Thiếu nhi Việt Nam tự hào và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Với chủ đề “ Thiếu nhi Việt Nam tự hào và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc”, chương trình giao lưu văn hóa thiếu nhi các dân tộc đã thu hút hơn 200 em từ 7 tỉnh, thành khu vực phía nam tham dự.
Tối ngày 26.9 tại Bình Phước, Hội đồng Đội T.Ư phối hợp với T.Ư Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu văn hóa thiếu nhi các dân tộc khu vực phía nam với chủ đề “ Thiếu nhi Việt Nam tự hào và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”.
Chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư; bà Tôn Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cùng hơn 200 bạn thiếu nhi các tỉnh: Sóc Trăng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Bình Phước tham dự.
Chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư tặng quà cho các bạn thiếu nhi tiêu biểu
Phát biểu tại chương trình, anh Lê Hải Long, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Trưởng ban Công tác thiếu nhi T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Đội T.Ư, chia sẻ thời gian qua Hội đồng Đội T.Ư đã tham mưu, tổ chức nhiều chương trình, hoạt động có ý nghĩa giúp thiếu nhi các dân tộc từ khắp mọi miền đất nước được giao lưu, chia sẻ, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc anh em… Qua đó, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao trách nhận thức, trách nhiệm của thiếu nhi trong việc gìn giữ, xây dựng và phát triển văn hóa các dân tộc Việt Nam
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh tặng quà các thiếu nhi tiêu biểu
Trong khuôn khổ chương trình, các em thiếu nhi được tham gia các hoạt động giao lưu, tìm hiểu các nét văn hóa đặc sắc theo vùng miền thông qua chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc, trò chơi dân gian, ẩm thực vùng miền, triển lãm tranh thiếu nhi với chủ đề “Tự hào thiếu nhi các dân tộc Việt Nam”.
Video đang HOT
Tại chương trình, T.Ư Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội đồng Đội T.Ư đã dành tặng 100 suất quà (gồm học bổng trị giá 1 triệu đồng/suất và dụng cụ học tập) cho thiếu nhi dân tộc thiểu số của 7 tỉnh khu vực phía nam
Hội đồng Đội T.Ư cũng trao tặng cho thiếu nhi tỉnh Bình Phước công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” trị giá 350 triệu đồng nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, trang bị tri thức, kỹ năng cho đội viên, thiếu nhi.
Trước đó, các đại biểu thiếu nhi đã tham gia giao lưu, chia sẻ mô hình CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” với chủ đề “Lắng nghe con nói”; xem triển lãm tranh, ảnh tuyên truyền về hoạt động của CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” và các vấn đề liên quan đến trẻ em…
'Đánh thức' văn hóa đọc trong thiếu nhi
Thói quen đọc sách đang mất dần. Đó là thực tế xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, những thống kê gần đây cho thấy, văn hóa đọc đang bị cạnh tranh, thậm chí bị văn hóa xem - nghe - nhìn lấn át. Đối với trẻ em, làm sao để tạo dựng, duy trì và 'đánh thức' thói quen đọc sách, giảm bớt thời gian xem mạng xã hội là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Độc giả nhí lựa chọn sách thiếu nhi cho mùa hè.
Đừng để "nước đến chân mới nhảy"
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn có nhiều tác phẩm được thanh thiếu niên ưa thích. Ông cũng là một tác giả có nhiều sách bán chạy ở Việt Nam. Nếu xét về thu nhập, có thể khẳng định, ông là nhà văn có thu nhập từ nhuận bút viết sách cao nhất và ổn định nhất trong nhiều thập niên trở lại đây. Thế nhưng, trước thời đại kỹ thuật số, khi các thiết bị xem-nghe trở nên quá phổ biến và hữu dụng, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng phải thừa nhận, sách thiếu nhi gặp sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều loại hình giải trí khác, khiến thời gian đọc sách của các em nhỏ ngày một ít đi.
Với nhiều phụ huynh, điều ấy cũng chính là mối bận tâm hiện hữu của họ. Bởi khi mùa hè bắt đầu, những đứa trẻ tuổi ăn tuổi chơi ở nhà nhiều hơn, thì đồng nghĩa với việc... xem tivi và lướt mạng nhiều hơn. Mà mạng xã hội là một thế giới đầy cám dỗ, ẩn chứa nhiều cạm bẫy khó lường. Dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa những clip xấu độc, song trên YouTube, TikTok... vẫn còn khá nhiều những clip nhảm nhí, không có lợi với trí não của trẻ.
Chị Quách Thu Hiền (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có con vừa học xong học lớp 7 và lớp 4 bày tỏ sự lo lắng khi bố mẹ thì vẫn phải đi làm, còn hai anh em thì tự trông nhau ở nhà. "Tuần vừa rồi, nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi, tôi đã đưa con đi phố sách và mua khá nhiều cuốn sách văn học cho các con. Những cuốn sách văn học kinh điển cũng có, văn học của các tác giả đương đại cũng có. Rồi mua sách kiến thức về thiên văn học, địa lý... Thế nhưng, các con vẫn thích xem clip trên mạng hơn là cầm sách đọc", chị Hiền bày tỏ.
Nỗi lo của chị Hiền là một trong rất nhiều mối lo mà hầu hết các bậc phụ huynh ở các thành phố, đô thị phải đối mặt khi mùa nghỉ hè đã đến. Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hóa và giáo dục, phụ huynh không nên "nước đến chân mới nhảy". Tức là, không chỉ đợi đến khi nghỉ hè, mới sốt sắng lo lắng con lười đọc sách. Hãy rèn cho con thói quen đọc sách, nghiên cứu sách vở một cách thường xuyên, liên tục... Bên cạnh đó, bản thân bố mẹ cũng phải điều chỉnh. Nếu bố mẹ không đọc sách, hàng ngày cũng chỉ chăm chú dùng điện thoại thông minh "lướt mạng", thì rõ ràng khó có thể "dụ con" dành thời gian cho sách vở.
Nhà nghiên cứu - diễn giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng, ở nước ta hiện nay, nhiều gia đình vẫn chưa có các tủ sách riêng, phụ huynh chưa thể hiện sự tôn vinh giá trị tinh thần và cũng không có thói quen đọc sách. "Yếu tố đầu tiên chúng ta muốn sửa để trẻ con có thói quen đọc sách là từng gia đình, từng cộng đồng cùng theo đuổi văn hóa đọc, thoát đi cuộc sống đời thường về cơm áo. Chúng ta cần có định hướng về tư tưởng hướng đến một cuộc sống không chỉ có cơm ăn, áo mặc, nhà ở mà còn hiểu biết về văn hóa và vui với văn hóa đó", diễn giả Nguyễn Quốc Vương cho biết.
Đồng quan điểm, nhà thơ Lê Minh Quốc cũng nhấn mạnh, trong mỗi gia đình nên có tủ sách. "Để giới trẻ có thể hiểu được sâu sắc ý nghĩa của văn hóa đọc, cần phải có lộ trình lâu dài, bài bản cùng sự phối hợp từ gia đình, trường học, các nhà xuất bản và cơ quan quản lý", nhà thơ Lê Minh Quốc nói, đồng thời gợi ý phụ huynh cần hướng dẫn, chủ động mua sách cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, thay vì đợi đến 14-15 tuổi mới đốc thúc con đọc sách.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, cần có thêm nhiều buổi ra mắt sách tại các trường đại học, trung học với nội dung phù hợp cho học sinh, sinh viên. Các nhà xuất bản cần chọn lọc các đầu sách để giới thiệu đến độc giả trẻ thay vì chú trọng xuất bản sách thời thượng, ngôn tình sáo rỗng... Các cơ quan, đoàn thể có liên quan cần xây dựng việc đọc thường xuyên, thay vì đợi đến hội sách mới phát động phong trào.
Nhà thơ Huỳnh Mai Liên - tác giả của nhiều bài thơ được chọn vào sách giáo khoa phổ thông mới đây được mời tham dự "Tiệc thơ 1/6" tại Phố sách Hà Nội, cho rằng, những sân chơi như "Tiệc thơ 1/6" vẫn rất ít. "Thơ ca dẫu không thể theo phong trào hay xô bồ, nhưng rõ ràng cơ hội để đến trực tiếp với độc giả chưa nhiều. Tôi hy vọng sau Tiệc thơ này, sẽ mở ra nhiều Tiệc thơ trong thời gian sắp tới", nhà thơ Mai Liên bày tỏ.
Còn theo nhà thơ Lê Minh Quốc, "không thể đổ lỗi cho người trẻ bị thiết bị điện tử chi phối, trong khi mỗi thứ có vai trò khác nhau. Những ai được định hướng thói quen đọc từ sớm, có "gốc rễ" vững vàng sẽ tự biết cân bằng nhu cầu của bản thân và sách trở thành người bạn đồng hành về lâu về dài. Giới trẻ cần đọc sách cho hợp lý, không để sách "rác" tạo nên những tư duy lệch lạc, tiêu cực".
Cần thêm nhiều sự kiện giao lưu độc đáo để thu hút thiếu nhi đến với sách.
Để sách nội ngày càng hấp dẫn
Một trong những điều quan trọng tạo sức hút giới trẻ đến với sách đó chính là nguồn sách phải phong phú, hấp dẫn. Đã có thời điểm, ra hiệu sách thấy sách ngoại lấn át sách nội. Điều đó phần nào cũng phát ra những tín hiệu để cảnh báo, căn chỉnh. Khi các nhà văn, nhà thơ, các tác giả chuyên viết sách cho thiếu nhi đang "ở đâu đó" và vì nhiều do khác nhau "không mặn mà" với việc viết sách cho thiếu nhi, thì cũng đừng trách giới trẻ không yêu hoặc lơ là chuyện đọc sách.
Ở địa hạt sách văn học, chúng ta từng có thời kỳ, các nhà văn viết sách cho thiếu nhi rất say mê, rất trách nhiệm. Những tác phẩm như "Dế Mèn phiêu lưu ký" (Tô Hoài"; "Tìm mẹ", "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" (Nguyễn Huy Tưởng), "Cái Tết của mèo con" (Nguyễn Đình Thi), cùng nhiều tác phẩm của các nhà văn - nhà thơ như Võ Quảng, Phạm Hổ, Vũ Tú Nam, Nguyễn Quang Sáng, Phong Thu, Định Hải, Xuân Quỳnh... đã góp phần "hút" thiếu nhi đến với thế giới của những điều đẹp đẽ được tạo dệt trong các tác phẩm văn chương.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có lần phải ta thán rằng, "văn học thiếu nhi đang là mảnh đất bị lãng quên và chúng ta cần đánh thức lại nó". Và hành trình "đánh thức" văn học thiếu nhi đã được Hội Nhà văn Việt Nam bắt đầu từ việc phát động Cuộc vận động sáng tác văn học đề tài thiếu nhi (từ cuối năm 2021 đến tháng 5/2025). Đến nay, khoảng 200 bản thảo dự thi đã được gửi tới.
Mới đây, nhiều đơn vị đã có những hoạt động mang tính thúc đẩy. Đáng chú ý, nhân Tết thiếu nhi 1/6 năm nay, bên cạnh tổ chức hội sách thiếu nhi với hơn 16.000 đầu sách, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM phối hợp cùng các đơn vị phát động Giải thưởng Sách thiếu nhi TPHCM. Đây là lần đầu tiên TPHCM có một giải thưởng sách dành riêng cho thiếu nhi với mục đích tìm kiếm những nhân tố mới viết sách, tạo điều kiện môi trường bồi dưỡng đội tác giả viết sách cho thiếu nhi, đồng thời tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng, số lượng sách dành cho thiếu nhi TPHCM nói riêng và cả nước nói chung.
Theo ông Lâm Đình Thắng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, sự ra đời của giải thưởng Sách thiếu nhi TPHCM bên cạnh các thiết chế văn hóa đọc và các hoạt động phát triển văn hóa đọc của thành phố sẽ tạo dựng một hệ sinh thái toàn diện hơn cho ngành xuất bản, phát hành của thành phố; đồng thời, góp phần hình thành thói quen, niềm yêu thích của trẻ với sách.
Trước đó vài ngày, NXB Kim Đồng cũng đã phát động Giải thưởng Văn học Kim Đồng với hy vọng tìm kiếm được những tác phẩm văn học đặc sắc cho thiếu nhi. Theo đó, Giải thưởng Văn học Kim Đồng dành cho tất cả các cây bút chuyên và không chuyên, với ba thể loại: Truyện ngắn, truyện dài và thơ. Các tác phẩm dự thi hướng tới đối tượng nhi đồng (6 - 10 tuổi) và lứa tuổi thiếu niên (11 - 15 tuổi).
Bên cạnh đó, Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn do báo Thể thao và Văn hóa tổ chức từ năm 2020 đến nay cũng đã góp phần tìm kiếm phát hiện nhiều tác giả, tác phẩm văn học thú vị, góp phần thúc đẩy văn hóa đọc.
Với sự đồng hành của nhiều phía, từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội, hy vọng những lỗ hổng trong văn hóa đọc của thanh thiếu niên hiện nay sẽ sớm được bịt lấp. Và giới trẻ, họ sẽ được trang bị những kỹ năng đọc thông minh hơn, để "chung sống" trong thời 4.0 - thời đại của xem-nghe-nhìn...
Học sinh Kiên Giang vào vòng chung kết cuộc thi do Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Nhóm học sinh Kiên Giang đoạt giải nhất vòng bán kết cuộc thi "Thiếu nhi Việt Nam - Vươn ra thế giới", do Hội đồng Đội T.Ư phối hợp tổ chức. Ngày 17.5, tại Trường ĐH Nam Cần Thơ, Hội đồng Đội T.Ư phối hợp Tập đoàn giáo dục Đại Trường Phát và Thành đoàn Cần Thơ tổ chức vòng bán kết cuộc...