Thiếu niên 13 tuổi bị rắn cắn tử vong vì sai lầm này của người nhà
Bị rắn cắn, cậu bé ở Sơn Dương, Tuyên Quang được gia đình đưa đến thầy lang đắp thuốc nam.
Vài tiếng sau trẻ dần mất ý thức, được chuyển đi cấp cứu thì đã muộn.
Khoảng 14h ngày 6/10, trẻ bị rắn cắn vào chân phải, gia đình đưa em đến thày lang đắp thuốc nam. Chiều tối cùng ngày, vết cắn sưng tấy, trẻ mệt mỏi và dần mất ý thức nên được đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, trên đường đi trẻ đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu và ngừng tuần hoàn ngay sau đó.
Theo các bác sĩ tại phòng khám của Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, trẻ vào cấp cứu trong tình trạng tím tái, mạch không, huyết áp không. Các bác sĩ tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, thiết lập đường truyền và sử dụng các thuốc vận mạch. Sau một vài phút cấp cứu, trẻ có mạch trở lại và gia đình xin chuyển bệnh viện tỉnh điều trị tiếp.
Khi bị rắn cắn, người dân nên sơ cứu để hạn chế sự xâm nhập của nọc độc vào cơ thể, sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, do tình trạng nhiễm độc nặng, mặc dù đã được các bác sĩ ở phòng khám và bệnh viện tỉnh cấp cứu tích cực nhưng bệnh nhi không qua khỏi.
Video đang HOT
Đây là một trường hợp tử vong rất đáng tiếc. Do tâm lý e ngại đến bệnh viện và bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị nên đến khi được cấp cứu thì mọi việc đã trở nên quá muộn.
Bác sĩ khuyên người dân nếu không may bị rắn độc cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích hạn chế chậm nhất sự xâm nhập của nọc độc vào cơ thể, sau đó phải đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Các bước sơ cứu nên làm là:
- Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.
- Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.
- Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
- Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay…).
Cái chết có thể ngăn ngừa của bệnh nhân Covid-19 mới 37 tuổi
Nữ bệnh nhân người Mỹ kiên quyết không tiêm vắc xin vì tin rằng mình sẽ không nhiễm Covid-19.
Erica Thompson, sống ở quận St. Louis (bang Missouri, Mỹ), đã qua đời vì Covid-19 vào ngày 4/7. Người phụ nữ 37 tuổi ra đi để lại sự mất mát cho chồng và 3 cậu con trai 8, 11 và 17 tuổi.
Bà Kimberle Jones, mẹ của Erica, tâm sự: "Nếu con gái tôi đã tiêm vắc xin Covid-19, tôi nghĩ cháu sẽ vẫn còn ở đây với chúng tôi". Khi chuẩn bị cho đám tang của con gái, bà Jones hy vọng câu chuyện của họ sẽ thuyết phục những người khác đi tiêm vắc xin.
Vắc xin Covid-19 hiệu quả cao trong ngăn ngừa nguy cơ trở nặng và tử vong
Erica, người bị hen suyễn, đến bệnh viện vào ngày 16/5 với những cơn đau tức ngực và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào hôm sau.
Bà Jones cho biết, con gái bà giảm sút sức khỏe nhanh chóng và phải sử dụng máy thở: "Con tôi vừa khóc vừa nói: Con muốn sống".
Sau đó, Erica được chuyển đến một bệnh viện khác vào ngày 1/6 và phải dùng ECMO (tim phổi nhân tạo), hình thức hỗ trợ sự sống chuyên biệt - nhưng phổi của cô không phục hồi được.
Nữ bệnh nhân bị nhiễm trùng nhiều nơi, đông máu, thận dần ngừng hoạt động. "Da của con tôi trở nên đen sạm. Thật đau lòng khi chứng kiến cơ thể của Erica không phản ứng với bất kỳ loại thuốc nào", bà Jones nhớ lại.
Mỗi ngày trôi qua, sức khỏe của Erica ngày càng xấu đi. Khi tình trạng của Thompson trở nên tồi tệ, các thành viên trong gia đình, cả con trai lớn của cô, đã đến bệnh viện để nói lời từ biệt.
Erica qua đời vào ngày 4/7 sau khi trải qua 50 ngày trong bệnh viện. Trước đó, cô kiên quyết không đi tiêm phòng vì không tin vào vắc xin, nghĩ rằng mình sẽ không bị nhiễm Covid-19.
Erica là một trong hơn 600.000 người Mỹ đã chết vì Covid-19. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, 57% người Mỹ từ 12 tuổi trở lên được tiêm chủng đầy đủ.
Với bà Jones, đó là 50 ngày mệt mỏi và đau đớn nhất trong cuộc đời. Bà nói: "Tôi chỉ biết ngồi và khóc khi nghĩ về con gái mình. Con đã phải chịu đựng bao nhiêu đau đớn. Việc chuẩn bị đám tang cho con thật hết sức nặng nề với tôi".
Người mẹ mất con chia sẻ, nhiệm vụ của bà bây giờ là khuyến khích mọi người đi tiêm chủng.
Bà Jones và những người còn lại trong gia đình đã tiêm vắc xin Covid-19. "Đừng ích kỷ. Hãy tiêm phòng vì điều đó không chỉ thể hiện bạn yêu bản thân mà còn là tình cảm với cộng đồng của bạn, hàng xóm, đồng nghiệp của bạn", bà nói.
Bé trai 2 tuổi bị ong vò vẽ đốt tử vong Ra vườn nhà hàng xóm chơi, bé trai 2 tuổi ở Nghệ An bị đàn ong vò vẽ đốt dẫn đến tử vong. Sự việc xảy ra tại xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Theo lãnh đạo địa phương, chiều 26/7, bé T.G.K. (2 tuổi, trú thôn 7, xã Minh Thành) cùng người thân đi qua nhà hàng xóm chơi....