Thiếu niên 14 tuổi nát bàn tay do nổ điện thoại
Đang sử dụng điện thoại, bất ngờ điện thoại phát nổ khiến thiếu niên 14 bị dập nát bàn tay trái, nhiều vùng tổn thương phức tạp
Ngày 5-12, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam (14 tuổi, ở Hải Dương) nhập viện trong tình trạng dập nát tay trái do nổ điện thoại.
Qua khai thác, người bệnh cho biết trong quá trình sử dụng điện thoại, bất ngờ điện thoại phát nổ khiến thiếu niên này bị dập nát bàn tay. Ngay lập tức nạn nhân được người nhà đưa đến bệnh viện.
Thiếu niên nát bàn tay trái do nổ điện thoại
Tiến sĩ – bác sĩ Ngô Thái Hưng, Khoa Chấn thương chi trên và vi phẫu thuật, Viện Chấn thương chỉnh hình thuộc Bệnh viện Trung ương quân đội 108, cho biết nam bệnh nhân bị nát bàn tay trái, vết thương dập nát da gan tay, hở lộ khối xương tụ cốt, gãy hở các xương bàn tay. Đầu các ngón tay nuôi dưỡng kém, dập nát 5 ngón, nát hết phần mềm…
Tại bệnh viện, bệnh nhân được các bác sĩ kịp thời phẫu thuật cấp cứu xử lý, cắt lọc vết thương, chỉnh các ngón, găm đinh cố định, khâu định hướng vết thương. Hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, các ngón tay hồng…
Video đang HOT
Bàn tay sau phẫu thuật
Theo bác sĩ Hưng, các dạng tổn thương này thường phức tạp, ngoài các tổn thương dập nát trực tiếp còn các tổn thương do sóng nổ. Các tổn thương này hay có hoại tử thứ phát sau phẫu thuật nên bệnh nhân cần được theo dõi tiếp về lâu dài.
‘Gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn do nổ điện thoại khi chơi điện tử trong thời gian liên tục hoặc vừa sử dụng vừa sạc gây cụt chi, bỏng mặt… Do đó, người dân nên cẩn thận trong việc sử dụng điện thoại, không nên chơi điện tử lâu, sử dụng các loại sạc điện thoại đảm bảo chất lượng, tuyệt đối không sử dụng điện thoại khi đang sạc để tránh sự cố’ - bác sĩ Hưng lưu ý.
Bác sĩ nói gì về việc 'ôm điện thoại cả buổi' trong nhà vệ sinh?
Các bác sĩ cảnh báo không nên duy trì thói quen ngồi lâu khi đi đại tiện, ôm điện thoại cả buổi trong nhà vệ sinh, vì nó gây ra tác hại khó lường.
Khảo sát trước đây cho thấy 80% số người thích ngồi lâu khi đi vệ sinh. Và khảo sát gần đây, bao gồm 9.800 người ở 10 quốc gia, cho thấy 65% thích sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh. Với 53% lướt mạng, 38% cập nhật tin tức, 31% chơi game, 29% làm việc hoặc nhắn tin, xem video, phim, theo nhật báo South China Morning Post.
Khảo sát gần đây, bao gồm 9.800 người ở 10 quốc gia, cho thấy 65% thích sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe, theo nhật báo Anh Express.
Đi đại tiện quá lâu có thể gây ra áp lực chèn ép bên trong trực tràng và hậu môn, từ đó dẫn đến bệnh trĩ.
Chuyên gia y tế Stephanie Taylor, người sáng lập StressNoMore - thương hiệu chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Anh - cho biết: Nhiều người có sở thích dùng điện thoại để đọc báo hoặc lướt mạng trong khi đi vệ sinh, nhưng điều này có thể gây hại cho trực tràng.
Ngồi lâu gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới, cuối cùng có thể dẫn đến bệnh trĩ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngồi lâu gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới, cuối cùng có thể dẫn đến bệnh trĩ, gây khó chịu và dẫn đến chảy máu trực tràng, theo Express.
Chuyên gia y tế Stephanie Taylor cho biết thêm: Tránh ngồi trên bồn cầu quá lâu tại một thời điểm. Chỉ nên nán lại chừng nào còn cảm giác "muốn đi", nếu không, hãy đứng dậy và làm việc khác.
Không nên đi vệ sinh lâu hơn 10 phút
Tiến sĩ Karan Rajan, bác sĩ phẫu thuật của dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), giảng viên tại Đại học Imperial College London và Đại học Sunderland (Anh), cũng cảnh báo không nên đi vệ sinh lâu hơn 10 phút, để tránh bệnh trĩ, theo kênh tin tức News 18 (Ấn Độ).
Ông cảnh báo đây là một thói quen rất có hại cho sức khỏe.
Ông khuyên: Cố gắng không đi vệ sinh quá 10 phút. Theo ông, ngồi càng lâu, "máu càng dễ đọng lại trong các tĩnh mạch trực tràng gây ra bệnh trĩ".
Đồng thời, ông cũng chỉ ra 2 điều nên tránh khi đi vệ sinh.
Đó là không nên "rặn". Ông cho biết, "rặn" khi đi vệ sinh sẽ dẫn đến các mạch máu sưng lên và gây ra bệnh trĩ.
Nguy hiểm hơn, nghiên cứu cho thấy bệnh trĩ làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Và lời khuyên tiếp theo là: Đừng bỏ qua chất xơ. Theo ông, mọi người nên ăn từ 2 đến 30 g chất xơ mỗi ngày, theo News 18. Ngoài ra, cũng nên uống nhiều nước.
Sóng điện thoại di động có làm suy yếu tinh trùng? Tôi nghe nói sóng điện thoại ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, xin hỏi bác sĩ điều này có đúng không? (Q.Minh, 35 tuổi, ở TP.HCM). Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồ Vĩnh Phước , Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) trả lời: Một nghiên cứu mới vừa được công bố tháng 11.2021 trên tạp chí Environmental Research cảnh báo rằng những người...