Thiếu niên nôn ra máu, đi ngoài phân đen suốt 3 tuần, bác sĩ kiểm tra khắp người không phát hiện ra bệnh, đến khi bảo há miệng ra thì nguyên nhân mới phơi bày
Bác sĩ kiểm tra khoang miệng phát hiện răng hàm trên bên phải của Tiểu Cường đang ra máu.
Bác sĩ Thái Cảnh Trung, bệnh viện E-DA Hospital, chia sẻ về trường hợp nam sinh trung học tên là Tiểu Cường (17 tuổi, đến từ Cao Hùng, Đài Loan) có biểu hiện nôn ra máu và đi ngoài phân đen suốt 3 tuần.
Tiểu Cường từng đến khám tại một phòng khám địa phương và bác sĩ hoài nghi cậu nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) từ mẹ. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị thì triệu chứng vẫn không giảm. Sau cùng, Tiểu Cường chuyển đến bệnh viện E-DA Hospital để khám chuyên khoa.
Bác sĩ Thái Cảnh Trung cho biết: “Trong lúc hội chẩn, bỗng nhiên bệnh nhân nôn ra một ngụm máu khiến tôi kinh hãi lập tức cho bệnh nhân nhập viện. Bệnh nhân được sắp xếp kiểm tra nội soi dạ dày và phát hiện dạ dày và tá tràng đều là máu. Điều kỳ lạ là đã kiểm tra 3 lần vẫn không thấy vết loét trong dạ dày của bệnh nhân”.
Bác sĩ Thái Cảnh Trung, bệnh viện E-DA Hospital
Bác sĩ Thái Cảnh Trung phán đoán Tiểu Cường nôn ra máu nhất định là có nguyên nhân khác. Bác sĩ hỏi Tiểu Cường: “Cháu có bị ho lâu, ho ra máu không?”. Tiểu Cường lắc đầu. Bác sĩ nhận thấy triệu chứng của Tiểu Cường cũng không giống lao phổi là tổn thương niêm mạc và xuất huyết do ho lâu ngày.
Bác sĩ tiếp tục hỏi: “Cháu có bị viêm mũi dị ứng không?”. Từng điều trị cho một bệnh nhân ngoáy mũi dẫn đến xuất huyết nên bác sĩ đã liên tưởng đến vấn đề này, tuy nhiên Tiểu Cường lần nữa lắc đầu. Sau khi hỏi nhiều câu, bác sĩ vẫn không thể tìm ra nguyên nhân chính xác.
Bác sĩ Thái Cảnh Trung chia sẻ: “Ban đầu tôi không nghĩ là do ra máu miệng, nhưng mãi vẫn không tìm ra nguyên nhân nên tôi quyết định kiểm tra khoang miệng của bệnh nhân. Ngay khi bệnh nhân há miệng, tôi phát hiện bên trong đều là máu”.
Bác sĩ kiểm tra khoang miệng phát hiện răng hàm trên bên phải của Tiểu Cường đang ra máu. Hóa ra, Tiểu Cường từng bị bệnh nha chu, dạo gần đây thiếu niên đeo niềng răng khiến nướu răng bị kích ứng nên gây ra hiện tượng xuất huyết.
Bác sĩ kiểm tra khoang miệng phát hiện răng hàm trên bên phải của Tiểu Cường đang ra máu.
Video đang HOT
Bác sĩ Thái Cảnh Trung thông tin thêm, máu tươi từ khoang miệng sau khi xuống dạ dày tiếp xúc với axit dạ dày sẽ biến thành màu đen và đây cũng là lý do khiến bệnh nhân đi ngoài phân đen suốt 3 tuần.
Gia đình bệnh nhân có mẹ nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, là nguyên nhân gây loét dạ dày, do đó khi bệnh nhân đi khám tại phòng khám bên ngoài rất dễ bị chẩn đoán sai, bởi lúc đó bác sĩ tại phòng khám không chú ý liệu bệnh nhân bị xuất huyết bắt nguồn từ dạ dày hay là khoang miệng. Sau khi bệnh nhân được khuyên chuyển sang nha khoa điều trị, tình trạng nôn ra máu và ngoài phân đen đã biến mất.
Bệnh nha chu (Periodontitis) là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng.
Viêm nha chu là bệnh phổ biến và có thể phòng ngừa được. Nguyên nhân của bệnh thường là do vệ sinh răng miệng kém. Đánh răng ít nhất hai lần/ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và kiểm tra răng miệng thường xuyên có thể phòng ngừa bệnh viêm nha chu thành công và làm giảm cơ hội phát triển nặng hơn của bệnh.
Nướu khỏe mạnh có màu hồng, cứng và vừa khít quanh răng. Các triệu chứng của bệnh nha chu có thể bao gồm:
Nướu bị sưng.
Nướu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm.
Nướu dễ ra máu.
Nướu không bao chặt răng, làm cho răng trông dài hơn bình thường.
Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu.
Mủ giữa răng và nướu.
Hôi miệng.
Răng lung lay.
Đau khi nhai.
Người bệnh chọn phía bên không đau để nhai thức ăn.
5 điều cần làm để ngừa ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý ung thư tiêu hóa thường gặp hiện nay và ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.
Theo TS.BS Phạm Văn Bình, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Robot, Trưởng khoa Ngoại bụng 1 Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) thống kê mới nhất của tổ chức Y tế thế giới năm 2018 cho thấy ước tính trên thế giới có hơn 1.033.000 ca ung thư dạ dày mới mắc và số ca tử vong là khoảng 800.000 ca. Đây là con số rất đáng báo động. Ở Việt Nam ước tính năm 2018 có 17.527 ca ung thư dạ dày mới mắc, và tỷ lệ tử vong là hơn 15.000 ca.
"Căn bệnh này hiện ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Chúng ta thấy rằng ung thư dạ dày là bệnh lý ung thư tiêu hóa đáng phải được quan tâm, và đáng phải được đầu tư nghiên cứu điều trị tốt hơn", TS Bình nhấn mạnh.
TS.BS Phạm Văn Bình, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật nội soi Robot, Trưởng khoa Ngoại bụng 1 Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội)
Theo chuyên gia, ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân đến với dấu hiệu đau vùng thượng vị một cách mơ hồ, đau có thể lan ra sau lưng kèm theeo bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và cảm giác nóng rát. Trong những trường hợp bệnh ung thư tiến triển hơn thì các dhấu hiệu cũng rõ hơn .
Chẳng hạn, bệnh nhân có khối u lớn, gây hẹp một phần dạ dày, bệnh nhân có thể đau, buồn nôn, và thể trạng toàn thân thiếu máu, gầy sút. Đấy là những biểu hiện bệnh tiến triển của ung thư giai đoạn muộn hơn.
Một số dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày bạn cần lưu ý:
- Đầy tức bụng:
Theo TS Bình, lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn. Cảm giác nhanh no này có thể do khối u gây ra, nhưng cũng có thể do tình trạng không phải ung thư mà là đầy bụng - xảy ra khi một người có cảm giác rằng có thứ gì đó đang cản trở dạ dày của mình.
- Chán ăn: Mất cảm giác thèm ăn chắc chắn là một điều cần hết sức chú ý.
- Sụt cân chưa rõ nguyên nhân, mệt mỏi: Sút nhiều cân trong thời gian ngắn, kèm theo cảm giác luôn no, chán ăn buồn nôn, mệt mỏi thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày.
- Nôn ra máu, ợ chua, đầy bụng sau khi ăn, đi ngoài phân màu bất thường thì rất có thể bạn đã mắc ung thư dạ dày.
Chuyên gia lưu ý, ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì thế, nếu như thấy những dấu hiệu trên bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, điều trị kịp thời.
Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa
Để phòng ngừa ung thư dạ dày, TS Bình khuyên nên duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E. Đồng thời, hạn chế ăn đồ ăn mặn vì chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất độc nguy cơ gây ung thư.
Ngoài ra, cũng cần hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên; lý do vì qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư. Đặc biệt nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích. Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.
Người dân cũng cần có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.
"Và quan trọng nhất là tầm soát ung thư dạ dày để bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu được phát hiện sớm căn bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát tốt, chất lượng điều trị hiệu quả rất cao", TS Bình nhấn mạnh.
Điều trị ung thư dạ dày là điều trị đa mô thức, phẫu thuật, hóa chất, xạ trị. Trong đó phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất mang tính chất triệt căn. Trong phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày có 2 phương pháp, một là phẫu thuật kinh điển mổ cắt toàn bộ hoặc gần toàn bộ, nạo vét hạch trong ung thư dạ dày. Phương pháp thứ 2 là phẫu thuật nội soi, từ nội soi 2D đến nội soi 3D...
Lười đánh răng có thể làm tăng nguy cơ ung thư Thói quen lười đánh răng sẽ khiến khoang miệng tích tụ nhiều vi khuẩn, tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ ung thư. Nghiên cứu mới được công bố bởi các nhà khoa học Đại học California (Mỹ) cho thấy, những mầm bệnh xung quanh răng (nha chu) cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư liên...