Thiếu máu do suy thận mạn dễ tử vong vì đột quỵ
Thiếu máu là một triệu chứng và là một biến chứng phổ biến ở người bị bệnh thận, nhất là ở những người bị suy thận mạn (STM) giai đoạn cuối. Thiếu máu có thể làm gia tăng khả năng bị các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, tăng nguy cơ suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối… Vì thế, việc điều trị thiếu máu cần được tiến hành sớm.
Thận càng suy càng thiếu máu
PGS.TS.BS Hà Phan Hải An, Phó Chủ tịch Hội Tiết niệu – Thận học Việt Nam cho biết, theo thống kê, tỷ lệ STM (giai đoạn 3 – 5 của bệnh thận mạn tính) là 3,1%. Chỉ tính riêng tỷ lệ STM giai đoạn cuối có nhu cầu điều trị thay thế thận ở Việt Nam mỗi năm có thêm khoảng gần 1 vạn người và trên thực tế, con số này có thể cao hơn nếu tính đến những trường hợp xét nghiệm nước tiểu bình thường nhưng chức năng thận đã suy giảm. Điều này đồng nghĩa với việc thiếu máu do suy thận mạn là một vấn đề sức khoẻ lớn.
Lọc máu cho bệnh nhân suy gan thận
TS Nguyễn Tất Thắng, Trung tâm Lọc máu, bệnh viện Hòe Nhai phân tích, càng gia tăng bệnh nhân STM thì càng có nhiều bệnh nhân thiếu máu. Bởi thiếu máu là biểu hiện thường xuyên của STM và không hồi phục. Thận càng suy thiếu máu càng nặng và điều đáng nói là hầu hết bệnh nhân STM đều không biết mình đang bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau, đó là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Thiếu máu ở bệnh nhân STM có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: mất máu qua lọc máu (chỉ cần lọc máu chừng đôi ba lần là chức năng tiểu cầu đã giảm, do đó khả năng chống mất máu kém hẳn và càng lọc máu càng thiếu máu), thiếu sắt, axit folic trong chu trình chuyển hóa lọc máu, hai chất này bị hao hụt (đây là hai chất dinh dưỡng tham gia tổng hợp hồng cầu)… và đặc biệt là do sự thiếu hụt các chất kích thích sản sinh hồng cầu – erythropoetin. Chất có khả năng kích thích mạnh mẽ tủy xương sinh tổng hợp hồng cầu. Ở người khỏe mạnh 90% erythropoetin được sinh ra từ thận. Khi bị thiếu máu, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, niêm mạc có màu hồng nhợt nhạt, tim đập nhanh, sức chịu đựng kém và khả năng tập trung suy giảm… Nếu có bệnh lý cơ quan nào khác đi kèm thì các triệu chứng của bệnh lý đó sẽ biểu hiện nặng thêm, ví dụ: thiếu máu có suy tim thì suy tim trở nặng hơn, dễ thiếu máu não…
Điều trị thiếu máu sớm – tránh biến chứng nguy hiểm
Theo TS An, việc điều trị thiếu máu cho những bệnh nhân này, đặc biệt ở giai đoạn sớm là một trong những vấn đề cần được quan tâm và là mục tiêu hàng đầu của các thầy thuốc để cải thiện chất lượng sống, tránh các biến chứng và tử vong cho người bệnh. Bởi STM tiến triển qua nhiều giai đoạn trong một thời gian dài, vì vậy nó ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Suy thận là hậu quả của nhiều biến chứng như: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh cầu thận và ống kẽ thận, bệnh hệ thống… Đặc biệt, thiếu máu do suy thận mạn tính có thể làm gia tăng khả năng bị các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, tăng nguy cơ suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối… Vì thế, việc điều trị thiếu máu cần được tiến hành sớm.
TS Thắng cho biết, trước kia, giải pháp duy nhất để điều trị thiếu máu do STM là truyền máu. Lượng hồng cầu thiếu hụt được truyền vào cơ thể, nhờ đó nâng cao khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan và giảm được các triệu chứng do thiếu máu. Tuy nhiên, hiện nay việc truyền máu lâu dài không được khuyến khích vì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho bệnh nhân như: dị ứng, phản ứng tan máu, quá tải chất sắt, kích thích tạo kháng thể ảnh hưởng xấu đến ghép thận sau này…
Do đó, khi điều trị bệnh ngoài chế độ dinh dưỡng thích hợp, bổ sung đủ sắt, vitamin B12, axit folic và sử dụng các thuốc kích thích sinh hồng cầu còn gọi là các dẫn xuất của erythropoetin như các chế phẩm: epoetin alpha, epoietin beta, alpha darbepoetin, peginesatid…, đặc biệt là Epoetin Beta 4000 UI. Việc lựa chọn thuốc phù hợp cho mỗi bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều yếu tố như tính hiệu quả, độ an toàn… Điều trị thiếu máu sớm không chỉ giảm tình trạng tiến triển suy thận, giảm phì đại thất trái, giảm các biến chứng của STM, thiếu máu, giảm tử vong mà còn nâng cao nhận thức, sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống… cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Theo ANTD
Anh mất vì tai nạn giao thông, em nguy kịch vì bệnh suy thận
Gia đình bé nhỏ của ông Đặng Văn Khỏi vừa mới chịu một cái tang con trai trưởng, nay người con gái 5 năm bị bệnh thận cũng có nguy cơ lìa cõi đời nếu không có tiền điều trị.
Ở tuổi đôi mươi, em Đặng Thị Ngọc Băng (quê Đồng Tháp) phải mang trong người căn bệnh suy thận giai đoạn cuối, kéo theo suy tim, thiếu máu mãn tính, viêm dạ dày khiến cơ thể em héo hon, gầy guộc.
Vì gia đình bữa đói bữa no nên việc học của Băng phải gác lại từ rất sớm. Đến cái tuổi đẹp nhất của người con gái, cái tuổi có thể phụng dưỡng cha mẹ thì những cơn đau ập đến, cướp đi tuổi xuân của Băng. Em phải giành giật sự sống từng ngày, vật lộn với nỗi đau ngay cả trong giấc ngủ. "Có lần cha mẹ đi làm, em ở nhà một mình, em thấy mệt trong người rồi lăn đùng ra xỉu không ai hay biết" - Băng kể lại.
Những lúc căn bệnh trở nặng, Băng và gia đình phải đi xe 5 tiếng mới lên tới bệnh viện. Vừa chăm sóc con gái, ông Đặng Văn Khỏi vừa giúp đỡ những bệnh nhân khác khi họ nằm viện một mình. Biết hoàn cảnh khó khăn của ông Khỏi, người nhà bệnh nhân thuê ông trông coi người thân, một đêm trả từ 100-150 ngàn đồng.
Ngọc Băng ở tuổi 26 mà cân nặng của em chỉ bằng một đứa trẻ lên 10
Con trai mới qua đời vì tai nạn giao thông, ông Đặng Văn Khỏi lại đứng trước nguy cơ mất đi người con gái
5 năm ròng rã cùng con gái chống chọi với căn bệnh "nhà giàu", gia đình ông Khỏi phải bán đi tất cả tài sản đáng giá rồi đi vay mượn khắp nơi, tính đến nay số nợ đã vượt ngoài khả năng chi trả. 2 công đất đã bán hết, ngay cả chính căn nhà đang ở cũng phải bán đi, chính quyền địa phương thương hoàn cảnh gia đình nên xây cho căn nhà tình thương để họ có chỗ ở và là nơi dưỡng bệnh cho Băng mỗi khi được bệnh viện cho về.
Ông Khỏi chợt nghẹn lời khi nhắc đến đứa con trai mới mất cách đây vài tháng. Vì muốn đỡ đần cha mẹ, chăm lo cho em gái bệnh tật, người con trai kế của ông phải đi làm thuê đủ mọi việc. Nhưng sự đời bất công khi đã cướp đi sinh mạng đứa con này trong một vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Thủ phạm gây tai nạn bỏ trốn, khi mọi người phát hiện, thân xác anh đã nguội lạnh tự bao giờ. Nỗi tang thương chưa kịp nguôi ngoai thì bệnh của Băng lại trở nặng, phải nhập viện BV Cấp cứu Trưng Vương TPHCM.
Bac si Pham Thi Như Ngoc, khoa Thận nhân tạo, BV Cấp cứu Trưng Vương cho biết: "Do thay băng môi ngay ở nhà, môi trương không đươc sach nên Ngoc Băng bi nhiêm trung. Ngoc Băng co nhom mau hiếm nên kho truyên mau, môi lân truyên phai đơi thơi gian dai mơi tim đươc va chi phi tra cung rât cao. Tuy có BHYT nhưng đợt nằm viện này Băng phải sử dụng nhiều thuôc ngoài danh mục nên ngươi nha phai tra toan bô".
Mẹ Ngọc Băng, bà Nguyệt Ánh (57 tuổi) cũng phải rời xa quê hương Đồng Tháp đi rửa chén thuê cho một quán cơm tại quận 5 với mức thù lao mỗi ngày 100 ngàn đồng, tương đương 1 lọ thuốc chống nhiễm trùng của Băng. Chắt chiu dành dụm để lo cho con gái, mỗi ngày bà chỉ dám ăn 1 suất cơm 18 ngàn đồng, lúc nào đói quá thì xin cơm thêm. Khi bệnh tình của Băng cấp bách, bà tạm ứng 2-3 triệu đồng rồi làm việc trừ nợ dần dần.
Ở cái tuổi được con cái phụng dưỡng nhưng bà Ánh phải làm việc quần quật để chạy tiền chữa bệnh cho con
Chung sống với căn bệnh nghiệt ngã nhiều năm, Ngọc Băng thổ lộ ước mơ của mình: "Em biết mình không còn sống được bao lâu, chỉ hi vọng giảm bớt những cơn đau để không nhìn thấy ánh mắt buồn của cha, và mẹ cũng không phải đi làm thuê để trả nợ. Được như vậy là em vui rồi".
Nhưng ước mơ nhỏ bé ấy có lẽ khó thành hiện thực vì căn bệnh của Băng còn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nỗi buồn lo lại đè nặng trong tim đôi vợ chồng già. Ông Khỏi ngậm ngùi: "Chắc đành xin bác sĩ cho cha con tôi xuất viện về quê, chứ ở đây nhìn con nằm đó, toa thuốc cầm trên tay mà túi không còn đồng nào để mua thuốc cho con, tôi đau khổ lắm".
Chị Lương Hoàng Hải, người nhà bệnh nhân cùng khoa với em Băng chia sẻ: "Ba mình cũng đang nằm điều trị thận cạnh giường em Băng nên mình rất thấu hiểu việc nhìn người thân đau đớn mà mình càng đau gấp bội.
Với bệnh thận này nếu không tiếp tục lọc máu thì chắc chắc người bệnh sẽ chết trong vòng 1 tháng. Ba của em Băng cũng hiểu điều này nhưng ông không còn biết xoay xở đường nào nên đành cắn răng nhìn con mình chết lần hồi. Ông nói: "Còn cái đau đớn nào hơn đau đớn này hả cô? Đầu bạc phải tiễn đầu xanh, tôi xót xa lắm, thương con lắm". Nói rồi ông khóc như mưa mà tôi cũng khóc theo ông.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1520: Ông Đặng Văn Khỏi: số 465, ấp Tân Dinh, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Em Đặng Thị Ngọc Băng đang điều trị tại phòng điểm, khoa Thận nhân tạo, BV Cấp cứu Trưng Vương. Điện thoại: Ông Khỏi 0962 499 921, bà Ánh 0969 387 017. 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 08.6678.6885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hồng Nhung - Ngọc Nhung
Theo dantri
Nhiều ca cấp cứu vì tai nạn xe đạp điện Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Đức, thời gian gần đây Bệnh viện tiếp nhận nhiều ca cấp cứu tai nạn giao thông do điều khiển xe đạp điện. Trung bình mỗi tuần có 1-2 bệnh nhân nhập viện vì dạng tai nạn này, chủ yếu là bệnh nhân từ 14-20 tuổi. Mới đây nhất, tối 31-5, Bệnh viện đã tiếp nhận...