Thiếu Nga, G7 gặp nhiều khó khăn giải quyết các vấn đề nóng
Quan hệ giữa G7 với Nga vẫn căng thẳng sẽ gây bất lợi bởi Nga là nhân tố quan trọng để giải quyết vấn đề hòa bình Trung Đông hay hạt nhân Iran.
Các nhà lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang có cuộc họp tại Đức. Hội nghị năm nay đặt ra nhiều bài toán khó với các nhà lãnh đạo thế giới khi diễn ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều hồ sơ nóng như cuộc khủng hoảng Ukraine, bất ổn đang lan rộng tại Trung Đông cùng với sự lan rộng của lực lượng Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS), sức nóng gia tăng tại Biển Đông hay việc Hy Lạp luôn ngấp nghé ở bờ vực vỡ nợ mà vẫn chưa tìm được lối thoát.
Lãnh đạo các nước G7 chụp ảnh chung
Vắng mặt nhưng lại được quan tâm nhiều nhất
Các bài toán này dường như càng khó giải hơn khi mà Nga vẫn thiếu vắng sự tham gia của Nga tại Hội nghị, điều đồng nghĩa với việc thiếu sự phối hợp chặt chẽ của Nga với nhóm này.
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay là Hội nghị lần thứ 2 không có sự tham gia của Nga, điều này cho thấy quan hệ giữa Nga với các nước này vẫn rất căng thẳng. Thực tế là vào cuối tuần trước, một quan quan chức Châu Âu còn cho biết tại Hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về việc mở rộng lệnh trừng phạt với Nga.
Nga vẫn chưa được tham dự G7 lần này nhưng Nga và Ukraine vẫn là một trong những chủ đề được bàn luận nhiều nhất. Có thể nhận ra điều này khi Tổng thống Mỹ Barack Obama khi vừa đặt chân đến Đức sáng 7/6 thì đã ngay lập tức công kích “sự tấn công của Nga” ở miền Đông Ukraina.
Sau đó, trong cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel thì cả ông Obama lẫn bà Merkel đều cho rằng lệnh trừng phạt Nga cần phải được tiếp tục duy trì. Các nhà lãnh đạo khác của châu Âu và các thành viên G7 cũng đều đồng thuận trong vấn đề này, tức là tiếp tục trừng phạt Nga vì theo họ Nga vẫn chưa có những động thái thực sự để giúp cho việc thực thi thỏa thuận Minsk 2.
Trên thực tế thì trong những ngày qua, chiến sự căng thẳng lại quay trở lại ở miền Đông Ukraina giữa quân chính phủ và phe ly khai. Đó là lí do mà dựa vào đó các nước G7 cáo buộc Nga.
Trung Đông vẫn luôn là tâm điểm
Video đang HOT
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì chưa rõ các lệnh trừng phạt Nga, chắc chắn sẽ được duy trì, nhưng liệu có thay đổi gì đáng chú ý không. Việc quan hệ giữa G7 với Nga vẫn căng thẳng chắc chắn không có lợi cho bầu không khí quan hệ quốc tế bởi Nga là nhân tố quan trọng trong việc giải quyết các điểm nóng lớn như Trung Đông hay hồ sơ hạt nhân Iran.
Đáng chú ý là Thủ tướng Iraq được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này. Việc có mặt của Thủ tướng Iraq, Haider al-Abadi, tại Thượng đỉnh G7 lần này cho thấy tầm quan trọng của chủ đề về IS.
Hiện tại cuộc chiến chống IS ở Iraq đang ở thời điểm có những diễn biến quan trọng, đặc biệt là việc quân đội Iraq để mất thành phố chiến lược Ramadi vào tay IS ngày 17/5.
Sau một thời gian dài chiến đấu với IS thì chiến lược của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đang bộc lộ nhiều bất cập. Các nước như Mỹ, Pháp hay một vài thành viên NATO chủ yếu tham gia vào các cuộc không kích IS trong khi nhiệm vụ chiến đấu trên bộ hoàn toàn do quân đội Iraq đảm nhiệm, trong khi lực lượng này vừa mỏng, vừa thiếu tính chiến đấu và tổ chức.
Chắc chắn, với sự có mặt của Thủ tướng Iraq ở Thượng đỉnh G7, các thành viên của G7 sẽ phải tìm cách điều chỉnh lại chiến lược đối phó với IS trước đây, như tăng thêm viện trợ quân sự, tăng cường huấn luyện cho quân đội Iraq và tìm kiếm thêm các đồng minh khác trong khu vực để có thể đảm nhận nhiều hơn gánh nặng của cuộc chiến trên bộ.
Biển Đông- chủ đề nóng tại G7 lần này
Cách đây 1 năm, G7 cũng từng ra thông cáo về Biển Đông và theo báo chí châu Âu đưa tin, một thông cáo tương tự cũng sẽ được đưa ra lần này, trong đó G7 kêu gọi các bên liên quan đến vấn đề biển Đông giữ nguyên trạng, không có động thái làm thay đổi trật tự quốc tế.
Cần nhắc lại rằng đối với các nước G7, thì vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế là vô cùng quan trọng, bất kỳ bên nào có ý định dùng sức mạnh để vượt lên trên luật pháp quốc tế đều không được chấp nhận.
Ngoài ra, trong các nước G7 thì trước kia là Nhật và hiện tại là Mỹ đang có những can dự rất mạnh vào vấn đề Biển Đông trong thời gian qua nên đây là một trong những chủ đề được quan tâm trong Thượng đỉnh G7 lần này.
Hy Lạp và những vấn đề trọng tâm khác
Hy Lạp cũng là một trong những chủ đề nóng của G7. Ngay trước khi Thượng đỉnh diễn ra thì Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, người cũng có mặt để tham dự, đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chính phủ Hy Lạp của Thủ tướng Alexis Tsipras.
Ông Juncker cho biết hôm thứ Tư vừa qua các chủ nợ của Hy Lạp, trong đó có Ủy ban châu Âu, đã trao cho Thủ tướng Tsipras một bản danh sách những cải cách mà Hy Lạp cần thực hiện nếu muốn nhận tiếp gói cứu trợ, nhưng đáp lại là sự không thiện chí từ Athens.
Hầu như mọi quan chức cấp cao của châu Âu đều đang tỏ ra rất cứng rắn với Hy Lạp và ngày càng nhiều người đề cập công khai đến việc loại Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung euro.
Trong G7 có đến 4 nước châu Âu và lãnh đạo cả 4 nước này đều đang cứng rắn với Hy Lạp, đặc biệt là nước chủ nhà Đức. Chính vì thế, khả năng lớn là G7 cũng sẽ tỏ thái độ đó với Hy Lạp.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng G7 không phải là một thiết chế ra quyết định mà chỉ nơi các lãnh đạo những nền kinh tế lớn tham vấn và đề ra tầm nhìn cho các vấn đề lớn, việc của Hy Lạp vẫn là nằm trong tay nhóm chủ nợ, gồm Ủy ban châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế.
Về chủ đề biến đổi khí hậu thì các lãnh đạo G7 cũng bàn về các mục tiêu cần đạt được tại Thượng đỉnh khí hậu cuối năm nay tại Paris. Trong đó, mục tiêu cụ thể nhất là làm sao ngăn cho khí hậu trái đất không tăng thêm 2 độ C nữa từ giờ cho đến cuối thế kỷ.
Ngoài ra, các mục tiêu khác cũng được đưa ra, như châu Âu cam kết giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 40% vào năm 2030 so với mức năm 2013. Tuy nhiên, đây cũng là chủ đề chưa được thống nhất trong G7 bởi Nhật Bản lại đưa ra các cam kết bị xem là thấp hơn./.
Thùy Vân
Theo_VOV
"Cơn ác mộng" Humvee ở Iraq: Xe bom bọc thép
Hơn 2/3 số xe Humvee bọc thép mà Mỹ chuyển giao cho quân đội Iraq đã rơi vào tay phiến quân IS và trở thành "cơn ác mộng" xe bom cải tiến.
Hơn 2/3 số xe Humvee bọc thép mà Mỹ chuyển giao cho quân đội Iraq đã rơi vào tay phiến quân IS và trở thành "cơn ác mộng" xe bom bọc thép.
Theo Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi, phiến quân IS đã chiếm được khoảng 2.300 xe quân sự Humveedo Mỹ sản xuất. Phần lớn các xe này đã bị mất, khi phiến quân IS tràn ngập thành phố Mosul trong tháng 6/2014.
Theo Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi, phiến quân IS đã chiếm được khoảng 2.300 xe Humvee bọc thép do Mỹ sản xuất.
Xe Humvee được Mỹ chế tạo đặc biệt để có thể chở hàng nặng và chịu được đạn bắn từ các loại súng trường tấn công tiêu chuẩn như AK hay M4. Những đặc tính này khiến IS dễ dàng biến Humvee thành xe bom bọc thép, với sức tàn phá vô cùng khủng khiếp.
Trên trang Foreign Policy, phóng viên Sean D. Naylor viết: "Có một lý do đơn giản để IS biến Humvee và các xe bọc thép khác thành những quả bom di động. Lớp giáp bảo vệ khiến người ta không thể tiêu diệt được các tài xế của xe bom, trước khi chúng tới mục tiêu và kích nổ khối bom mang theo trên xe. Việc xe có khả năng tải hàng lớn khiến cho đôi khi IS đã chất tới cả tấn thuốc nổ lên nó".
Phiến quân IS đã sử dụng các xe Humvee lèn chặt thuốc nổ này để đánh hành nhiều vụ đánh bom tự sát ở cả Syria lẫn Iraq, nhắm tới nhiều vị trí chiến lược như các căn cứ quân sự Syria và thành phố Ramadi ở Iraq, vốn đã rơi vào tay lực lượng này hồi cuối tháng 5/2015.
Những người Kurd hiện đang rất quan ngại rằng họ cũng sẽ đối mặt với một cuộc tấn công tương tự từ phía IS.
Theo nhóm tư vấn về an ninh The Soufan Group, phiến quân IS đã sử dụng hơn 30 xe bom trong trận Ramadi. Một số xe chở lượng thuốc nổ mạnh tới mức đủ để san bằng cả một tòa nhà trong đô thị.
Không chỉ có xe Humvee bọc thép, phiến quân IS còn cướp được nhiều xe tăng hiện đại.
The Soufan Group nhận định: "Gần như không thể chống lại một chiếc xe bom chở theo nhiều tấn thuốc nổ... IS đang đánh bại hoạt động phòng ngự thông qua việc sử dụng các xe bom tự soát một cách tập trung và có tính toán. IS chưa từng thiếu thuốc nổ hoặc những kẻ tình nguyện tham gia vào một vụ đánh bom tự sát".
Những chiếc Humvee chứa bom rất mạnh, đủ để vượt qua các vị trí phòng ngự của quân đội Iraq, trước khi phát nổ. Các vụ tấn công như thế đã giảm rất mạnh tinh thần chiến đấu của lính Iraq, đặc biệt là khi người ta chưa tìm ra cách hữu hiệu để chế ngự chúng, kể cả việc sử dụng vũ khí chống tăng.
Với việc phiến quân IS sở hữu hơn 2.000 chiếc Humvee bọc thép, có thể thấy "cơn ác mộng" xe bom tự sát cải tiến chưa thể sớm kết thúc.
Theo_Kiến Thức
Iraq thừa nhận mất hàng nghìn xe bọc thép vào tay IS Thủ tướng Iraq vừa lên tiếng thừa nhận tổn thất lớn của lực lượng an ninh chính phủ trong cuộc giao tranh với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại thành phố miền bắc Mosul khi để mất hàng nghìn xe bọc thép Humvee vào tay các chiến binh IS. "Sau khi thất thủ ở Mosul, chúng tôi đã mất rất nhiều...