Thiếu niên 15 tuổi ở Phú Thọ bị đột quỵ: Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ’sát thủ’
Chỉ sau cơn đau đầu, khi tới bệnh viện, bệnh nhi đã bị đột quỵ, vỡ dị dạng mạch máu não, chảy máu nhu mô não, trần máu hệ thống não thất. Khi vào viện, cậu bé 15 tuổi này đã suy giảm ý thức, đau đầu buồn nôn nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Chiều tối 18/7, cậu bé Lương Q.H (15 tuổi ở Thanh Sơn, Phú Thọ) đột ngột trở về nhà sau khi xin mẹ đi đá bóng cùng bạn, dù hôm qua, em chưa chạm chân vào bóng.
“Trước giờ cháu chưa từng kêu đau đầu, chóng mặt. Nhưng hôm qua lúc trở về từ sân bóng, cháu ôm đầu, lên giường nằm nghỉ rồi nôn liên tục” – người thân của bệnh nhi H cho biết.
Thấy con mệt, tưởng bị trúng gió, mẹ của H cạo gió mãi nhưng em không đỡ nên đưa lên bệnh viện huyện.
“Bác sĩ nói cháu có vấn đề ở não nên chuyển thẳng lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ ngay trong tối 18/7″ – bác ruột của H nói thêm.
BS Hoàng Quốc Việt, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết bệnh nhi bị đột quỵ, vỡ dị dạng mạch máu não, chảy máu nhu mô não, trần máu hệ thống não thất. Khi vào viện, cậu bé 15 tuổi này đã suy giảm ý thức, đau đầu buồn nôn nhiều.
“Bệnh nhi hiện được điều trị chảy máu, sau đó các bác sĩ sẽ hội chẩn, tính phương pháp can thiệp” – BS Việt nói. Sau 18 tiếng vào viện, bệnh nhi tỉnh táo, có ăn được cháo, sữa, uống thuốc nhưng rất mệt mỏi.
Hiện trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang điều trị cho gần 100 bệnh nhân đột quỵ. Chỉ trong 1 buổi sáng, Trung tâm tiếp nhận 4 bệnh nhân mới nhập viện.
Dị dạng mạch máu não rất nguy hiểm. Khi bị dị dạng mạch máu não, người bệnh sẽ bị xuất huyết não và khiến các động mạch và tĩnh mạch dị dạng trở nên mỏng hoặc yếu và có thể dẫn đến vỡ mạch máu não dị dạng và chảy máu vào não. Ảnh minh họa: Internet
Theo BS Việt, đột quỵ đang trẻ hoá, với số lượng người dưới 30 tuổi bị bệnh vào viện tăng lên. Bé Huy không phải là trường hợp nhỏ tuổi nhất bị đột quỵ được Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận. Trước đó, đã có bệnh nhân chỉ mới 8 tuổi đã đột quỵ.
Dị dạng mạch máu não là sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể. Các động mạch có trách nhiệm vận chuyển máu giàu oxy từ tim đến não. Tĩnh mạch mang máu thiếu oxy trở lại phổi và tim. Khi động tĩnh mạch não bị dị dạng sẽ phá vỡ quá trình quan trọng này.
Dị dạng mạch máu não chiếm khoảng 2% của tất cả các cơn đột quỵ xuất huyết mỗi năm và thường là nguyên nhân gây xuất huyết ở trẻ em và thanh niên bị xuất huyết não.
Các triệu chứng dị dạng mạch máu não
Dị dạng mạch máu não rất nguy hiểm. Khi bị dị dạng mạch máu não, người bệnh sẽ bị xuất huyết não và khiến các động mạch và tĩnh mạch dị dạng trở nên mỏng hoặc yếu và có thể dẫn đến vỡ mạch máu não dị dạng và chảy máu vào não.
Các triệu chứng giống như đột quỵ, khó nói, yếu, tê, giảm thị lực. Dị dạng này cũng khiến mạch máu mỏng hoặc yếu tạo ra phình động mạch, có thể to lên và dễ bị vỡ.
Video đang HOT
Do sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch nên máu lưu thông qua mạch máu dị dạng với áp suất cao và nhanh. Dị dạng mạch máu não gây ra rất nhiều vấn đề mà phổ biến nhất là vỡ mạch máu dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh, co giật và và nguy cơ đột tử là rất cao.
Nhức đầu hoặc đau ở một vùng đầu có thể là dấu hiệu của dị dạng mạch máu não. Ảnh minh họa: Internet
Triệu chứng bệnh dị dạng mạch não
Dị dạng mạch máu não có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cho đến khi mạch máu dị dạng bị vỡ, dẫn đến xuất huyết não. Trong khoảng một nửa số dị dạng mạch máu não, xuất huyết là dấu hiệu đầu tiên.
Nhưng một số người bị dị dạng mạch máu não có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng khác ngoài chảy máu liên quan đến dị dạng mạch máu não. Ở những người không bị xuất huyết, các dấu hiệu và triệu chứng của dị dạng mạch máu não có thể bao gồm:
Động kinh
Nhức đầu hoặc đau ở một vùng đầu
Yếu cơ hoặc tê ở một bộ phận của cơ thể
Một số người có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào vị trí của dị dạng mạch máu não, bao gồm:
Đau đầu dữ dội
Yếu, tê hoặc tê liệt
Mất thị lực
Nói khó
Nhầm lẫn hoặc không thể hiểu ý của người khác
Các triệu chứng có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 10 đến 40 tuổi. Dị dạng mạch máu não có thể làm hỏng mô não theo thời gian.
Theo Tiền phong
Nắng nóng 41 độ, cảnh báo 7 dấu hiệu sớm của đột quỵ
Trong vòng vài phút sau đột quỵ, các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Vì vậy chúng ta đều phải nhận thức được dấu hiệu đột quỵ là gì và phản ứng với chúng như thế nào.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong.
Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nhận thức được những dấu hiệu đột quỵ là gì, để tìm ra phương pháp cấp cứu kịp thời:
1. Gặp khó khăn khi nói
Người bị đột quỵ có thể nói ngọng, nói lắp bắp vì môi lưỡi bị tê cứng, khó mở miệng, phải sử dụng sức để mở miệng thốt ra lời nói.
2. Biểu cảm khuôn mặt
Mặt mệt mỏi, miệng méo, nhân trung lệch qua một bên, nếp mũi rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt sẽ thấy rất rõ.
3. Mắt có dấu hiệu lạ
Đột quỵ có thể gây ra ảo ảnh kép,mắt không thể khép kín, mất thị lực một bên mắt hoặc suy yếu dữ dội. Đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực vì vậy khi bạn thấy mình hoặc người thân có dấu hiệu này, hãy đến bệnh viện ngay.
4. Chân tay suy nhược
Khi bị đột quỵ, người bệnh sẽ cảm thấy tê mỏi chân tay, khó cử động. Ngoài ra họ cũng không thể tự nhấc lên được, đi lại rất khó khăn.
5. Huyết áp tăng cao
Huyết áp tăng cao có thể hủy hoại các dây thần kinh não hoặc làm yếu các mạch máu, làm rách hoặc vỡ mạch máu, dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao là nguyên nhân hình thành cục máu đông trong dòng lưu thông máu và đưa chúng đến não bộ, kết quả cũng gây ra đột quỵ.
6. Nhận thức giảm
Người bệnh đột quỵ có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
7. Đau nửa đầu nghiêm trọng
Trong cơn đột quỵ, máu lưu thông đến não hoặc bị chặn hoặc bị ngắt lại do một sự gián đoạn trong mạch máu. Điều này có thể gây rách hoặc hủy hoại mạch máu, dẫn đến một cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu đột ngột.
Làm thế nào để phòng chống đột quỵ?
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
- Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc: Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ.
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh
- Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...
- Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.
- Giữ ấm cơ thể: Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
An An - Dịch theo Jjaodong
Theo vietnamnet
Đột quỵ gia tăng: 4 dấu hiệu ban đầu cần nhớ Đột quỵ não là bệnh lý có nguy cơ tử vong cao và gây hậu quả nặng nề như bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, mất trí nhớ, hôn mê... Nhiều bệnh nhân trẻ Theo thống kê của Hội tim mạch Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Đột quỵ được xem là một trong những...