Thiếu niên 17 tuổi nhảy cầu tự tử trước mắt mẹ: cậu bé bồng bột hay bởi mẹ chưa hiểu con?
Dù đã vài ngày trôi qua nhưng hình ảnh cậu bé 17 tuổi nhảy cầu Thượng Hải tự tử trước mặt mẹ vẫn là sự ám ảnh không nguôi của rất nhiều người,
Vụ việc xảy ra vào 10 giờ tối hôm Thứ tư (17/4) ở cầu Lupu bắc qua sông Hoàng Phố, thành phố Thượng Hải. Theo camera giám sát trên cầu cho thấy có một chiếc ô tô trắng đột nhiên dừng giữa cầu, người mẹ vẫn ngồi trên ghế tài xế nhưng chiếc xe không dịch chuyển nữa. Ít phút sau, một cậu thiếu niên mở cửa sau xe và ào chạy về phía lan can. Người mẹ đuổi theo ngay phía sau.
Thế nhưng cậu bé đã lao xuống cầu mà không dừng lại một giây nào. Người mẹ cố hết sức giữ con lại mà không thể. Bà đổ sụp xuống bên mép cầu và đấm tay xuống đất trong nỗi đau đớn tuyệt vọng.
Được biết, cậu thiếu niên đã xảy ra mâu thuẫn với bạn học tại trường. Hai mẹ con tiếp tục cuộc cãi vã vấn đề này trên xe thì đứa con trai nảy sinh quyết định đường đột và đau lòng. Không ai biết rằng người mẹ đã nói gì với con trai tuy nhiên nhìn vào thảm kịch có thể thấy được lời nói của người mẹ đã kích động như thế nào khiến cậu vượt khỏi tầm kiểm soát và dẫn đến hành động dại dột như thế.
Nhanh chóng sau đó, đoạn clip ghi lại hiện trường đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội Trung Quốc, thu hut sự quan tâm đông đảo cũng như những ý kiến bình luận trái chiều của cộng đồng mạng.
Nhiều người cho rằng hành động của cậu bé là vô cùng bồng bột và dại dột: “ Ở tuổi 17, cuộc sống mới bắt đầu. Sự ra đi của cậu bé sẽ khiến bố mẹ đau lòng biết bao”, “Thật dại dột, chỉ vì xích mích nhỏ mà từ bỏ mạng sống của mình”.
Mặt khác không ít ý kiến lại khẳng định rằng đây là bài học đắt giá để các bậc phụ huynh chú ý tới cách giao tiếp với con cái hơn: “ Tôi không biết tình huống cụ thể như thế nào, nhưng cha mẹ cần phải biết cách giao tiếp với con cái. Hãy chú ý tới cách bạn nói chuyện với con”.
Video đang HOT
“ Đây có lẽ là sự trừng phạt cuối cùng mà cậu bé dành cho mẹ và cũng là nỗi đau cả cuộc đời của người mẹ. Trẻ con gặp chuyện gì cũng nên hỏi han, thấu hiểu, chúng cần lời khuyên và sự lắng nghe. Nhận thức non nớt của chúng dễ khiến sự việc xấu đi lắm”.
Thực ra đây không phải là trường hợp đầu tiên những đứa trẻ tự tìm tới cái chết sau khi cãi nhau với bố mẹ. Trước đó, vào năm ngoái một cậu bé 14 tuổi tên Tiểu Mạnh đã lấy dao cắt 6 nhát trên cổ tay trái của mình, sau khi cậu bé bị bố mắng vì chơi game trên điện thoại.
Trước vụ việc này thật khó để nói rằng ai đúng ai sai, vì vấn đề nằm ở chỗ sợ dây kết nối của cha mẹ và con cái đáng quá lỏng lẻo. Người ta có thể trách cứ người mẹ, đứng về phía cậu bé, cũng có thể đứa trẻ quá yếu đuối, ích kỷ không hiểu cho nỗi lòng cha mẹ, song mấu chốt vẫn là sự liên kết không thể thiếu giữa bố mẹ và con cái.
Thực ra trẻ sai lầm là chuyện rất đỗi bình thường, trong quá trình phát triển hoàn thiện thể chất và kĩ năng sống, con vẫn sẽ có những sự lệch lạc về mặt cảm xúc. Vậy nên những điều con muốn chính là thể hiện những hành động quan tâm về mặt cảm xúc chứ không phải những lời nói suông.
Phần lớn, nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng mình là người sinh ra con, sống lâu và có kinh nghiệm hơn con, tất nhiên những điều cha mẹ dạy sẽ luôn đúng và con bắt buộc phải nghe theo để có những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay đó lại là quan điểm giáo dục cần được nhìn nhận lại.
Đừng giới hạn đứa trẻ trong hiểu biết của bản thân cha mẹ, bởi chúng được sinh ra vào thời gian khác, điều cha mẹ có lẽ luôn thiếu đó là cần nhiều hơn đến sự tế nhị và nắm bắt tâm lý độ tuổi khi chăm sóc cho tâm hồn của một đứa con, giáo dục con bằng lòng vị tha chứ không vị kỷ.
Trên thực tế, người lớn đã từng trải qua giai đoạn làm trẻ con, nhưng trẻ con lại không có kinh nghiệm làm người lớn. Con cái chỉ ước bố mẹ một lần đứng trên quan điểm của con để hiểu những gì con trải quan và cảm nhận, tạo cơ hội hình thành sợi dây liên kết với con bằng cách thường xuyên lắng nghe những tâm tư của con, cho con được nói và được bày tỏ quan điểm dù đúng hay sai để đưa ra định hướng.
Khi con vấp ngã con cần lắm một buổi trò chuyện chân tình, đó là liệu pháp giáo dục con trưởng thành hiệu quả. Sau tất cả, những sai lầm của con đều có thể sửa chữa được khi bố mẹ tạo điều kiện để chúng biết mình được yêu thương, được tha thứ và dần thay đổi nhận thức sâu sắc.
Tất cả những trao đổi nhẹ nhàng chân tình của cha mẹ, chắc chắn không đứa trẻ nào từ chối cả, cho dù có không tìm ra được sự thống nhất thì ít ra con cũng đã nói lên được cảm xúc, quan điểm của mình và được thoả thuận cùng cha mẹ. Khi đó, bất cứ câu chuyện nào cũng có thể giải quyết được, chứ không đến nỗi xảy ra vụ việc đau lòng trên.
Suy cho cùng thì ngưởi cũng đã mất, chỉ có người ở lại là đau khổ, với người mẹ đó là điều còn gì tàn nhẫn bằng, mọi ý kiến chỉ nên dừng lại ở quan điểm riêng, đứng nên chỉ trích ai sai ai đúng, trong những hoàn cảnh trớ trêu như thế này xin đừng xát muối vào trái tim người ở lại.
Theo bestie.vn
Mẹ chồng cũng từng làm dâu, sao lại khó khăn với con dâu đến mức mẹ ruột phải bức xúc?
Sinh ra là phụ nữ, ai rồi cũng phải trải qua kiếp làm dâu, sướng thì mẹ chồng nàng dâu hòa thuận, không thì muôn phần đắng cay nếu găp phải mẹ chồng khó tính.
Sinh ra là phụ nữ, ai rồi cũng phải trải qua kiếp làm dâu, sướng thì mẹ chồng nàng dâu hòa thuận, không thì muôn phần đắng cay nếu găp phải mẹ chồng khó tính. Cũng vì vậy mà câu hỏi nhiều người thắc mắc rằng sao mẹ chồng mãi chẳng chịu thông cảm cho con dâu?
Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh tranh cãi, đánh nhau giữa hai bà mẹ xảy ra ở bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định được lan truyền chóng mặt trên các diễn đàn cộng động mạng, gây ra những làn sóng tranh cãi mạnh mẽ.
Được biết, hai bà mẹ này chính là mẹ chồng và mẹ đẻ của một cô gái vừa mới sinh con ở viện. Nguyên do dẫn đến sự xô xát này bởi bà mẹ đẻ cực kỳ bức xúc với sự hành hạ của mẹ chồng dành cho con gái mình nên bắt đầu ra tay. Ban đầu, cả hai bà cãi nhau quyết liệt và bắt đầu sử dụng tay chân. Bà mẹ chồng đứng trên giường bệnh vung tay, mẹ đẻ cũng leo lên giường và cả hai đánh nhau thật sự. Mẹ đẻ vật mẹ chồng ngã xuống giường rồi bẻ tay. Theo như câu chuyện thì có vẻ như bà mẹ chồng kĩ tính quá mức, cháu đi nằm viện nhưng lại đưa ra nhiều yêu cầu quá đáng bắt con dâu thực hiện khiến bà mẹ đẻ chẳng thể chịu đựng thêm nữa.
Khoan hãy nói về cảm xúc của cô gái kia khi chứng kiến màn xô xát không mấy hay ho của hai bà mẹ, cái chúng ta nhìn nhận chính là mối quan hệ của mẹ chồng, nàng dâu, là cách đối đãi có phần quá quắt của bà mẹ chồng với con dâu - nguyên do lớn nhất dẫn đến những uất ức của người mẹ đẻ.
Trước khi làm mẹ chồng ai cũng từng làm dâu vậy tại sao không biết thương con dâu? Người ta vẫn nói, phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng, nhưng có lẽ chúng ta nên bổ sung rằng hơn nhau ở " mẹ chồng nữa". Bởi vì chồng có thể chọn được nhưng mẹ chồng thì không. May mắn chẳng nói nhưng gặp mẹ chồng cay nghiệt thì xem như cả một đời rơi nước mắt.
Có lẽ khi làm dâu họ khổ nhiều quá, uất ức nhiều quá, nên lên chức mẹ chồng, họ muốn đem hết những cay nghiêt họ phải chịu để đối đãi với con dâu như một sự thoả mãn cảm xúc. Có nhiều người mẹ chồng khi được hỏi rằng sao cứ phải khó khăn với con dâu, họ đã trả lời rằng "ngày xưa họ khổ còn hơn thế, bây giờ con dâu là sướng lắm rồi".
Nhưng khách quan mà nói đó là điều vô cùng đáng thương và ích kỷ đến cùng cực. Đáng nhẽ, khi trải qua những uất ức, đau khổ họ nên đồng cảm, thấu hiểu để con dâu không phải lâm vào bi kịch như mình đã từng chịu. Nếu ai cũng có suy nghĩ như vậy, thì cuộc đời này mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu mãi sẽ không có những điều tốt đẹp hay sao? Hơn nữa, con dâu không có tội, không phải là phương tiện, là người hầu để hầu hạ mệnh lệnh cũng như cảm xúc của những bà mẹ chồng, nên đừng áp đặt những điều vô lý lên đầu những nàng dâu vô tội.
Mẹ chồng không muốn hòa thuận con dâu đã là một tư tưởng quá cũ trong xã hội ngày nay. Người ta thường bảo 10 năm đầu nhìn mẹ chồng, 10 năm sau nhìn con dâu, nghĩa là nói về tương tác 'nhân - quả' trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu.
Mười năm đầu của hôn nhân là lúc nàng dâu gặp nhiều khó khăn và cần được giúp đỡ nhất. Còn mười năm sau lại là mười năm nhàn nhã nhất của mẹ chồng, sức khỏe vẫn tốt, nghỉ hưu rồi nhiều thời gian rảnh rỗi, cũng là lúc tốt nhất để cùng nàng dâu bồi đắp tình cảm. Khi nàng dâu mới về nhà chồng được mẹ chồng đưa tay ra giúp đỡ, nàng dâu có thể không cảm kích sao?
Chuyện mẹ chồng - nàng dâu thiết nghĩ là một vấn đề muôn thuở, là vấn đề có thể bàn luận hoài mà vẫn chưa hết chuyện. Nhưng thiết nghĩ, mỗi người đối xử với nhau theo cách tốt đẹp nhất thì có lẽ xích mích này chẳng bao giờ tồn tai. Những gì ở quá khứ hãy nó ngủ yên, những gì ở hiện tại mới là điều quan trọng. Các mẹ hãy cứ trao đi yêu thương cho các nàng dâu thì ngại gì khi gần đất xa trời lại không có một nàng dâu thảo ngày đêm chăm lo, săn sóc, đó mới là hạnh phúc của một đời người, một gia đình. Còn với những cô con dâu, hãy đối đãi với mẹ chồng thật tận tụy, thương mẹ chồng, lo lắng cho mẹ chồng như mẹ ruột thì chắc chắn rằng tấm lòng của bạn sẽ sớm được mẹ chồng nhận ra thôi.
Văn Anh
Theo guu.vn
Hợp đồng ân oán (Phần 16) Nguyệt vẫn đứng đó. Khoảng cách giữa hai người chỉ là vài bước chân và một cánh cửa, nhưng cứ như là cách nhau cả thế giới vậy. - Đau, anh mau buông tôi ra!Đức ngoái đầu, nhìn thấy Thư. Thư cũng đang tò mò nhìn anh. Đột nhiên anh đứng dậy và đi đến trước mặt cô. Anh nắm lấy cổ tay...