Thiếu liên kết cảnh báo, doanh nghiệp Việt liên tiếp bị lừa
Liên tiếp thời gian gần đây, Bộ Công Thương thông tin cảnh báo về việc doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo ở nhiều nước, chủ yếu là thông qua giao dịch điện tử. Điều đó cho thấy những dấu hiệu đáng báo động về các nguy cơ đối với doanh nghiệp Việt do thiếu hiểu biết, thiếu cẩn trọng hoặc thiếu kinh nghiệm trong giao dịch thương mại điện tử quốc tế.
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng gặp phải nhiều rủi ro nếu không tìm hiểu kỹ đối tác nước ngoài.
Củng cố nguồn tin về doanh nghiệp đối tác
Ngày 24.1, Bộ Công Thương đăng tải thông tin cảnh báo từ Chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Houston (bang Texas – Hoa Kỳ). Thông tin này cho biết, trong quá trình giao dịch, doanh nghiệp Việt Nam (bên mua) đã chuyển tiền vào tài khoản bên bán theo số tài khoản mà bên bán cung cấp qua email. Tuy nhiên, đây là những tài khoản giả mạo do hộp thư điện tử của bên bán bị kẻ lừa đảo đột nhập (hack) để gửi thông tin giả mạo nhằm chiếm đoạt tiền.
Trước đó 1 tuần, Thương vụ tại Thái Lan cũng lên tiếng cảnh báo về việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nhà sản xuất, xuất khẩu Thái Lan trên mạng internet và tiến hành giao dịch trong khi chưa xác minh đầy đủ thông tin về đối tác. Lợi dụng tâm lý chủ quan, ham rẻ và thiếu nghiệp vụ ngoại thương của một số doanh nghiệp Việt Nam nên đã xảy ra nhiều vụ việc doanh nghiệp Thái Lan lừa tiền đặt cọc của các nhà nhập khẩu Việt Nam và không chịu giao hàng, nhiều nhất là đối với mặt hàng giấy A4. Trước đó nữa, Bộ Công Thương cũng từng cảnh báo về các hành vi lừa đảo qua giao dịch thương mại điện tử trên các thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Trung Quốc, một số quốc gia tại Châu Phi…
Hiện tượng lừa đảo này đã xuất hiện từ một vài năm trước và Bộ Công Thương cũng đã có những cảnh báo rất cụ thể. Thế nhưng, vì tâm lý chủ quan, ham rẻ, thiếu cẩn trọng và kinh nghiệm giao dịch thương mại điện tử yếu kém chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những thiệt hại của doanh nghiệp Việt. Hồi cuối năm 2017, tại 1 buổi trao đổi giữa Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) với một số doanh nghiệp, đại diện Cty TNHH Giấy Hải Tín cho biết, các doanh nghiệp hiện rất khó khăn trong công tác xác nhận độ uy tín ở phía đối tác nước ngoài và đề nghị Hiệp hội có giải pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, đề nghị hóc búa này đã buộc ông Vũ Ngọc Bảo – Tổng thư ký VPPA – thừa nhận “Hiệp hội đành chịu” vì Hiệp hội không thể biết được công ty đối tác kia có uy tín trên thị trường nước ngoài hay không. Giải pháp duy nhất mà Hiệp hội có thể tư vấn là, doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động liên hệ với các Hiệp hội doanh nghiệp ở nước ngoài.
Các chuyên gia thì đưa ra lời khuyên đối với các doanh nghiệp rằng, nếu doanh nghiệp đối tác nằm ở các khu vực địa lý gần Việt Nam như khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc… tốt nhất doanh nghiệp Việt nên cử đại diện của mình tới tận nơi, trực tiếp xác minh năng lực đối tác thông qua cơ sở sản xuất, nhà máy, trụ sở… Đặc biệt, với các đối tác lần đầu giao dịch càng cần phải cẩn trọng. Đối với các đối tác cũ, cũng cần phải thường xuyên theo dõi, thông qua nhiều kênh thông tin để biết được “ sức khỏe” của doanh nghiệp bạn hiện ra sao… càng nhiều nguồn tin để doanh nghiệp Việt tổng hợp càng bổ sung khả năng an toàn trong giao dịch.
Video đang HOT
Giữ thế phòng thủ hợp lý
Không chỉ có các doanh nghiệp nhập khẩu gặp phải rủi ro, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của VN cũng đối mặt với việc lừa đảo, chây ì thanh toán hoặc chiếm dụng hàng của các doanh nghiệp nước ngoài khi giao dịch thương mại điện tử. Ví dụ như vụ Cty Al-Reda ở Ai Cập mua cá tra philê đông lạnh của Cty Thủy sản Vĩnh Hoàn, tổng trị giá là 58.881,60 USD. Mặc dù đã nhận đủ hàng nhưng Cty Al-Reda luôn né tránh chuyển tiền thanh toán cho Cty Vĩnh Hoàn với rất nhiều lý do rất khó chấp nhận.
Trao đổi với Lao Động, nhiều luật sư cho rằng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ kỹ năng để đàm phán hợp đồng do ngoại ngữ kém, tham vấn luật sư chưa kỹ lưỡng, không nắm hết được các quy định của pháp luật nước sở tại của đối tác hoặc pháp luật quốc tế. Vì thế, khi có tranh chấp, thường bị yếu thế do các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng rất lỏng lẻo, bất lợi cho doanh nghiệp Việt. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp vì để giữ khách hàng hoặc vì tính cạnh tranh mà “để rộng cửa” cho đối tác trong các điều khoản về bồi thường hợp đồng khi vi phạm các cam kết về phương thức thanh toán, giao hàng…
Ngoài ra, mối liên kết giữa các doanh nghiệp Việt còn rất hạn chế nên không có sự cảnh báo cho nhau về những đối tác có biểu hiện đáng ngờ, hoặc những doanh nghiệp nước ngoài từng có các hành vi lừa đảo, chiếm dụng, trây ì thanh toán, vi phạm các điều khoản hợp đồng khác… Các doanh nghiệp lớn cũng không có sự dìu dắt, nâng đỡ các doanh nghiệp nhỏ. Bởi vậy, chúng ta chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu chung để cảnh báo về các nguy cơ ở thị trường nước ngoài. Điều này rõ ràng có thể làm được nhưng chúng ta làm chưa tốt. Nếu thực hiện được việc này, doanh nghiệp Việt không những giảm thiểu các nguy cơ mà còn tạo nên sức mạnh đoàn kết và đạt hiệu quả hơn rất nhiều.
Bộ Công Thương khuyến cáo
Xác minh rõ đối tác, đặc biệt là đối tác lần đầu giao dịch, hạn chế tìm kiếm và giao dịch với các khách hàng trên các trang web không uy tín và không kiểm chứng thông tin doanh nghiệp.
Lựa chọn phương thức thanh toán, phương thức giao hàng an toàn; Quy định rõ điều khoản bồi thường và cơ quan giải quyết tranh chấp; Không ký kết hợp đồng và gửi qua hình thức điện tử, chia sẻ trên các ứng dụng mạng xã hội hay qua email; Không chấp nhận hình thức thanh toán TT (trả trước một phần của tổng giá trị giao dịch) khi chưa biết rõ về doanh nghiệp đối tác.
Bất kỳ sự thay đổi trong địa chỉ liên lạc, đặc biệt là có sự thay đổi về tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần liên lạc trực tiếp để xác minh lại.
Đặc biệt lưu ý đối với những thông tin tài khoản giao dịch đáng ngờ (ví dụ như trụ sở một nơi nhưng tài khoản giao dịch lại là nơi khác)
Khi nghi ngờ có dấu hiệu hoặc khẳng định có sự lừa đảo, cần thông báo với ngân hàng và đề nghị ngân hàng nơi nhận áp dụng các biện pháp cần thiết để phong tỏa tài khoản người nhận (bên lừa đảo).
ĐỨC THÀNH
Theo Laodong
Chất lượng xăng E5 thường xuyên được kiểm tra bí mật
Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng khẳng định xăng E5 luôn được kiểm tra và phát hiện tình trạng buôn lậu, gian lận vẫn còn.
Từ ngày 1/1, xăng sinh học E5 được bán đồng loạt trên toàn quốc, thay thế xăng khoáng A92. Người tiêu dùng đang quen dần với việc sử dụng loại xăng này. Tuy nhiên, không ít người nghi ngại về quy chuẩn, chất lượng, thậm chí có người cho rằng xăng E5 gây hại cho phương tiện.
Xăng E5 thay thế hoàn toàn RON 92 từ ngày 1/1/2018. Ảnh: Kim Anh
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Khoa học và Công nghệ chiều 25/1, ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, khẳng định chất lượng xăng dầu nói chung và xăng E5 nói riêng đều có quy chuẩn, tiêu chuẩn. "Kiểm soát xăng E5 đến giờ, chúng tôi khẳng định loại xăng này đảm bảo yêu cầu từ quá trình pha chế đến bán ra thị trường", ông Vinh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Vinh bày tỏ lo ngại về tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, pha chế thêm các loại dung môi vào xăng E5 khiến chất lượng bị giảm, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân.
Thực tế thời gian qua, những vụ việc liên quan đến tình trạng này đã xảy ra Nghệ An, Bắc Giang, TP HCM hay Cần Thơ. Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn chỉ đạo các tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Đo lường chất lượng phối hợp với lực lượng chức năng xem xét và xử lý.
"Một số nơi bị phát hiện có bán xăng pha dung môi Solmix. Vì vậy, thời gian qua chúng tôi đã đẩy mạnh công tác kiểm tra đặc thù, bí mật. Các cán bộ của Tổng cục và Chi cục trong vai dân thường đến mua mẫu và thử nhanh. Nếu phát hiện sai phạm, chúng tôi sẽ kiểm tra chính thống", ông Vinh nói và thông tin nhiều điểm bán xăng pha Solmix đã bị xử lý. Riêng ở TP HCM và Cần Thơ, Tổng cục đang phối hợp với công an để điều tra tận gốc nơi pha chế và nguồn gốc Solmix.
Ông Trần Văn Vinh lo ngại tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, pha dung môi vào xăng E5. Ảnh: Dương Tâm
Ngoài kiểm tra đặc thù, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng còn phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết vấn nạn xăng lậu, xăng bẩn, trong đó có việc phối hợp với Tổng cục Thuế dán tem số tổng.
Trước lo ngại các cây xăng có thể đánh đồng xăng E5 và RON 95 để tăng lợi nhuận do xăng RON 95 có giá cao hơn khoảng hai nghìn đồng, ông Vinh cho biết hiện tất cả cây xăng phải công bố rõ ràng hai loại xăng này và Tổng cục thường xuyên kiểm tra đặc thù để phát hiện sai phạm, xử lý sớm nhất có thể.
Sau khi xăng E5 thay thế hoàn toàn RON 92 kể từ ngày 1/1, thị trường hiện chỉ còn hai mặt hàng là RON 95 và E5 RON 92. Bộ Công thương cho biết E5 (95% RON 92 và 5% Ethanol) không phải loại xăng mới mà đã được nhiều quốc gia sử dụng, thậm chí có nước dùng xăng E10 (10% Ethanol). Chất lượng xăng E5 tại Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn của thế giới, các doanh nghiệp xăng dầu cũng phải đạt chuẩn mới được cấp phép kinh doanh.
Theo VnExpress
Vụ nổ mìn 4 người thương vong: Chưa được cấp phép nổ mìn Ngay sau khi xảy ra vụ nổ mìn khiến 2 người chết, 2 người bị thương nặng, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông đã rà soát lại và phát hiện đơn vị khai thác đá chưa được cấp phép nổ mìn. Ngày 26/1, Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông cho biết, sau khi báo chí thông tin về vụ nổ xảy ra...