Thiếu minh bạch trong bảo trì, bảo tồn biệt thự cổ ở Hà Nội

Việc thiêu minh bạch trong trách nhiêm bảo trì, duy tu, bảo tôn những ngôi nhà cổ ở Hà Nội là môt thực tê hiên nay.

Sau vụ việc biệt thự hơn 100 năm tuổi ở số 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội bất ngờ đổ sập ngày 22/9 vừa qua, những người dân đang sinh sống tại các biệt thự cổ có tuổi thọ tương tự như căn biệt thự 107 luôn sống trong tâm trạng bất an, nơm nớp lo sợ. Trong khi đó, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc kiểm định toàn bộ các công trình biệt thự cổ trên địa bàn là không thể do kinh phí quá lớn.

Các hộ dân tự… kiểm tra, sửa chữa

Ngõ 90 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện có khoảng chục hộ dân đang sinh sống tại 3 ngôi biệt thự cổ. Sau khi biệt thự số 107 Trần Hưng Đạo bất ngờ đổ sập, những người dân sống tại đây đang rất hoang mang, lo lắng.

Anh Thu – một người dân sống tại biệt thự 90B2 cho biết, 3 thế hệ trong gia đình anh đã sống ở đây từ năm 1954 đến nay. Khoảng 30-40 năm trở lại đây, không có bất cứ cơ quan, đơn vị nào đến kiểm tra, sửa chữa hay cải tạo, mọi sự can thiệp vào ngôi nhà này đều do các hộ tự thực hiện.

Thiếu minh bạch trong bảo trì, bảo tồn biệt thự cổ ở Hà Nội - Hình 1

Ngôi biệt thự cổ số 90B1 Trần Hưng Đạo (Hà Nội)

“Tuổi thọ ngôi nhà này tôi nghĩ chắc cũng khoảng trên dưới 100 năm, có thể là bằng tuổi với ngôi nhà 107 vừa rồi. Khi làm sổ đỏ thì ở đây được đánh giá là biệt thự hạng 2, cũng theo phân nhóm của nhà 107. Về mặt tâm lý, ai cũng lo về sự mất an toàn, nhưng để thẩm định, đánh giá tình trạng cụ thể của biệt thự phải có các cơ quan chức năng, vì người dân không có đủ chuyên môn cũng như phương tiện kỹ thuật” – anh Thu nói.

Cạnh đó là ngôi biệt thự 90B1 có 3 hộ đang sinh sống. Theo quan sát của PV, nhiều bức tường bên trong biệt thự xuất hiện vết nứt, bong tróc, thấm nước. Bà Bùi Thị Lan sống tại tầng 2 cho biết, chủ nhà ở tầng 1 của ngôi biệt thự đã tự ý đập phá một số trụ, tường để có diện tích làm cửa hàng. Bởi vậy, từ trước khi vụ sập biệt thự 107 Trần Hưng Đạo xảy ra, bà đã rất bất an.

Còn bà Nguyễn Thị Lội cho biết, đã nhiều năm nay, gia đình bà phải chuyển đến nơi khác ở, căn nhà tại ngôi biệt thự này chỉ dùng để đồ vì thấy rõ hiện tượng rung:

“Rạn nứt với rung nên chúng tôi rất sợ hãi. Trước đây tôi ở chỗ này, nhưng cứ mỗi lần xe chạy là thấy nhà cứ rung rung, cho nên 5-6 năm nay rồi tôi không dám ở, phải chuyển đi, ở đó chỉ để đồ. Rất mong các cơ quan nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho chúng tôi làm lại cho yên tâm”.

Hậu quả của “một nhà nhiều ông chủ”

Vụ sập biệt thự 107 Trần Hưng Đạo rõ ràng đã trở thành nỗi ám ảnh đối với những người dân đang sống tại các biệt thự cổ. Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 1.565 ngôi biệt thự cổ, trong đó có 225 biệt thự thuộc nhóm 1 (đa phần là 1 hộ hoặc 1 cơ quan sở hữu); 382 biệt thự nhóm 2; 646 biệt thự nhóm 3; còn lại 312 biệt thự không có giá trị bảo tồn , đã xuống cấp hoặc đã được cải tạo, xây dựng thành nhà mới.

Theo các chuyên gia, việc người dân tự ý cơi nới và cải tạo ở các biệt thự cổ là một trong những nguyên nhân làm thay đổi kết cấu công trình, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ sập đổ. Bên cạnh đó, sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng trong một thời gian dài đã dẫn đến việc mạnh ai nấy sửa, không có hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể.

Ông Lê Văn Thịnh, nguyên Trưởng phòng Giám định 1, Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng cho rằng, bất cập lớn trong quản lý biệt thự cổ hiện nay là vấn đề sở hữu.

Theo ông Lê Văn Thịnh: “Trước đây, biệt thự từ thời Pháp thuộc là chỉ có một ông chủ, nhưng bây giờ thì có quá nhiều ông chủ ở trong các biệt thự này. Một biệt thự sau khi sụp đổ thì hiện chính quyền Hà Nội đang phải lo di chuyển họ tới 40 căn hộ để tạm cư. Tôi nghĩ, không bao giờ một biệt thự bị nhồi từng ấy người vào. Cho nên thực chất là tất cả các hộ ở biệt thự đã không thực hiện công tác bảo trì công trình, mà ngược lại họ thi nhau phá vỡ toàn bộ công năng, kiến trúc và kết cấu của biệt thự. Tất cả việc làm này của nhiều ông chủ đe dọa đến sự an toàn của từng biệt thự. Đây là bất cập cực kỳ lớn”.

Video đang HOT

Thiếu minh bạch trong bảo trì, bảo tồn

Đáng lưu ý là đối với những biệt thự thuộc danh mục phải bảo tồn, trong đó có biệt thự 107 Trần Hưng Đạo, cách quản lý hiện đang có nhiều vấn đề phải bàn. Nhiều chuyên gia cho rằng, đối với những biệt thự này, đơn vị trực tiếp sử dụng, có thể theo dõi, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thì không được phép cải tạo, sửa chữa, bị ràng buộc bởi những thủ tục phức tạp của bảo tồn, còn cơ quan quản lý, thực hiện bảo tồn biệt thự cổ không can thiệp trực tiếp nhưng lại luôn muốn bảo vệ, giữ gìn công trình đó. Thiếu minh bạch trong trách nhiệm bảo trì, duy tu, bảo tồn là một thực tế hiện nay.

Điều này càng thể hiện rõ khi đại diện Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cho biết, năm 2009, đơn vị này đã xin phép UBND thành phố Hà Nội cho di dời dân cư ở khu vực nhà biệt thự 107 Trần Hưng Đạo để xây dựng trụ sở, vì toàn bộ dân cư ở đây đều là tạm cư, khó khăn về điều kiện sống, tòa nhà lại cũ, công năng không phù hợp. Tuy nhiên, do ngôi biệt thự này nằm trong quy hoạch quản lý nhà biệt thự cổ nên thành phố Hà Nội không giải quyết được.

Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nói: “Tòa nhà này là tiếp quản của thời cũ nên quyền sử dụng tòa biệt thự này giấy tờ không đầy đủ, Tổng Công ty Đường sắt chưa được cấp sổ đỏ khu đất này. Thứ 2 nữa là lại nằm trong danh mục biệt thự bảo tồn, phải thực hiện theo quy định của Chính phủ. Cơ chế đó thì cũng giống như các tòa công sở và biệt thự khác ở Hà Nội. Rõ ràng giữa hai cái là muốn bảo tồn và khai thác, sử dụng công năng cũng như an toàn thì cần ngồi lại với nhau để xem lại sao cho phù hợp”.

Thiếu minh bạch trong bảo trì, bảo tồn biệt thự cổ ở Hà Nội - Hình 2

Ông Hoàng Tú

Trao đổi với phóng viên VOV, ông Hoàng Tú, Trưởng Ban 61/CP, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dù đã được quan tâm từ lâu, nhưng phải đến năm 2009, Hà Nội mới chính thức thiết lập cơ chế quản lý biệt thự cổ. Do đây là công việc mới nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, nguồn lực để bảo tồn quỹ nhà này hiện rất khó khăn.

100% các công trình xây dựng từ trước năm 1954 đều đã xuống cấp theo thời gian, nhưng việc thực hiện kiểm tra, kiểm định toàn bộ các công trình này là không thể do kinh phí quá lớn. Chẳng hạn như nếu kiểm định công trình biệt thự 107 Trần Hưng Đạo, kinh phí lên tới khoảng 500 triệu đồng. Do đó, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng biệt thự cổ là rất quan trọng trong việc thông báo với chính quyền sở tại, cơ quan chức năng những dấu hiệu mất an toàn của công trình.

Ông Hoàng Tú khẳng định, cơ quan chức năng chỉ kiểm định đối với những công trình nhà cổ mà bằng trực quan của các chuyên gia nhận thấy mất an toàn, kết cấu có vấn đề: “Việc báo phải kèm theo kết quả kiểm định của cơ quan có tư cách pháp nhân chứng minh nhà đó là nhà nguy hiểm, thì UBND thành phố sẽ tạo điều kiện cho họ sửa hoặc chống xuống cấp. Tôi nghĩ, Bộ Xây dựng cũng như UBND thành phố Hà Nội chắc sẽ có chỉ đạo rà soát, trước tiên giao cho chủ sử dụng, chủ sở hữu kê tự khai trước. Đối với trường hợp đặc biệt thì Nhà nước sẽ hỗ trợ để cùng thực hiện, những công trình cộng đồng quan tâm thì Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí kiểm định để khắc phục những nguy hiểm có thể xảy ra”.

Rõ ràng, để xảy ra vụ sập biệt thự cổ như vừa qua, trách nhiệm thuộc về tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng. Tuy nhiên, nếu không minh bạch trong trách nhiệm duy tu, bảo trì, bảo tồn và giải quyết được những lỗ hổng trong việc quản lý hiện nay, thì không thể chắc chắn rằng, một vụ sập biệt thự cổ khác sẽ không xảy ra./.

Lưu Huyền

Theo_VOV

Sập nhà cổ ở Hà Nội: Cần phải phá dỡ nhiều công trình lâu năm?

"Cơ quan chức năng của TP. Hà Nội cần phải kiểm kê lại toàn bộ các ngôi nhà cổ để có phương án bảo tồn. Nếu cần thiết thì nên phá bỏ để đảm bảo an toàn cho người dân sống tại đó", TS Phạm Sỹ Liêm nói.

Hiện dư luận đang rất quan tâm tới vụ việc ngôi nhà cổ của Pháp tọa lạc tại ngõ 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bị sập vào trưa ngày 22/9 khiến 2 người thiệt mạng và 6 người khác bị thương.

Báo cáo nhanh của UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định là do thời tiết mưa kéo dài những ngày gần đây khiến các kết cấu trụ đỡ, tường của khối 2 tòa nhà bị bong tróc và nứt nẻ rồi bất ngờ đổ sập.

Theo thông tin mới nhất từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), do thời gian sử dụng đã lâu, công trình (ngôi số 1) trong tổng số 7 ngôi của khu đất 107 Trần Hưng Đạo đã bị hư hỏng nặng có nguy cơ sụp đổ, úng ngập toàn bộ tầng hầm, do đó Tổng công ty đã có nhiều văn bản báo cáo UBND, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cho phép di dời các hộ gia đình trong khuôn viên 107 và phá dỡ để xây dựng trụ sở làm việc của Tổng công ty ĐSVN nhưng vẫn đang chờ trong thời gian xem xét, giải quyết.

Nhiều người dân, nhất là những người sống xung quanh khu vực và tại các ngôi nhà cổ trên địa bàn Hà Nội bày tỏ lo lắng về sự an toàn của những ngôi nhà cổ. Dư luận cũng lo lắng đặt câu hỏi: Chất lượng của rất nhiều nhà cổ ở Hà Nội bây giờ ra sao?

Xoay quanh vấn đề trên, PV báo Người Đưa Tin tiếp tục nhận được ý kiến chia sẻ của TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng để gửi đến độc giả góc nhìn đa chiều.

Sập nhà cổ ở Hà Nội: Cần phải phá dỡ nhiều công trình lâu năm? - Hình 1

TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng

PV: Thưa ông, xin ông nói rõ hơn về việc sau sự kiện sập nhà cổ ở ngõ 107 Trần Hưng Đạo - nơi đặt trụ sở làm việc của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc BQL Dự án Đường sắt khu vực I đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng của các công trình xây dựng lâu năm trên địa bàn Thủ đô?

TS Phạm Sỹ Liêm: Đầu tiên, tôi xin gửi lời chia buồn tới gia đình 2 nạn nhân đã tử vong và các nạn nhân trong vụ sập nhà vừa rồi.

Phải nói rằng, trên địa bàn Hà Nội hiện giờ có hàng trăm công trình, tòa nhà cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc và cũng đang ở những tình trạng khác nhau. Trong các văn bản pháp luật cũng đã có các quy định về "loại nhà nguy hiểm và phải dỡ bỏ". Tuy nhiên, thực tế điều này chưa được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc.

Theo thông tin báo chí nêu, căn nhà bị sập vừa rồi được xây dựng từ năm 1905 và đã cải tạo lại vào năm 1990. Như vậy, tuổi của công trình này đã là gần 110 năm rồi.

Tại sao những người sống tại đó không phát hiện ra các hiện tượng nứt nẻ, bong tróc trước đó nhiều ngày để có phương án di dời, đảm bảo an toàn cho cả những hộ dân sống cạnh?.

Vấn đề cốt lõi ở đây là ta phải chú ý tới niên hạn hay tuổi thọ của các công trình xây dựng, tòa nhà. Đặc biệt, nếu là các công trình được xây dựng từ thời Pháp thuộc (trước 1945) cho đến nay cũng trên dưới 70 năm thì càng phải được chú trọng, kiểm tra thường xuyên.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có thể gia cố, bảo trì và duy tu công trình đó sao cho hợp lý mà lại an toàn. Nếu thấy nghiêm trọng thì nên phá bỏ và có biện pháp hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Sập nhà cổ ở Hà Nội: Cần phải phá dỡ nhiều công trình lâu năm? - Hình 2

Hiện trường vụ sập căn nhà cổ Pháp trong ngõ 107 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội trưa 22/9

PV: Như vậy cần phải xác định rõ niên hạn và tuổi thọ của các công trình để có biện pháp xử lý. Vậy đơn vị nào sẽ là người đứng ra quản lý trực tiếp lĩnh vực này, thưa ông?

TS Phạm Sỹ Liêm: Trước đây chúng ta có Sở nhà đất thì nay là Sở Xây dựng Hà Nội. Cơ quan này sẽ phải là đơn vị trực tiếp đứng ra quản lý về mặt hồ sơ tất cả các ngôi nhà, công trình xây dựng có niên hạn lâu năm để có hướng xử lý kịp thời khi có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.

Niên hạn của công trình sẽ được quyết định bằng tuổi thọ của các kết cấu chịu lực như sàn, cột, dầm, xà, mái, trụ, tường. Nếu các kết cấu này không đảm bảo độ chịu lực tốt thì đương nhiên nó sẽ khiến cả công trình đổ sập.

Về mặt chuyên môn, Sở Xây dựng cần kết hợp với lãnh đạo UBND TP Hà Nội kiểm kê và rà soát lại toàn bộ các công trình xây dựng lâu năm nằm trong danh mục các công trình, nhà ở nguy hiểm và phải thực hiện thường xuyên.

PV: Ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ra, theo ông, cần điều kiện gì nữa để cho vấn đề đảm bảo an toàn các công trình, nhà ở lâu năm tại Hà Nội được thực hiện tốt?

TS Phạm Sỹ Liêm: Theo tôi, ngoài sự quản lý sát xao của các cơ quan quản lý nhà nước ra thì cũng rất cần sự phối kết hợp một cách chủ động của chính chủ sở hữu các căn nhà hay công trình xây dựng đó.

Chính các cư dân sống trong tòa nhà đó mới là những người cảm nhận thường xuyên và rõ rệt nhất những sự thay đổi trong kết cấu an toàn của ngôi nhà, chứ chưa chắc đã là các cơ quan chức năng.

Sập nhà cổ ở Hà Nội: Cần phải phá dỡ nhiều công trình lâu năm? - Hình 3

Do thiếu sự bảo dưỡng, nhiều công trình nhà cổ đã xuống cấp nghiêm trọng và trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng đối với cư dân

Trong trường hợp này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc BQL Dự án Đường sắt khu vực I (Tổng cục Đường sắt, Bộ GTVT) tại sao lại không có các biện pháp khắc phục hiệu quả và sớm có báo cáo về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của ngôi nhà từ trước đó nhiều ngày tới các cơ quan chức năng? Chỉ đến khi cảm nhận rõ sự rung lắc mạnh, bong tróc các mảng tường và cột trụ bị vỡ thì mới nháo nhào tháo chạy?

Chính họ phải là người trực tiếp chăm lo tới sự an toàn của con người và tài sản của họ trước chứ!

Sập nhà cổ ở Hà Nội: Cần phải phá dỡ nhiều công trình lâu năm? - Hình 4

Lối vào nhà cổ ở số 8 đường Tăng Bạt Hổ. Công trình này đã trên 100 năm tuổi nhưng vẫn oằn mình với cuộc sống của nhiều hộ gia đình

PV: Vậy ông có kiến nghị hay đề xuất gì về việc bảo đảm độ an toàn cho các công trình xây dựng, nhà ở lâu năm tại Hà Nội trong thời gian tới?

TS Phạm Sỹ Liêm: Bên cạnh công tác tăng cường kiểm tra, rà soát danh mục các công trình nhà ở nguy hiểm có nguy cơ đổ sập, theo tôi chúng ta nên cân nhắc việc đóng "thuế nhà đất".

Để quản lý và duy tu các công trình đó cũng rất cần tới nguồn tài chính. Thuế chính là nguồn thu để Nhà nước chăm lo tới các công trình như vậy nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Hy vọng với những kinh nghiệm được rút ra từ sự việc này thì sẽ không còn xảy ra các vụ việc khác tương tự như thế này trong tương lai.

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Cao Tuân - Nhật Minh

Theo_Người Đưa Tin

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Diễn biến vụ bún vịt có giá 1 triệu đồng tại chợ Bến ThànhDiễn biến vụ bún vịt có giá 1 triệu đồng tại chợ Bến Thành
21:20:57 14/07/2025
Hiện trường vụ xe ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông, tìm kiếm người nghi mất tíchHiện trường vụ xe ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông, tìm kiếm người nghi mất tích
22:14:24 13/07/2025
Đàn lợn đang được đưa đi tiêu thụ có biểu hiện lạ, công an hành động khẩn cấpĐàn lợn đang được đưa đi tiêu thụ có biểu hiện lạ, công an hành động khẩn cấp
20:29:35 14/07/2025
Cảnh sát cứu 2 người đi xe máy rơi xuống vực sâu 30m ở Vườn quốc gia Ba VìCảnh sát cứu 2 người đi xe máy rơi xuống vực sâu 30m ở Vườn quốc gia Ba Vì
15:59:16 13/07/2025
Danh tính 3 người tử vong vụ ô tô lao xuống sông sau tai nạnDanh tính 3 người tử vong vụ ô tô lao xuống sông sau tai nạn
11:57:10 14/07/2025
Người phụ nữ nguy kịch sau thủ thuật thẩm mỹ tại cơ sở MelizaNgười phụ nữ nguy kịch sau thủ thuật thẩm mỹ tại cơ sở Meliza
15:56:26 14/07/2025
Nữ giáo viên kể phút bàng hoàng khi ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sôngNữ giáo viên kể phút bàng hoàng khi ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông
23:16:43 14/07/2025
Vụ ô tô rơi xuống sông sau khi tông xe máy: Hai người tử vong, một mất tíchVụ ô tô rơi xuống sông sau khi tông xe máy: Hai người tử vong, một mất tích
07:33:42 14/07/2025

Tin đang nóng

Hoàng hậu đẹp nhất 'Tây Du Ký': Cả đời lận đận, mất cô độc nơi đất kháchHoàng hậu đẹp nhất 'Tây Du Ký': Cả đời lận đận, mất cô độc nơi đất khách
07:13:16 15/07/2025
Phim Trung Quốc hay đến mức xem không tua tí nào: Cặp chính bùng nổ nhan sắc, sinh ra dành cho nhau sao giờ mới đóng chung?Phim Trung Quốc hay đến mức xem không tua tí nào: Cặp chính bùng nổ nhan sắc, sinh ra dành cho nhau sao giờ mới đóng chung?
06:39:04 15/07/2025
Nghề 'lạ đời' hái ra tiền bằng đôi tai thính và ánh mắt tinhNghề 'lạ đời' hái ra tiền bằng đôi tai thính và ánh mắt tinh
10:08:33 15/07/2025
Bóc thêm Anh Trai Say Hi mùa 2: Ca sĩ sinh năm 97, sự nghiệp "tậm tịt" nhưng tình ái twist như phim!Bóc thêm Anh Trai Say Hi mùa 2: Ca sĩ sinh năm 97, sự nghiệp "tậm tịt" nhưng tình ái twist như phim!
06:28:39 15/07/2025
Cựu Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong và 2 vụ án thực phẩm chức năng giảCựu Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong và 2 vụ án thực phẩm chức năng giả
08:23:40 15/07/2025
Lamine Yamal xả ảnh sinh nhật gây náo loạn, tay chơi hơn cả NeymarLamine Yamal xả ảnh sinh nhật gây náo loạn, tay chơi hơn cả Neymar
12:07:24 15/07/2025
Bắt gặp nữ diễn viên có bằng thạc sĩ đi phát tờ rơi ngoài đường, đóng 1.000 bộ phim vẫn phải chạy ăn từng bữaBắt gặp nữ diễn viên có bằng thạc sĩ đi phát tờ rơi ngoài đường, đóng 1.000 bộ phim vẫn phải chạy ăn từng bữa
07:17:07 15/07/2025
Vụ khách Hàn bị tố lao vào túm tóc đánh nhau trong tiệm photobooth ở Hà Nội: Công an vào cuộc xác minhVụ khách Hàn bị tố lao vào túm tóc đánh nhau trong tiệm photobooth ở Hà Nội: Công an vào cuộc xác minh
09:53:53 15/07/2025

Tin mới nhất

Lửa bao trùm ki-ốt chợ ở TPHCM, dân hô hoán dập lửa nhưng bất thành

Lửa bao trùm ki-ốt chợ ở TPHCM, dân hô hoán dập lửa nhưng bất thành

11:50:31 15/07/2025
Ngày 15/7, Công an TPHCM vẫn đang phối hợp với Công an xã An Nhơn Tây phong toả, khám nghiệm hiện trường vụ cháy tại Chợ Lô 6, xã An Nhơn Tây.
Phó chủ tịch Hà Nội công bố loạt hành động hỗ trợ người dân khi cấm xe máy xăng

Phó chủ tịch Hà Nội công bố loạt hành động hỗ trợ người dân khi cấm xe máy xăng

11:48:23 15/07/2025
Hà Nội sẽ hỗ trợ tối đa, đúng nhóm người sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cư dân trong Vành đai 1 và người thường xuyên di chuyển vào khu vực này, sẽ nghiên cứu cơ chế hỗ trợ thu đổi khoảng 450.000 xe máy xăng.
Cụ ông 80 tuổi suýt mất hơn 500 triệu đồng cho "nhân viên Viettel"

Cụ ông 80 tuổi suýt mất hơn 500 triệu đồng cho "nhân viên Viettel"

08:06:07 15/07/2025
Nhận được cuộc gọi thông báo đang nợ 7 triệu đồng cước viễn thông, ông Th. đã liên hệ với số máy của Cục An ninh mà đối tượng lừa đảo cung cấp và suýt bị lừa 520 triệu đồng.
Thiếu nữ 15 tuổi cố thủ trên nóc Bệnh viện Bạch Mai

Thiếu nữ 15 tuổi cố thủ trên nóc Bệnh viện Bạch Mai

07:57:52 15/07/2025
Khách Lào gọi 4 xiên bạch tuộc, 2 xiên đậu bắp, một phần chân gà, 3 lạp xưởng tại một khu phố du lịch ở Đà Nẵng, với giá lên đến 760.000 đồng. Khi khách phản ứng, chủ quán trả lại 200.000 đồng.
Hé lộ thời điểm người Việt có thể dùng mạng vệ tinh

Hé lộ thời điểm người Việt có thể dùng mạng vệ tinh

22:49:11 14/07/2025
Đây là một trong nhiều dấu mốc đáng chú ý được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025.
Xe bồn chở 7 tấn bê tông bị nổ lốp, phụ xe kẹt trong cabin

Xe bồn chở 7 tấn bê tông bị nổ lốp, phụ xe kẹt trong cabin

22:39:11 14/07/2025
Chiếc xe bồn trộn bê tông lưu thông trên đường tại Đắk Lắk bất ngờ bị nổ lốp, nằm lật nghiêng bên đường khiến phụ xe bị gãy tay, gãy xương đùi.
Ngỡ ngàng loạt cọc bê tông cao đến 5m 'mọc' bất thường giữa sông ở TPHCM

Ngỡ ngàng loạt cọc bê tông cao đến 5m 'mọc' bất thường giữa sông ở TPHCM

21:31:44 14/07/2025
Hàng loạt cọc bê tông cao từ 3-5m, có đường kính 20-30cm được phát hiện mọc kiên cố giữa lòng sông ở phường Phước Thắng, TPHCM khiến người dân ngỡ ngàng.
Người mẹ bỏ rơi bé trai trong rừng cao su Đồng Nai với mảnh giấy "xin lỗi con nhiều lắm"

Người mẹ bỏ rơi bé trai trong rừng cao su Đồng Nai với mảnh giấy "xin lỗi con nhiều lắm"

21:28:13 14/07/2025
Bé trai sơ sinh nặng 3,5 kg được người dân phát hiện trong lô cao su Đồng Nai với mảnh giấy viết tay mẹ xin lỗi, mẹ không có điều kiện nuôi con .
Vụ cô gái ôm con nhỏ bị đánh tới tấp: "Trung cá chép" đã bỏ trốn

Vụ cô gái ôm con nhỏ bị đánh tới tấp: "Trung cá chép" đã bỏ trốn

21:25:15 14/07/2025
Cả hai mẹ con cô gái bị đánh vẫn đang ở trọ trên đường Bàu Bàng, thuộc phường Thủ Dầu Một, TP HCM, còn đối tượng đánh người thì đã bỏ trốn
Dòng chữ "có bắn tốc độ" bị xóa nham nhở

Dòng chữ "có bắn tốc độ" bị xóa nham nhở

21:18:14 14/07/2025
Một người dân thường xuyên đi qua đoạn này cho biết, những dòng chữ có bắn tốc độ xuất hiện cách đây 1-2 ngày, sau khi một số trang mạng đưa lên thì sáng nay đã bị xóa nham nhở.
Hà Nội cấm xe máy chạy xăng: Cần hỗ trợ người dân như thế nào?

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng: Cần hỗ trợ người dân như thế nào?

20:55:17 14/07/2025
Theo các chuyên gia, Hà Nội, Chính phủ cần có sự hỗ trợ thiết thực, khách quan để người dân có thể chuyển đổi từ xe máy chạy bằng xăng, dầu sang xe điện.
Diễn biến vụ bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Medic Hải Tiến

Diễn biến vụ bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Medic Hải Tiến

20:50:00 14/07/2025
Hiện tại, vụ việc đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa thụ lý giải quyết. Sở Y tế Thanh Hóa đang tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh để xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Là rau nhưng vitamin C cực cao, còn lớn hơn cả táo, đem xào với nấm được món chay ngon thanh mát, bổ dưỡng

Là rau nhưng vitamin C cực cao, còn lớn hơn cả táo, đem xào với nấm được món chay ngon thanh mát, bổ dưỡng

Ẩm thực

13:27:13 15/07/2025
Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn dễ nấu mà vẫn thanh mát, đừng bỏ qua món cải thảo xào nấm thảo, đơn giản, nhẹ nhàng nhưng rất đưa cơm.
Nhật Bản sẵn sàng nối lại đàm phán hiệp ước hòa bình với Nga khi điều kiện cho phép

Nhật Bản sẵn sàng nối lại đàm phán hiệp ước hòa bình với Nga khi điều kiện cho phép

Thế giới

13:14:36 15/07/2025
Một số chuyên gia quốc tế nhận định, căng thẳng hiện nay có thể sẽ làm kéo dài thế bế tắc về hiệp ước hòa bình Nga - Nhật, bất chấp những tín hiệu thiện chí vẫn được hai bên duy trì ở cấp ngoại giao.
Mitsubishi Pajero Sport 2025: Ngoại hình thể thao và trẻ trung, giá từ hơn 1,1 tỷ đồng

Mitsubishi Pajero Sport 2025: Ngoại hình thể thao và trẻ trung, giá từ hơn 1,1 tỷ đồng

Ôtô

13:06:12 15/07/2025
Mitsubishi Pajero Sport 2025 mới vẫn duy trì các thông số về kích thước tổng thể chiều dài x chiều rộng x chiều cao lần lượt là 4.825 x 1.815 x 1.835 (mm). Chiều dài cơ sở 2.800 mm, khoảng sáng gầm xe 218 mm.
'Bóng nắng giao mùa', trang phục dạo chơi cùng ánh sáng tự do

'Bóng nắng giao mùa', trang phục dạo chơi cùng ánh sáng tự do

Thời trang

12:33:40 15/07/2025
Bộ sưu tập với tên gọi Bóng nắng giao mùa mang tinh thần của ánh sáng khi chạm đến vải vóc, ánh sáng không chỉ là cảm hứng mà là bạn đồng hành của chất liệu, của phom dáng và cảm xúc của người mặc.
Cô gái Hàn lên tiếng đính chính khi bị nhận nhầm là người gây gổ trong tiệm photobooth Hà Nội

Cô gái Hàn lên tiếng đính chính khi bị nhận nhầm là người gây gổ trong tiệm photobooth Hà Nội

Netizen

12:22:13 15/07/2025
Vừa qua, sự việc một du khách Hàn Quốc bị nói có hành động tương tác với cô gái người Việt tại một tiệm photobooth ở Hà Nội đang thu hút sự chú ý của dư luận.
6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Làm đẹp

12:20:27 15/07/2025
Thịt gà, đặc biệt là phần da, sụn và gân gà chứa lượng collagen cao. Theo ThS.BS Nguyễn Kiều Trang, Khoa Da liễu, BV Hữu Nghị, trong da gà có chứa nhiều collagen, đặc biệt là collagen type II có tác dụng bảo vệ cũng như tái tạo sụn khớp...
Từ giờ đến cuối năm 2025, 3 con giáp này sẽ dễ "thoát kiếp ở thuê", mua được căn nhà đầu tiên

Từ giờ đến cuối năm 2025, 3 con giáp này sẽ dễ "thoát kiếp ở thuê", mua được căn nhà đầu tiên

Trắc nghiệm

12:10:02 15/07/2025
Sống ở thuê trong thời gian dài là thực tế của nhiều người trẻ và trung niên. Nhưng với một số con giáp, từ nay đến cuối năm 2025 sẽ là thời điểm tài chính - thời vận - cơ hội cùng hội tụ, mở ra khả năng thoát kiếp ở thuê và mua được că...
Vì sao nhiều thiết bị hiện đại vẫn sử dụng cổng microUSB?

Vì sao nhiều thiết bị hiện đại vẫn sử dụng cổng microUSB?

Thế giới số

11:57:37 15/07/2025
Một vấn đề phổ biến khi người dùng mua sắm trực tuyến là gặp phải thiết bị có đầu nối USB đời cũ, chẳng hạn microUSB thay vì USB-C do không tìm hiểu kỹ.
Sau đám cưới xa hoa, trung vệ ĐT Việt Nam và vợ hotgirl Quảng Ninh gây xúc động vì hành động tử tế

Sau đám cưới xa hoa, trung vệ ĐT Việt Nam và vợ hotgirl Quảng Ninh gây xúc động vì hành động tử tế

Sao thể thao

11:24:41 15/07/2025
Đám cưới xa hoa bậc nhất làng bóng đá Việt của trung vệ Dương Thanh Hào và hot girl Quảng Ninh Julia Nguyễn không chỉ khiến dân tình trầm trồ bởi quy mô hoành tráng mà còn gây sốt với chi tiết cực ấm lòng.
Quốc gia phạt tù người dùng túi nilon

Quốc gia phạt tù người dùng túi nilon

Lạ vui

11:14:47 15/07/2025
Bất kỳ người dân nào sản xuất, bán hoặc thậm chí chỉ sử dụng túi nilon cũng có thể đối mặt với án tù lên đến 4 năm hoặc phạt tiền hơn 1 tỷ đồng.
Lại ba người ở Hà Nội mất hơn 3,5 tỷ đồng vì kiểu lừa đảo không xa lạ

Lại ba người ở Hà Nội mất hơn 3,5 tỷ đồng vì kiểu lừa đảo không xa lạ

Pháp luật

11:11:41 15/07/2025
Ban đầu, ba người ở Hà Nội tham gia được hiển thị lợi nhuận và có thể rút một khoản nhỏ để thấy tin tưởng. Tin vào lợi nhuận cao , ba nạn nhân tiếp tục nạp tiền đầu tư với tổng số tiền hơn 3,5 tỷ đồng.