Thiếu linh kiện làm giá xe tăng mạnh
Các nhà phân tích ước tính giá nguyên liệu thô của ôtô đã tăng 83% trong năm tính đến tháng 3.
Hạn chế linh kiện và nhu cầu mua mới cao khiến giá xe ngày càng tăng. Nhiều nguyên liệu thiết yếu cho các nhà sản xuất ôtô, như đồng, thép và nhôm, đang đạt hoặc vượt mức giá cao kỷ lục trong năm nay do nguồn cung chậm lại, không thể theo kịp với nhu cầu. Chỉ số Bloomberg Commodity Spot Index (đo diễn biến giá của 23 loại hàng hoá cơ bản) đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011, với kim loại đã tăng 21% trong năm nay.
Bên trong một nhà máy sản xuất ôtô. Ảnh: Carscoops
Nếu khủng hoảng linh kiện không sớm được giải quyết, nó sẽ là nguyên nhân dẫn tới lạm phát. Các nhà phân tích tại JPMorgan Chase&Co. ước tính giá nguyên liệu thô của ôtô đã tăng 83% trong năm tính đến tháng 3, chúng chiếm khoảng 10% chi phí làm nên một chiếc xe. Tức là nếu giá một chiếc xe mới là 40.000 USD sẽ phải tăng 8,3% để bù đắp cho đà tăng giá.
Jim Farley, giám đốc điều hành của Ford cho biết vào tuần trước: “Chúng tôi cảm nhận được sự khó khăn về nguồn linh kiện, lạm phát ở nhiều nguồn cung khác nhau trong ngành, điều không xảy ra trong nhiều năm”.
Video đang HOT
Các nhà sản xuất ôtô thường gặp khó khăn khi chi phí sản xuất cao hơn, nhưng nhu cầu đang bùng nổ khi các nền kinh tế lớn mở cửa trở lại và nhiều người tiêu dùng tiếp tục tránh các phương tiện giao thông công cộn g . Sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu cũng đang kìm hãm sản xuất, khiến hàng tồn kho khan hiếm và giá xe tăng.
Tại Mỹ, nguồn cung ôtô hạn chế đến mức các công ty cho thuê xe đang phải mua xe cũ bán đấu giá thay vì mua xe mới. Nguyên nhân chính khiến chi phí hàng hóa cao hơn trong ngành là thép cần thiết cho khung gầm, động cơ và la-zăng xe tăng cao. Đà tăng gần đây của kim loại đã phá vỡ kỷ lục khi Trung Quốc, nhà sản xuất lớn nhất cho đến nay đã thực hiện các biện pháp để hạn chế sản lượng.
Sự bùng nổ về giá đồng làm tăng thêm chi phí của xe điện. Theo chuyên gia tư vấn Wood Mackenzie, xe điện sử dụng lượng đồng nhiều hơn gần 3,5 lần so với xe xăng do lượng dây bên trong lớn hơn.
Các nhà cung cấp cũng khuyến khích các nhà sản xuất ôtô khám phá các chất hóa học thay thế cho pin điện của họ. Phần lớn các cell pin sử dụng kết hợp lithium, coban và niken, đã tăng giá tối thiểu 47% trong 12 tháng qua.
Ford và BMW nằm trong số những công ty đầu tư 130 triệu USD trong tháng này vào công ty khởi nghiệp pin Solid Power, công ty đang nghiên cứu các cell pin không dùng những kim loại này, có thể giúp chi phí gói pin giảm 10 lần.
Caspar Rawles, người đứng đầu bộ phận đánh giá dữ liệu và giá tại Benchmark Mineral Intelligence cho biết: “Họ đang tìm cách phân tán rủi ro, do không có bảo hiểm cho lithium hoặc coban”.
BMW dự kiến sẽ gặp thuận lợi từ việc giá hàng hóa tăng lên tới 1,2 tỷ USD trong năm, giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết trong một cuộc họp báo cáo thu nhập. Nhà sản xuất ôtô hạng sang chỉ ra rhodium, thép và paladium là những mối lo ngại trong những tháng tới.
Về lâu dài, BMW đang nỗ lực để ít bị ép giá hơn đối với các vật liệu chính. Từ năm 2025, hãng xe này có kế hoạch sản xuất xe theo kiến trúc mới cho phép tái chế các vật liệu như thép, nhôm và nhựa để chế tạo xe mới.
Nhà sản xuất xe Jeep, Stellantis – được thành lập từ sự hợp nhất của Fiat Chrysler và PSA Group, cho biết họ cần phải bù đắp một số loại chi phí cao và vẫn đang hỗ trợ thị trường cho đến nay.
Nissan muốn bán cổ phiếu Daimler để thu về 1,2 tỷ USD
Sau Renault, Nissan chuẩn bị bán lượng cổ phiếu Daimler mà mình đang nắm giữ.
Nissan trong một thông báo mới đây cho biết sẽ bán 1,5% cổ phần Daimler mình đang sở hữu. Theo Reuters, h ãng xe Nhật Bản dự kiến bán cổ phần của mình với giá 83 USD mỗi cổ phiếu, tổng giá trị ước tính khoảng 1,2 tỷ USD.
Thương vụ sẽ được thực hiện thông qua việc chào bán cổ phiếu ra thị trường trong thời gian tới. Renault cách đây ít lâu đã bán cổ phần của họ tại Daimler.
Trước đây khoảng một thập kỷ, Nissan và Renault đã trao đổi cổ phần với Daimler nhằm tăng cường quan hệ đối tác công nghiệp của các bên. Giờ đây, điều đó được đánh giá là không còn cần thiết.
Nissan từng là đối tác thân thiết của Mercedes-Benz, thương hiệu xe sang thuộc Daimler. Ảnh: Carscoops.
Thông tin Nissan sẽ bán cổ phần của công ty tại Daimler được đưa ra chỉ vài tuần sau khi nhà sản xuất ôtô Nhật Bản thông báo về việc cắt giảm năng suất lắp ráp. Nguyên nhân là thiếu hụt chất bán dẫn, khó khăn chung của ngành ôtô hiện nay.
Nissan đang chuẩn bị ngừng hoạt động nhà máy ở Kyushu trong 8 ngày, từ ngày 10 đến ngày 19/5, ảnh hưởng đến việc sản xuất một số dòng xe như Serena và X-Trail.
Ngoài ra, Nissan sẽ hủy bỏ ca đêm tại các nhà máy ở Oppama và Shatai trong khoảng thời gian từ ngày 10 đến 28/5. Nhà sản xuất ôtô Nhật Bản cũng sẽ ngừng sản xuất tại nhà máy ở Tochigi trong 10 ngày.
5 hãng xe bán được nhiều ôtô điện nhất thế giới Ở cả dòng xe sạc điện hay thuần điện, Tesla đều chiếm ngôi quán quân, á quân là SAIC Trung Quốc, trong quý I. Thị trường xe điện hóa phát triển nhanh trong một vài năm qua khiến các hãng thay đổi chiến lược kinh doanh. Tesla không còn là cái tên chiếm thế thượng tôn vì các đối thủ ngày càng mạnh....