Thiếu máu khi mang thai: Hại cả mẹ lẫn con
Mẹ bầu cần biết những tác hại khôn lường của việc thiếu máu khi mang thai nhé.
Tác hại của thiếu máu khi mang thai
Với bà bầu
Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú vượt quá 60%, vì sự phát triển thể chất của em bé đòi hỏi phải cung cấp nhiều máu hơn.
Các bà bầu thiếu máu khi mang thai có hội chứng tăng huyết áp, protein niệu và phù, có thể làm tổn thương tim, gan, não và thận, và có thể làm giảm chức năng nhau thai.
Người mẹ có thể bị co thắt, mệt mỏi, chuyển dạ kéo dài và xuất huyết sau sinh do thiếu máu. Trong thời gian mang thai mẹ bầu bị thiếu máu thì sau sinh tử cung phục hồi chậm, và dễ bị viêm nội mạc tử cung.
Với thai nhi
Người mẹ mang thai thiếu máu có thể gây ra sự hạn chế tăng trưởng của thai nhi do thiếu oxy, dễ bị suy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Sau khi sinh, trẻ có thể có các triệu chứng như chậm phát triển và sức đề kháng thấp.
Cách phòng ngừa thiếu máu khi mang thai.
1. Chế độ ăn uống cân bằng
Video đang HOT
Các bà mẹ mang thai nên ăn thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như gan động vật, thịt nạc, đậu, v.v. và ăn thực phẩm giàu protein chất lượng cao như cá, tôm, trứng, chà là đỏ, đậu phộng. Các loại rau lá xanh và trái cây giàu vitamin tan trong nước, chẳng hạn như cà chua, cam, củ cải, cần tây và đào, cũng không thể thiếu.
2. Phát triển thói quen ăn uống tốt
Nếu các mẹ bầu thường có thói quen kén ăn, hãy cố gắng thay đổi, bởi vì như vậy dễ có nguy cơ thiếu sắt cao. Mẹ bầu nên đạt được lượng thức ăn cân bằng, nhai chậm để thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
3. Phát triển lối sống khoa học
Đầu tiên: các mẹ bầu thường phải đảm bảo rằng họ ngủ đủ giấc và không làm việc quá sức.
Thứ hai: Các bà mẹ mang thai nên có cường độ làm việc vừa phải
Thứ ba: Mẹ bầu nên phát triển thói quen không uống rượu, hút thuốc và ăn vặt.
4. Duy trì cảm xúc tốt
Khi người mẹ mang thai cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày và duy trì tâm trạng tốt, không chỉ khả tăng năng miễn dịch của cơ thể người mẹ mà còn có thể tăng cường chức năng tạo máu của tủy xương trong xương của cơ thể, do đó ngăn ngừa thiếu máu.
Mẹ bầu lười tắm vì cả ngày trong phòng điều hòa, đi khám bác sĩ nói một câu lặng người
Trong suốt thời gian mang thai, bà mẹ này chỉ ở nhà nghỉ ngơi nên cô nghĩ mình không cần tắm rửa quá thường xuyên.
Trong thời gian mang thai, mọi thói quen ăn uống, sinh hoạt của mẹ đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến em bé trong bụng. Chính vì vậy, mẹ cần luôn cẩn trọng và kĩ càng trong mọi hành động, tránh trường hợp phải hối hận vì chủ quan như bà mẹ dưới đây.
Tiểu Như (22 tuổi, sống tại Tứ Xuyên, Trung Quốc) là một mẹ bầu trẻ. Cô kết hôn ngay sau khi tốt nghiệp đại học rồi lại có bầu luôn nên chưa đi làm. Vì vậy cả thai kỳ, Tiểu Như chỉ ở nhà và dưỡng thai.
Mang bầu đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, cơ thể có nhiều thay đổi khiến Tiểu Như luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy, cô càng ít ra ngoài hơn mà hầu như cả ngày chỉ ở nhà ăn, ngủ và xem TV. Ngay cả việc nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa cũng có mẹ chồng cô hỗ trợ.
Trong thời gian mang bầu, Tiểu Như chỉ ở nhà nghỉ ngơi nên cô nghĩ mình không cần tắm rửa thường xuyên.
Vậy nhưng cũng chính vì sự "nhàn nhã" này mà Tiểu Như lại hình thành một thói quen không tốt. Đó chính là không tắm rửa mỗi ngày. Cô cho rằng mình cả ngày chỉ ở trong phòng điều hòa, không hề ra mồ hôi hay tiếp xúc với khói bụi nên việc tắm rửa hàng ngày là không cần thiết. Cô lựa chọn 2-3 ngày mới tắm và thay quần áo một lần, kể cả đồ lót.
Mẹ bầu trẻ không ngờ thói quen này đã gây ra hậu quả đáng tiếc và khiến cô phải hối hận. Một lần khi thai được khoảng 28 tuần, Tiểu Như bỗng thấy em bé trong bụng ít đạp hơn. Sau 2 ngày theo dõi, cô không còn cảm nhận được chuyển động của con nữa nên đã đến bệnh viện kiểm tra.
Sau khi tiến hành siêu âm, bác sĩ quay ra nói một câu khiến bà mẹ trẻ lặng người: "Không còn tim thai, thai đã chết lưu".
Khi thấy thai không đạp nhiều, cô đi khám thì bàng hoàng nhận tin thai đã chết lưu.
Sau khi tiến hành lấy thai lưu ra, bác sĩ đã kiểm tra sức khỏe và tư vấn cho Tiểu Như để tránh trường hợp đau lòng này lặp lại trong tương lai. Lúc này cô mới biết mình bị viêm âm đạo nặng, vi khuẩn từ âm đạo tiến sâu vào bên trong rồi ăn mòn màng ối, nhiễm trùng nước ối và khiến em bé không sống được.
Viêm âm đạo dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai vì hormone tăng lên khiến dịch tiết âm đạo nhiều hơn. Tiểu Như không tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày nên tình trạng này càng nặng hơn và dẫn đến hậu quả mất con.
Sau khi nghe bác sĩ giải thích, bà mẹ trẻ chỉ biết ôm đầu hối hận. Cô không ngờ sự chủ quan của bản thân cuối cùng lại khiến con mất đi.
Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm âm đạo?
Khi mẹ bầu nghi ngờ mình bị viêm âm đạo, việc đầu tiên phải làm là nên đến cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa để khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau đó bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và điều trị bằng thuốc không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, mẹ bầu nên áp dụng những biện pháp hạn chế viêm âm đạo khi mang thai sau đây:
- Không nên cố gắng chịu đựng sự ngứa vùng kín vì nghĩ rằng dùng thuốc chữa bệnh sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
- Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hằng ngày liên tục.
- Mặc đồ lót rộng rãi và thoáng khí (ưu tiên chất liệu cotton).
- Hạn chế số lần quan hệ tình dục và thực hiện tốt vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
- Ăn các sản phẩm sữa chua có nhiều lợi khuẩn.
- Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời. Nếu có thể hãy là quần lót sạch bằng bàn là nóng để tiêu diệt nốt những bào tử nấm còn sót lại ở quần.
Ra huyết trắng khi mang thai có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám Ra huyết trắng khi mang thai là một tình trạng không hiếm gặp, nhưng đôi khi lại cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm. Mang thai, đặc biệt là lần đầu tiên, sẽ khiến bạn có cảm giác hồi hộp và lo lắng. bởi không biết thay đổi nào là đúng đắn và thay đổi nào là bất thường. Ra huyết trắng khi...