Thiếu nguồn cung nguyên liệu, doanh nghiệp Việt gặp khó
Khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất tại đất nước này cắt giảm công suất, thiếu hàng hóa cung ứng ra thế giới.
Điều này cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi nguồn cung thiếu hụt, giá cả bị đẩy lên cao.
Sản xuất khuôn đúc tại nhà máy của Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam, Khu công nghiệp Hiệp Phước, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu/TTXVN
Công ty Vật liệu Tầm Nhìn Việt chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm linh kiện cho loa đài, xe máy, các kết cấu nhôm… Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc điều hành Công ty Vật liệu Tầm Nhìn Việt, thời gian qua, do dịch bệnh cùng cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc đã khiến giá nguyên liệu nhập khẩu từ nước này tăng lên khoảng 50%. Sau khi về Việt Nam, cùng các chi phí khác, giá cả đã bị đội lên hơn 60% so với trước khi giãn cách, khủng hoảng năng lượng.
“Chúng tôi phải liên tục đàm phán với đối tác xuất – nhập về giá cả bởi giá nguyên liệu đang thay đổi theo từng tuần. Về nguồn cung và sản xuất hàng hóa, thời gian tới dự kiến giá sẽ vẫn tiếp tục tăng, ít nhất là đến hết năm 2021 này. Sang năm 2022, khi tình hình năng lượng dịu đi, các doanh nghiệp sản xuất trở lại, khi đó, giá cả giảm hơn, nhưng sẽ hình thành mặt bằng giá mới”, ông Vinh nói.
Ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam cho hay, trong ngắn hạn, việc thiếu điện từ Trung Quốc chưa ảnh hưởng lớn đến nguồn cung nguyên liệu trong nước do một lượng hàng tồn lớn vẫn còn từ các đợt giãn cách xã hội vừa qua, cùng với đó, các đơn hàng doanh nghiệp đã mua đang trên đường vận chuyển.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cơ khí có tới 60% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Các đơn vị này cho hay, nhà cung ứng đã đàm phán lại giá cả sẽ tăng ít nhất 10-15% trong thời gian tới so với khoảng 1-2 tháng trước. Dự kiến, doanh nghiệp sẽ vừa thiếu nguyên liệu vừa chịu giá cao, ông Long cho biết thêm.
Video đang HOT
Theo các doanh nghiệp, việc Trung Quốc thiếu điện, dẫn đến thiếu nguyên liệu không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt mà gần như toàn cầu, bởi Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất lớn nhất hiện nay. Doanh nghiệp Việt có thể chuyển hướng sang các sản phẩm nhập khẩu từ thị trường khác, nhưng chi phí cao và thời gian giao hàng sẽ lâu hơn.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt tại khu vực phía Nam phải dừng sản xuất do dịch bệnh nên ảnh hưởng từ Trung Quốc trong vấn đề nguyên phụ liệu chưa nhiều. Nhưng với cơ cấu phụ thuộc rất lớn vào nguồn vải và các loại phụ liệu quan trọng khác, ngành dệt may trong nước tới đây sẽ đối mặt với khó khăn khi khôi phục sản xuất hoàn toàn.
Tương tự, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam, dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào khó khăn, lượng hàng tồn còn nhiều nên những khủng hoảng từ việc thiếu năng lượng tại Trung Quốc chưa đến với doanh nghiệp. Doanh nghiệp mới chỉ thực hiện được sản xuất 50-60% công suất.
Song thời gian tới, khi các hợp đồng mới được ký kết cho năm 2022, hiệp hội cũng rất lo ngại vấn đề thiếu nguyên liệu, đặc biệt là từ Trung Quốc. Các doanh nghiệp không dễ dàng một sớm một chiều có thể thay đổi nhà cung cấp, bà Thanh Xuân cho biết.
Theo dõi chặt diễn biến
Trao đổi liên quan tới vấn đề khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, giá nguyên liệu đầu vào cho ngành điện, cùng với việc cắt giảm khí thải của Trung Quốc đã gây ra thiếu điện. Một số ngành sản xuất công nghiệp, sản xuất nguyên phụ liệu bị sụt giảm, gây những lo ngại liên quan đến nhiều ngành sản xuất trên toàn cầu; trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng chưa ghi nhận các doanh nghiệp trong nước phản ảnh thiếu nguyên liệu đầu vào. Dịch bệnh lần 3, 4 tái diễn trong thời gian qua đã khiến năng lực của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong nước cũng bị giảm sút, lượng tồn kho vẫn còn lớn, nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động. Chính vì vậy, câu chuyện thiếu nguyên liệu đầu vào chưa thực sự rõ rệt.
Đại diện Bộ Công Thương cho hay, Bộ sẽ tiếp tục theo dõi vấn đề này. Vấn đề thiếu nguyên liệu do những tác động khách quan, dịch bệnh là rất khó tránh khỏi, nhưng các doanh nghiệp trong nước cũng đã có nhiều kinh nghiệm ứng phó, thích nghi. Đơn cử như đợt bùng phát dịch bệnh hồi đầu năm 2020, hoạt động xuất nhập khẩu bị dừng, nguyên liệu thiếu, nhưng các doanh nghiệp đều đã vượt qua. Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội thường xuyên trao đổi để xem xét vấn đề nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Để giảm thiểu tác động về nguồn cung, giá nguyên phụ liệu, Bộ Công Thương sẽ tập trung hình thành nền tảng bền vững cho công nghiệp theo hướng tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Cụ thể, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng chính sách và giải pháp phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên có tiềm năng, cơ hội phát triển như: công nghiệp ô tô, dệt may, da giày, điện tử, khoáng sản, công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt, chú trọng thúc đẩy tái cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất công nghiệp theo hướng bền vững…
Giá cà phê hôm nay 28/10, Đảo chiều giảm giá; Robusta đứng ở mức cao 10 năm,
Giá cà phê 2 sàn thế giới đang chịu tác động mạnh từ "siêu chu kỳ kinh tế", khi giá nguyên/nhiên vật liệu tăng chóng mặt.
Hôm qua, giá xăng dầu trong nước tăng sốc, lên mức cao nhất 7 năm qua.
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 1.000 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 27/10. (Nguồn: Koreajoongangdaily)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 28/10
Ngắt đà tăng mạnh, giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh quay đầu giảm mạnh. Tuy nhiên, đây có lẽ chỉ là một phiên điều chỉnh so với xu hướng tăng giá còn được dự đoán còn kéo dài trong thời gian tới.
Hôm qua, mối lo nguồn cung thiếu hụt tiếp tục đẩy giá cà phê robusta lên đứng ở mức cao gần 10 năm... Theo các nhà quan sát, giá cà phê tiếp nối đà tăng tiếp tục là do mối lo nguồn cung chậm trễ vì thiếu container rỗng và không có chỗ trống trên tàu do cuộc khủng hoảng logistics vẫn đang diễn ra trong nhiều tháng gần đây.
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/10, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 quay đầu giảm mạnh, giảm 78 USD (3,35%), giao dịch tại 2.247 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 73 USD (3,22%), giao dịch tại 2.197 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trung bình . Cấu trúc giá nghịch đảo vẫn được duy trì.
Theo đà tăng của robusta bị ngắt quãng, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 6,75 Cent (2,84%), giao dịch tại 241,5 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 cũng giảm 6,65 Cent (2,88%), giao dịch tại 247,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch giảm.
Thông tin thị trường cà phê
Trong khi đó, đồng Real giảm 0,34% do mối lo lạm phát đã dẫn đến kết quả thị trường tồi tệ hơn mong đợi. Ngoài ra thị trường cũng đang chú ý vào phiên họp ngày 27/10 với khả năng Copom Brazil sẽ nâng lãi suất cơ bản đồng Real lên thêm 1,25 - 1,5%, từ mức hiện tại là 6,5%/năm.
Áp thấp nhiệt đới đang gây mưa kéo dài khiến cho việc thu hoạch cà phê vụ mới ở Tây nguyên và Đông Nam Bộ của Việt Nam vừa triển khai đã bị đình trệ, trong khi tin tức về dịch bệnh covid-19 trong khu vực này lại có dấu hiệu gia tăng.
Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục đà tăng mạnh với tin đồn từ chối giao hàng của người trồng cà phê ở Brazil, cũng như tin đồn Brazil sẽ nhập khẩu cà phê robusta của Việt Nam, cho dù Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Brazil đã lên tiếng phủ nhận và khẳng định việc nhập khẩu cà phê là không phù hợp với luật pháp Brazil hiện hành.
Trong tháng 9/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.093 USD/tấn - mức cao nhất kể từ tháng 12/2017, tăng 4% so với tháng 8/2021 và tăng 11% so với tháng 9/2020.
Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 1.884 USD/tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.
So với tháng 9/2020, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9/2021 sang nhiều thị trường chính tăng, ngoại trừ Italy, Nga, Philippines và Trung Quốc. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang các thị trường Đức, Tây Ban Nha và Algeria tăng mạnh.
Xét chung trong 9 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường chính giảm, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Nga và Trung Quốc tăng, theo báo cáo mới nhất từCục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Giá cao su hôm nay 29/7: Nhật Bản giảm giá, nguồn cung thiếu hụt, Thái Lan và Malaysia chịu ảnh hưởng bởi bệnh rụng lá Giá cao su hôm nay (29/7) ghi nhận sàn Nhật Bản quay đầu giảm giá nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện tại, Thái Lan và Malaysia có diện tích cây cao su đang chịu ảnh hưởng mạnh từ bệnh rụng lá. Giá cao su hôm nay: Giảm giá. (Nguồn: Pinterest) Cập nhật giá cao su thế giới Tại Sở Giao...