Thiếu nữ 17 tuổi tố bị cha mẹ nuôi bạo hành, cưỡng bức
Cha mẹ ly hôn rồi lần lượt đi bước nữa, T. bị đem cho làm con nuôi gia đình khác. Từ đây em luôn phải sống trong những trận đòn roi bạo hành…
Đó là trường hợp em L.T.C.T (Trường Long – Phong Điền – Cần Thơ). Năm nay T. 17 tuổi nhưng chỉ nặng 34kg, người nhỏ thó, gầy còm, trên cơ thể chằng chịt các vết sẹo; sẹo mới chồng lên thẹo cũ… Gặp T. nhiều người nghĩ em đang là học sinh tiểu học.
Đơn tố cáo của gia đình em T. gửi cơ quan chức năng
Trong đơn gửi báo Dân trí, ông Lê Quang Phong – chú ruột của T. cho biết, T. là con ruột của anh trai ông. Do hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện nuôi con nên lúc T. lên 10 tuổi đã bị đem cho làm con nuôi ông Trần Văn V. và bà Nguyễn Thị Ngọc Tr. (ngụ ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ).
Mới đây khi cha T. qua đời, T. về chịu tang cha xong thì nhất quyết không chịu về ở với cha mẹ nuôi nữa. Cả gia đình gặng hỏi thì T. khóc, kể: Từ khi về ở với vợ chồng V. – Tr. những ngày tháng tủi cực bắt đầu xảy ra với T. Những trận “mưa roi” đã trở thành cơm bữa. Nhưng T. không dám hé môi một câu vì mẹ nuôi hù dọa, nếu để người ngoài biết thì sẽ bị banh mặt.
Sáng 28/1, tiếp xúc với phóng viên, T. ngậm ngùi kể về quãng thời gian làm con nuôi cay đắng của mình. T. nói: “Con nhớ năm đó cha mẹ nói nhận con về rồi cho con đi học nhưng con chỉ học được nửa năm thì mẹ bắt con nghỉ ở nhà phụ mẹ bán hàng sơn đến bây giờ. Nhưng động một tí là mẹ cào cấu, ngắt nhéo, đánh đập con, thậm chí có ngày mẹ đánh con đến 5 lần…”.
Các vết sẹo chằng chịt trên người em T.
Video đang HOT
T. nói rất nhiều lần bị mẹ đánh không có lý do. Có những lần mẹ nuôi dùng dép đang đi dưới chân đánh liên tục vào mặt T. Sau đó mặt T. sưng và tím bầm lên, mẹ nuôi kêu tự đi mua thuốc uống và không được “lai vãng” trước cửa hàng để không ai nhìn thấy.
“Hàng ngày con phải làm tất tần tật việc nhà, sau đó ra phụ mẹ bán sơn ở cửa hàng. Còn đêm đến con phải đấm, bóp cho mẹ xong rồi qua đấm, bóp cho cha, nhiều hôm đến 1h sáng mà cha cũng không bằng lòng. Mỗi lần con đấm bóp cho cha thì cha lại sờ soạng lung tung trên người con, vì lúc đó mẹ đã ngủ.
Những hôm mẹ đi vắng, cha kêu con vào phòng đấm, bóp cho cha xong rồi cha cưỡng hiếp con luôn. Con đau đớn la lên thì cha cấm không cho la. Lần mới nhất cách đây 4 tháng, cha cưỡng bức con xong rồi dặn nếu con lỡ có bầu thì kể với mẹ là bị bọn ác vào nhà hãm hại” – T. nghẹn ngào kể.
Nhận đơn tố cáo của gia đình ông Phong, PV Dân trí đã tới gặp vợ chồng ông V. – bà Tr. Cả 2 đều khẳng định không hành hạ, đánh đập T. mà ngược lại còn thương yêu, chăm sóc em như con ruột của mình. Về việc đấm, bóp hàng đêm, bà Tr. cho rằng thỉnh thoảng có bôi kem nên nhờ T. thoa hộ.
Đặt vấn đề vì sao trên người T. chằng chịt các vết sẹo, vợ chồng ông V. – bà Tr. đều nói rằng do T. bị mụn nhọt nên để lại sẹo.
Chứng nhận của bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ về tổn thương trên cơ thể T.
Ông V. nói thêm: “Mấy hôm nay gia đình tôi rất hoang mang về vụ việc bé T. đổ tội hành hạ, cưỡng bức. Vợ chồng chúng tôi cũng mong muốn cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc để đưa sự việc ra pháp luật trả lại uy tín, danh dự cho gia đình chúng tôi”.
Cùng ngày, Trung tá Đinh Văn Nơi- Trưởng công an huyện Phong Điền – cho biết, cơ quan này đã tiếp nhận hồ sơ, đang chia làm nhiều mũi để tiến hành xác minh đơn tố cáo của nạn nhân, đồng thời đã viết giấy giới thiệu T. đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ để khám chuyên khoa sản, ghi nhận các dấu vết tổn thương trên thân thể và cấp y chứng phục vụ cho công tác xác minh tố giác.
Chiều 28/1, trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết đã có chứng nhận nạn nhân L.T.C T có vết rách cũ ở màng trinh. Hiện tại bệnh viện đang tiến hành khám các dấu vết tổn thương cũ và mới ở trên cơ thể.
Hoàng Tùng
Theo Dantri
Dê của hộ nghèo "vào nhầm" nhà Bí thư Huyện ủy
Để giúp người nghèo huyện Thạch Thành phát triển chăn nuôi, thoát nghèo, UBND thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) đã cấp cho Thạch Thành 24 con dê. Tuy nhiên, một nửa số dê này lại bị "cấp nhầm" cho Bí thư Huyện ủy.
Theo chương trình kết nghĩa giữa ông Tạ Ngọc Phước - Bí thư Thị ủy Bỉm Sơn và ông Đỗ Minh Qúy - Bí thư Huyện ủy Thạch Thành vào tháng 3/2014, thị xã Bỉm Sơn hỗ trợ Thạch Thành 7 nội dung chương trình; trong đó có nội dung hỗ trợ giống vật nuôi để xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi dưới tán rừng.
Theo đó, trong năm 2014, thị xã Bỉm Sơn thực hiện trao 2 đợt dê giống cho các hộ nghèo huyện Thạch Thành với tổng số 60 con, trị giá 250 triệu đồng. Xã Thành Yên, huyện Thạch Thành được chọn làm nơi cấp phát dê đợt 1 và các đối tượng được thụ hưởng là hộ nghèo. Tuy nhiên, ngay trong đợt cấp phát đầu tiên, nửa số dê đã không tới được tay người nghèo.
Số dê "vào nhầm" nhà Bí thư Huyện ủy đã được giao lại cho hộ nghèo.
Cụ thể, đợt thứ nhất Bỉm Sơn trao 24 con dê vào ngày 3/6/2014 cho 6 hộ nghèo ở xã Thành Yên. Tuy nhiên, chỉ có 12 con dê được cấp đúng đối tượng là hộ nghèo gồm 3 hộ: ông Đinh Văn Liên (thôn Thành Tân); Đinh Văn Phú (thôn Yên Sơn 1) và Đinh Văn Phước (thôn Yên Sơn 2), mỗi hộ nhận 4 con dê.
12 con dê còn lại được trao cho 3 hộ khác là ông Đỗ Quang Phê, Đỗ Văn Thi và Nguyễn Văn Quý. Điều đáng nói là ông Phê và ông Thi là cháu ruột của ông Đỗ Minh Quý, Bí Thư Huyện ủy Thạch Thành; còn ông Nguyễn Văn Quý là cán bộ địa chính xã. Theo xác nhận của Trưởng Công an xã Thành Yên, cả 3 ông này không có hộ khẩu thường trú ở xã Thành Yên và cũng không phải là hộ nghèo.
Sau khi ký xác nhận, 12 con dê trao sai đối tượng được đưa vào thẳng vào trang trại chăn nuôi của vị Bí thư Huyện ủy Thạch Thành Đỗ Minh Quý (nằm ở thôn Thành Trung). 6 tháng sau khi đàn dê "đi nhầm" vào trang trại của lãnh đạo huyện, vụ việc mới bị người dân phát giác.
Về việc này, ông Đỗ Minh Quý, Bí thư Huyện ủy Thạch Thành, thừa nhận việc xã đưa 12 con dê vào trang trại của mình nhưng ông lý giải: Ông nghĩ đó là dê được phân bổ từ dự án của Bộ Khoa học công nghệ về phát triển chăn nuôi giúp đồng bào huyện miền núi thoát nghèo (Dự án được Trung ương hỗ trợ 2,4 tỉ đồng, mỗi hộ được cấp hơn 10 con) chứ không biết đó là dê hỗ trợ của thị xã Bỉm Sơn. Ông cũng cho biết, sau khi phát hiện "nhầm lẫn", ngày 13/1/2015, ông đã yêu cầu cấp lại dê ngay cho các hộ nghèo (!?).
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trương Văn Gương, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Thành Yên, xác nhận việc đưa 12 con dê vào trang trại ông Quý là có thật. Tuy nhiên, ông Gương cho biết, do trên phân bổ, xã thấy cũng "không đáng là bao" nên xác nhận và đưa dê vào trang trại ông Quý để... dê được chăm sóc tốt hơn.
Cũng theo ông Gương thì hiện toàn xã Thành Yên có 252 hộ nghèo và 3 hộ nhận số dê để đưa vào trang trại ông Qúy không phải hộ nghèo. Việc trao dê sai đối tượng xã đã khắc phục và rút kinh nghiệm. Chiều 13/1/2015, huyện Thạch Thành "sửa sai" bằng cách bắt 12 con dê từ trang trại của Bí thư Huyện ủy ra phân phát lại cho 3 hộ nghèo gồm: ông Đinh Văn Phước, ông Quách Văn Chung và ông Đinh Văn Cảnh, cùng ở thôn Yên Sơn 2.
Ông Phạm Bích Ngọc, Trưởng Trạm khuyến nông huyện Thạch Thành, lý giải: "Số dê cấp không đúng đối tượng là ý đồ của xã chọn 3 hộ không phải hộ nghèo, vì giống dê lai cần có kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, trong khi hộ nghèo chưa có đủ điều kiện, đăc biệt là chuồng trại, kỹ thuật, nên xã Thành Yên mới chọn 3 hộ có đủ các yếu tố trên để đưa dê vào nuôi, phát triển, sau đó mới nhân giống và đưa lại số dê cho hộ nghèo. Xã nghĩ như vậy là hợp lý, nhưng về đối tượng là không đúng nên sau khi phát hiện ra việc đó, chúng tôi đã cho khắc phục ngay".
Ông Ngọc cũng cho hay, đến nay huyện Thạch Thành đã nhận của thị xã Bỉm Sơn 2 đợt hỗ trợ dê, tổng cộng 60 con, trị giá 250 triệu đồng.
Bình Minh
Theo Dantri
BVĐKTƯ Cần Thơ bị cưỡng chế xử phạt do xả thải ra môi trường Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường (C49) đã ra quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường với hình thức tăng nặng đối với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, do cố tình xả thải trực tiếp ra môi trường. Quyết định cưỡng chế...