Thiếu linh kiện từ Trung Quốc, ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản tìm cách khắc phục
Nhóm này cũng sẽ giám sát tình hình và phối hợp liên lạc, đồng thời hợp tác với chính phủ Nhật Bản trong nỗ lực giải quyết tất cả các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Nhật bản đang tìm mọi cách để khắc phục những hậu quả do bùng phát dịch virus corona tại nước này, trong đó thành lập một đội xử lý hậu quả kết hợp giữa ngành công nghiệp xe hơi và chính phủ.
Mục tiêu là để các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp nhận được sự giúp đỡ và khắc phục do những gián đoạn sản xuất trong thời gian dịch bệnh xảy ra. Đội xử lý hậu quả sẽ chia sẻ thông tin và cung cấp hỗ trợ tài chính và chính sách nếu tình hình trở nên tội tệ hơn.
Ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản phải đối mặt với hậu quả do virus corona
Các nhà sản xuất xe hơi như Nissan đã thực hiện các biện pháp gây thiệt hại lớn như đóng cửa một phần nhà máy tại Kyushu, Tây Nam Nhật Bản vào ngày 14 và 17/2 và tiếp tục dừng tiếp vào ngày 24/2 tới. Trong khi đó, Honda, Mazda, Mitsubishi và Toyota đã tạm dừng một số hoạt động tại Trung Quốc, mặc dù họ chưa làm như vậy tại Nhật Bản.
Những ảnh hưởng do sự bùng phát của virus corona đã xảy ra trên toàn cầu, làm gián đoạn việc cung cấp từ hộp số cho tới hệ thống lái của xe. Đầu tháng này, Hyundai và Renault đã dừng sản xuất tại Hàn Quốc, Fiat ngừng sản xuất mẫu 500L tại Serbia do thiếu linh kiện trong khi Nissan cho biết họ có thể phải ngừng hoạt động nhà máy ở cả châu Âu và Mỹ.
Video đang HOT
Nhiều hãng xe có sản xuất tại Trung Quốc đang gặp khó khăn về linh kiện
Tại Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi đối tác của Nissan Trung Quốc là Dongfeng Motor, tiếp tục bị dừng sản xuất. Đặc biệt là tại Vũ Hán, nơi khởi nguồn của virus corona, tất cả các nhà máy ở tỉnh này đã phải ngừng hoạt động.
Theo Cartimes
Giấc mơ xe điện: Anh sẽ cấm xe chạy bằng xăng, dầu diesel vào năm 2035
Vào năm 2017, Anh đã đề ra mục tiêu cấm bán các loại xe chạy bằng xăng và dầu diesel vào năm 2040. Tuy nhiên, theo tuyên bố mới của Thủ tướng Anh, ông Vladimir Johnson, nước này có thể sẽ rút ngắn thời gian thực hiện kế hoạch.
Ảnh: Gizchina
Ông Johnson cho biết Anh sẽ cấm các phương tiện chạy bằng xăng, dầu diesel và xe lai (xe hybrid - chạy được cả bằng xăng và điện) từ năm 2035, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch trước đó. Tuyên bố nằm trong nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí của Anh. Nó cũng dự báo cho sự kết thúc của hơn một thế kỷ phụ thuộc vào các loại phương tiện sử dụng động cơ đốt trong.
Nếu xe điện được sử dụng phổ biến trên toàn cầu, đây có thể là một cú hích lớn vào những nhà khai thác và sản xuất dầu mỏ cũng như khả năng biến đổi ngành công nghiệp xe hơi, một trong những biểu tượng của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Vương quốc Anh sẽ là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26) vào tháng 11 tới. Hội nghị dự kiến kéo dài từ ngày 9-19/11 tại Glasgow.
Các thị trưởng của Paris, Madrid, Mexico City và Athens cho biết họ có kế hoạch cấm xe diesel chạy trong trung tâm thành phố vào năm 2025.
Ảnh: Gizchina
Sau vụ bê bối khí thải của hãng ô tô Volkswagen (Đức) hồi năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố kế hoạch tăng cường kiểm soát các loại ô tô chạy bằng dầu diesel, đồng thời xây dựng các quy tắc cứng rắn hơn liên quan đến phát thải khí C02.
Pháp cũng đang chuẩn bị cấm bán xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2040.
Mặc dù nhu cầu về xe điện đã tăng mạnh ở Anh, động cơ diesel và xăng vẫn chiếm 90% doanh số. Bên cạnh đó, những khách hàng tiềm năng của các mẫu xe thân thiện với môi trường vẫn tỏ ra lo lắng về sự hạn chế của các điểm sạc, phạm vi chạy của một số dòng ô tô nhất định và chi phí cao.
Vào năm ngoái, chính phủ Anh đã cung cấp thêm 2,5 triệu bảng Anh (3,25 triệu đô la) để tài trợ cho việc lắp đặt hơn 1.000 điểm sạc mới cho xe điện trên đường phố dân cư.
Trong khi một số nhà sản xuất ô tô đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang xe điện thì một vài "ông lớn" khác đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và đón đầu xu thế. Ford, Volkswagen và Vauxhall hiện đang là những nhà sản xuất ô tô bán chạy nhất của Anh. Trong khi Tesla, Mitsubishi và BMW đã sản xuất được ba mẫu xe điện bán chạy nhất ở Anh.
Dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng xe điện được dự đoán sẽ là xu thế mới cho các phương tiện giao thông trong tương lai. Các nhược điểm như ít điểm sạc, thời gian sạc, vấn đề thay pin hay giá cả đắt đỏ của chúng sẽ từng bước được khắc phục
Theo Viettimes
Toyota bán chạy quá cũng là vấn đề Nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản Toyota là một biểu tượng của sự phản kháng đối với cải cách quản trị doanh nghiệp, theo nhận định của Leo Lewis của tờ Financial Times. Một video trên trang web của Toyota Times cho thấy Chủ tịch của hãng đang điều khiển chiếc xe thể thao GR Supra. Akio Toyoda lao lên vun vut,...