Thiếu nguyên liệu gỗ nhưng vẫn đẩy mạnh xuất khẩu
Tại buổi tọa đàm Liên kết kinh doanh và giao lưu quốc tế với đoàn doanh nghiệp Hội kỹ thuật gỗ nhiệt đới quốc tế (ATIBT) do Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức ngày 23.10 ở TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng trong khi doanh nghiệp gỗ phải nhập khẩu nguyên liệu thì vẫn còn một số lượng lớn dăm gỗ tươi được xuất khẩu.
Hằng năm doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trong nước phải nhập từ 4 đến 4,5 triệu mét khối gỗ nguyên liệu từ nước ngoài, kể cả những loại ván ép làm từ dăm gỗ như ván MDF, ván okal…
Doanh nghiệp phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu gỗ – Ảnh: Trung Hiếu
Năm 2011, Việt Nam đã chi trên 1,3 tỉ USD để nhập khẩu gỗ nguyên liệu và sẽ tăng lên con số 1,5 tỉ USD trong năm 2012.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Tường Vân, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Tổng cục Lâm nghiệp, cho hay một số lượng lớn dăm gỗ tươi được khai thác trong năm qua vẫn được đưa đi xuất khẩu.
* Thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp, tháng 11.2012, một phái đoàn của Việt Nam sẽ sang Bỉ đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện, đảm bảo việc tuân thủ đạo luật Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ (FLEGT) của EU.
Được biết, sau tháng 3.2013, EU chỉ cho phép các lô sản phẩm gỗ có giấy phép FLEGT vào thị trường này.
Theo TNO
Không cần kiểm dịch đồ gỗ nếu nước nhập khẩu không yêu cầu
Chiều 18.10, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho hay Tổng cục Hải quan đã có công văn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ, liên quan đến thủ tục xin giấy thông báo miễn kiểm dịch thực vật trên từng lô hàng xuất khẩu.
Trước đó, Thông tư 40/2012 (có hiệu lực từ ngày 29.9.2012) của Bộ NN-PTNT ban hành trong đó quy định gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ và bao bì đóng gói có nguồn gốc thực vật... buộc phải kiểm dịch thực vật đã tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ.
Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng khả quan
Theo ông Hạnh, sau khi có phản ánh từ doanh nghiệp, HAWA đã làm việc trực tiếp với Chi cục trưởng Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II kiến nghị Bộ NN-PTNT sửa đổi Thông tư 40 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
"Công văn của Tổng cục Hải quan đã tháo gỡ khó khăn về vấn đề kiểm dịch thực vật cho doanh nghiệp. Theo đó, khi xuất khẩu hàng đi, nếu nước nhập khẩu và đối tác nhập khẩu không yêu cầu thì doanh nghiệp không cần kiểm dịch" - ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) nói.
Tuy nhiên, trong khi chờ Thông tư 40 sửa đổi, trong chiều 16.10, Tổng cục Hải quan đã có công văn về việc thông quan hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc thực vật theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Theo công văn này, hải quan chỉ yêu cầu doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch trong ba trường hợp là điều ước quốc tế Việt Nam tham gia quy định phải kiểm dịch nước nhập khẩu hàng hóa yêu cầu kiểm dịch hợp đồng mua bán yêu cầu kiểm dịch.
Ông Hạnh cho hay với hai trường hợp đầu, hải quan chỉ kiểm khi Bộ NN-PTNT có thông báo. Còn đối với trường hợp thứ ba là bắt buộc để xem doanh nghiệp xuất khẩu có tuân thủ theo hợp đồng mua bán với đối tác hay không.
"Công văn của Tổng cục Hải quan đã tháo gỡ khó khăn về vấn đề kiểm dịch thực vật cho doanh nghiệp. Theo đó, khi xuất khẩu hàng đi, nếu nước nhập khẩu và đối tác nhập khẩu không yêu cầu thì doanh nghiệp không cần kiểm dịch", ông Hạnh nói.
Được biết, chi phí kiểm dịch khoảng 300.000 đồng/lô và thời gian kiểm dịch kéo dài trong vòng ba ngày. Hiện chỉ có hai nước là Úc và New Zealand bắt buộc kiểm dịch đối với đồ gỗ xuất từ Việt Nam.
Theo TNO
"Sau lưng là 4.000 năm lịch sử, trước mặt là 90 triệu đồng bào" Chia sẻ với những trăn trở của cử tri vì công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tranh chấp trên biển Đông, Chủ tịch nước tâm sự: "Đằng sau lưng, trước mặt mình là 90 triệu đồng bào, tôi nhớ chứ! Là 4.000 năm lịch sử, tôi nhớ chứ! Không quên được đâu!". Đảng và Nhà nước không lùi trong vấn đề...