe máy. Hóa ra, ngài Ambani muốn mời Nita đến văn phòng của công ty để trực tiếp bàn chuyện. Sau khi nghe ông Dhirubhai Ambani hỏi "Cháu có muốn gặp con trai Mukesh của bác không?", Nita mới tin đây là sự thật.
Dù được cha mẹ mai mối, nhưng cuộc hôn nhân giữa Nita và Mukesh không phải do sắp đặt mà là "yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên".
Cái kết đẹp như phim cho một chuyện tình cổ tích
Ban đầu đầu, cả hai gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hẹn hò do xung đột về thời gian. Là doanh nhân, Mukesh rất bận rộn và thường xuyên phải làm việc đến tận 11h đêm. Trong khi đó, Nita phải tuân thủ giờ giới nghiêm mà cha mẹ đặt ra là 12h. May thay, vì là giáo viên nên Nita vẫn dành ra được một chút thời gian ăn trưa. Cặp đôi cố gắng bên nhau nhiều nhất có thể dù thời gian eo hẹp đến mức nào.
Nhiều người sẽ nghĩ rằng tình yêu của Mukesh và Nita được bồi đắp bởi những món quà đắt tiền và khối gia sản kếch xù mà nhà Ambani sở hữu. Thế nhưng, chính tính khiêm nhường và giản dị của Mukesh mới là thứ chiếm trọn con tim Nita và khiến bà bất ngờ nhất.
Trong một buổi hẹn hò, Nita yêu cầu Mukesh bỏ lại chiếc xe Mercedes quen thuộc và đi cùng bà bằng xe buýt giống như những cặp tình nhân bình thường khác. "Ghế tốt nhất là ghế đầu tiên ở tầng trên cùng của xe buýt 2 tầng", bà nói. Vì Nita, người thừa kế gia tộc Ambani không ngại ngần làm theo và cả hai đã có một chuyến đi chơi biển đáng nhớ. Việc tiền bạc không làm Mukesh trở nên ngạo mạn đã khiến Nita càng thêm yêu người chồng tương lai này. Bà từng tiết lộ trong một buổi phỏng vấn: "Tôi đã vui sướng tột độ khi anh ấy đồng ý".
Chỉ sau 7 lần hẹn hò, Mukesh và Nita đã chắc chắn mình sinh ra để dành cho nhau. Màn cầu hôn của hai người lãng mạn chẳng khác nào một bộ phim, là minh chứng rõ nhất cho câu nói "tình yêu là mù quáng".
Giống như bao ngày bình thường khác, cặp đôi chở nhau đi chơi khắp phố phường Mumbai. Tới chỗ đèn giao thông ở phố Peddar, Mukesh bỗng dừng xe lại trong sự ngạc nhiên của Nita. Lúc đó là 7h30 tối - giờ cao điểm của thành phố. Bà chỉ kịp thốt lên "Chuyện gì vậy" trước khi nghe thấy người yêu mở lời: "Em sẽ lấy anh chứ?".
Khi ấy, Nita vẫn còn khá phân vân về tương lai phía trước. Bà muốn tốt nghiệp xong xuôi rồi mới nghĩ tới chuyện kết hôn. "Mukesh! Em thực sự không biết nữa...", cô gái 21 tuổi hoang mang đáp. Thế nhưng, Mukesh vẫn tiếp tục kiên trì hỏi: "Em sẽ lấy anh chứ? Hãy trả lời anh đi, nếu không anh sẽ không khởi động xe đâu...". Sau lưng hai người là một hàng dài những đoàn xe nối đuôi nhau. Đến lúc này, Nita đành phải chịu thua trước tình yêu mãnh liệt của Mukesh: "Được rồi, em đồng ý. Em sẽ lấy anh".
Vợ chồng tỷ phú Ambani khi còn trẻ.
Không cam phận làm cái bóng sau lưng chồng
Trong vòng ba năm đầu kết hôn, cứ đến 7h tối là Nita lại có mặt ở nhà để bồi dưỡng kiến thức kinh doanh cùng cha chồng. "Câu hỏi của ông luôn bất ngờ, đang từ thị trường chứng khoán Argentina lại nhảy sang chính trị Ấn Độ. Ông ấy cho phép tôi được tự do khám phá bản thân", Nita cho biết. Nhờ quãng thời gian làm dâu trong nhà Ambani, Nita đã học hỏi được rất nhiều điều quý giá để hỗ trợ chồng trên thương trường.
Khi ông Dhirubhai mất, nhiều người nghĩ rằng tập đoàn RIL rồi sẽ lụi tàn vì mất đi đầu tàu. Thế nhưng, vợ chồng Mukesh và Nita đã không phụ lòng cha, biến sản nghiệp gia đình trở thành một tập đoạn có giá trị lên tới 123,3 tỷ USD như hiện nay. Một phần công sức trong đó chính là nhờ Nita Ambani, bởi bà không cam chịu trở thành cái bóng của chồng. "Tôi nói với Mukesh ngay từ đầu rằng tôi không muốn chỉ là một vật trang trí", Nita khẳng định.
Tháng 6/2014, Nita Ambani là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị của RIL. Bà cũng giữ vai trò quan trọng trong các sáng kiến của Reliance CSR và không ngừng đóng góp trong lĩnh vực nông thôn, y tế, giáo dục, thể thao, nghệ thuật... - tất cả vì sự phát triển của xã hội Ấn Độ - suốt hơn 20 chục năm qua. Thậm chí, người phụ nữ này từng gây ấn tượng khi tổ chức thành công đêm tiệc khai mạc dịch vụ điện thoại 4G vào năm 2015, với hơn 75.000 người tham gia trên nền tảng web, thu hút sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng ở Ấn Độ.
Một người bạn của gia đình - Giám đốc Nhà xuất bản Shobhaa - từng nhận xét: "Nita đã biến mình thành một nữ doanh nhân năng động của Ấn Độ. Với tư chất thông minh và khả năng nắm bắt cơ hội, cô không chấp nhận làm cái bóng phía sau mà cùng chia sẻ cả vinh quang lẫn khó khăn với chồng mình".
Nita nói rằng: "Nếu bạn đủ đam mê với những gì đang làm, bạn sẽ có kết quả tốt". Dù kiến thức về cricket là con số 0, bà vẫn quyết tâm vực dậy đội bóng cricket Mumbai đang "đội sổ" bảng xếp hạng mà chồng mình đã mua. Suốt 365 ngày tiếp theo, bà ăn ngủ cùng cricket, xem tất cả các trận đấu dù là trực tiếp hay qua TV và thường xuyên trò chuyện cùng đội. Nhờ vậy mà đội bóng này đã dần dần hồi sinh và đi thẳng tới chức vô địch.
Dù bận rộn với công việc nhưng Nita Ambani chưa một giây nào lơ là gia đình. Bà luôn cố gắng là tấm gương sáng để các con noi theo. Những đứa trẻ nhà Ambani vẫn thường xuyên đi lại bằng phương tiện công cộng, nhận tiền tiêu vặt chỉ 5 rupee/ngày (~1.500 đồng). Vợ chồng Mukesh và Nita cũng rất tôn trọng ý kiến riêng của các con. "Các con nghĩ khác chúng ta. Thật khác lạ khi nhìn sự việc theo cách của chúng. Thế giới của lớp trẻ đầy năng lượng, tích cực, năng động", bà nói.
Không đủ tiền đi xe khách, cô gái đạp xe chở bố hơn 1.200 km về quê Thấy chân bố bị thương, Jyoti Kumari (15 tuổi, Ấn Độ) dùng xe đạp chở ông đi hơn 1.200 km về quê do cả hai không đủ tiền đi xe khách. Nữ sinh Jyoti Kumari (15 tuổi) mới đây được truyền thông Ấn Độ ca ngợi về lòng dũng cảm khi đạp xe chở bố về quê tránh dịch. Cụ thể, hai bố...