Thiếu lao động dịp cuối năm
Vào dịp cuối năm, để đáp ứng đơn hàng, các doanh nghiệp, đơn vị tăng cường tuyển dụng lao động, nhất là lao động thời vụ.
Theo ghi nhận tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, dù đã tăng cường thông tin tuyển dụng nhưng các địa phương vẫn thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ năng nghề.
Tuyển dụng lao động thời vụ
Từ giữa tháng 10 trở lại đây, hệ thống sàn giao dịch việc làm Hà Nội tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm lưu động kết hợp với trực tuyến để kết nối cung cầu thị trường lao động.
Tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động dịp cuối năm.
Bà Lê Thị Hải Vân, Trưởng bộ phận nhân sự Công ty TNHH AEON Việt Nam cho biết: Từ nay đến cuối năm, đơn vị có nhu cầu tuyển 40 người, từ 18 tuổi trở lên làm việc theo giờ hoặc part time. Theo đó, vị trí tuyển dụng là nhân viên thực phẩm chế biến, thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống, nhân viên thu ngân, quầy thời trang, quầy gia dụng… Mức lương cơ bản từ 6 triệu đến 6,2 triệu đồng (làm full time), từ 23.000 – 24.500 đồng/ giờ (làm part time). Ngoài ra có phụ cấp chuyên cần, xăng xe, bữa ăn tại canteen, có thể làm xoay ca, linh hoạt
“Chúng tôi tuyển nguồn đa dang, từ đang lên fanpage, nhân sự giới thiệu người quen, qua các sàn giao dịch việc làm. Đặc biệt dịp cuối năm, dự báo nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên thì việc nguồn tuyển dụng tăng, ưu tiên các bản trẻ, có kỹ năng nghề”, bà Lê Thị Hải Vân chia sẻ.
Trong khi đó, anh Kim Ngọc Huỳnh, Phó Trưởng phòng nhân sự, Công ty TNHH chế tạo cốt thép Đông Anh cho biết: Đơn vị tuyển khoảng gần 10 nhân viên kỹ thuật với mức lương từ 10-15 triệu đồng và có chế độ phụ cấp tương xứng. Tuy nhiên, để tìm người đúng năng lực cho sản xuất, xây dựng cuối năm tương đối khó.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại TP Hô Chí Minh và các tỉnh lân cân như Bình Dương, Đông Nai, Long An… nhiêu doanh nghiêp đang rơi vào tình trạng thiêu lao đông. Môt sô doanh nghiêp tuân nào cũng phải đên các sàn giao dịch viêc làm hay trung tâm giới thiêu viêc làm đê tìm kiêm lao đông, nhưng vân rât khó tìm được lao đông ưng ý.
Công ty Duy Anh Foods tại TP Hô Chí Minh (chuyên sản xuất bún, bánh tráng… xuất khẩu) có nhu cầu tuyển khoảng 250 – 300 công nhân trong năm 2022. Thế nhưng từ đầu năm đến nay, công ty chỉ tuyển được 60 – 70% số lao động so với nhu cầu. Đại diên Công ty Duy Anh Foods cho biêt, doanh nghiêp phải chạy đôn chạy đáo đê tuyên thêm lao đông trong giai đoạn bình thường mới sau dịch bệnh COVID-19. “Nếu tuyển được đầy đủ số lao động, doanh nghiệp có thể tăng sản lượng xuất khẩu thêm 30 – 40%, thay vì chỉ xuất khoảng 3 – 4 tấn hàng mỗi ngày như hiện nay”, đại diện công ty cho biết.
Kết nối đào tạo nghề và doanh nghiệp
Theo ông Trần Viêt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hô Chí Minh cho biết thị trường lao đông Viêt Nam đang không cân đôi ngành đào tạo vì viêc đào tạo không phù hợp theo nhu câu thực tê. Chẳng hạn, ngành bao bì có nhu cầu lao động rất lớn và doanh nghiệp FDI đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này, nhưng những trường đào tạo ngành này trong nước lại đang chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Hoặc như ngành tái chế là ngành kinh tế tuần hoàn, nhà nhập khẩu nào cũng yêu cầu hàng tái chế, nhưng Việt Nam lại không tìm ra cơ sở đào tạo nhân lực ngành này, doanh nghiệp muốn có người phải tự mày mò đào tạo với thời gian lâu, chi phí lớn.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh,,thị trường lao động từ nay đến cuối năm 2022 sẽ sôi động. Nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ước khoảng 77.000 chỗ làm việc, nhất là vào dịp cuối năm để phục vụ sản xuất các đơn hàng Tết. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng tập trung ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ (chiếm 66%), công nghiệp, xây dựng (chiếm 33%). Nhu cầu nhân lực ở 9 ngành dịch vụ chiếm 56%; 4 ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố chiếm 19%. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động bán thời gian để phục vụ đợt cao điểm Tết, chiếm 15%.
Theo khảo sát, nhu cầu tuyển dụng chủ yếu là lao động đã qua đào tạo, chiếm 84%; trong đó, người có trình độ đại học trở lên chiếm 16%, cao đẳng chiếm 24%, trung cấp chiếm 28%, sơ cấp chiếm 14%.
Còn ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho rằng: Tổng hợp thông tin từ các doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng sàn giao dịch việc làm cho thấy các ngành thương mại dịch vụ có nhu cầu tuyển lớn, nhất là lao động thời vụ để đáp ứng các dịp lễ lớn như Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Tiếp đến là lĩnh vực chế biến thực phẩm, thương mại điện tử, logistic, công nghê thông tin, tài chính ngân hàng cũng gia tăng tuyển dụng. Doanh nghiệp khối sản xuất tuyển ít hơn nhưng chất lượng nguồn tuyển cao hơn khi hướng đến ứng viên có kỹ năng nghề gắn bó lâu dài Nhu cầu dự báo sẽ tăng khoảng từ 10-15% so với những tháng trước đó.
Để kết nối thị trường lao động, bên cạnh các phiên giao dịch việc làm lưu động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2022, trong đó giới thiệu nguồn nhân lực đang đào tạo tại các trường nghề trên địa bàn Hà Nội.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung, với các chính sách hỗ trợ phục hồi thị trường lao động như hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho công nhân lao động, chăm lo công tác an sinh… thời gian qua, lực lượng lao động đã phục hồi nhanh. Hiện thị trường lao động đạt quy mô 51,9 triệu người, tăng cao hơn 2,8 triệu người so với cùng kỳ. Tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường đạt 68,7%, tỷ lệ thất nghiệp đến thời điểm này chỉ 2,28%.
Hơn 2.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Đông Anh, Hà Nội
Ngày 22/10, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội và huyện Đông Anh đã tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động lần thứ 2 nhằm kết nối cung cầu lao động khu vực ngoại thành Hà Nội dịp cuối năm.
Kết nối cung cầu lao động qua phiên giao dịch việc làm lưu động tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết: Nhờ tích cực đẩy mạnh các phiên giao dịch việc làm lưu động kết hợp với phiên giao dịch việc làm thường xuyên của hệ thống sàn giao dịch việc làm Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm nay, thành phố đã giải quyết việc làm cho trên 168.400 lao động, đạt 105,2% kế hoạch giao trong năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cũng đã hoàn thiện mạng lưới thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động từ thành phố tới địa phương thông qua việc tổ chức đồng bộ hoạt động của hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội. Trung tâm cũng đã tăng cường công tác dự báo thị trường lao động ngắn hạn và dài hạn về nguồn nhân lực, báo cáo xu hướng về tình trạng việc làm, xu hướng nghề nghiệp, các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh và các ngành nghề đang phát triển thu hút nguồn nhân lực trong thời gian tới; Đặc biệt là hoạt động cung cấp thông tin thị trường lao động tại các phiên giao dịch việc làm chuyền đề, phiên giao dịch việc làm lưu động tại các quận, huyện nhằm giúp đưa thông tin về cầu lao động đến trực tiếp với từng đối tượng cụ thể, để người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, đồng thời giúp các đơn vị doanh nghiệp tuyển dụng được lao động.
"Việc tổ chức phiên giao dịch việc làm là một trong những giải pháp để thúc đấy phát triển thị trường lao động, đặc biệt là để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn huyện và khu vực lân cận. Đây cũng chính là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động, được cung cấp về thông tin thị trường lao động để từ đó học hỏi, trau dồi, trang bị thêm cho mình những kỹ năng và kiến thức cơ bản", ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết.
Bên cạnh đó, từ tháng 5/2017, Sàn giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Đông Anh đi vào hoạt động, và đã thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối giới thiệu, tư vấn việc làm cho NLĐ, giúp họ tìm được việc làm phù hợp, ổn định cuộc sống, quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cho các lao động yếu thế là người tàn tật, hộ nghèo, gia đình khó khăn, các hộ gia đình trong diện giải phóng mặt bằng...
"Đồng thời, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh cũng là điểm tiếp nhận và giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trên địa bàn và các vùng lân cận. Từ khi thành lập đến nay, Sàn GDVL vệ tinh Đông Anh đã đồng bộ tổ chức trên 859 Phiên giao dịch việc làm định kỳ với tổng số hơn 2.854 doanh nghiệp tham gia phỏng vấn tuyển dụng; số lao động tham gia phỏng vấn trực tiếp và kết nối online là trên 36.378 người; trong đó lao động đã trúng tuyển đạt 8.258 người. Các hoạt động tại Sàn GDVL vệ tinh Đông Anh trong giai đoạn tới sễ được đầu tư nâng cấp hiện đại hóa và được tổ chức đồng bộ trên hệ thống Sàn GDVL Hà Nội", ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết.
Bà Nguyễn Thị Tám, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết: Huyện đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án lớn trọng điểm của Thành phố đã và đang được thực hiện trên địa bàn. Huyện Đông Anh đã được Thành phố phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận. Song song với công tác giải phóng mặt bằng để đầu tư các dự án thì nhu cầu của người dân để chuyển đổi từ lao động sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là rất lớn. Trong số 31 chỉ tiêu, tiêu chí để công nhận huyện thành quận, tiêu chí về "Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp" theo quy định là 90% thì huyện Đông Anh đã đạt tỷ lệ 94%. Kết quả này cho thấy sự chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế cũng như cơ cấu lao động, việc làm trong các ngành kinh tế có sự chuyển đổi nhanh chóng, phù hợp với tốc độ đô thị hóa trên địa bàn. Huyện hiện có trên 4.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh và đang có nhu cầu về tuyển dụng lao động sôi động trở lại, nhất là dịp cuối năm. Đây là lần thứ 2 trong năm huyện Đông Anh tổ chức phiên giao dịch việc làm nhằm kết nối cung cầu thị trường lao động.
Tư vấn, tuyển dụng lao động làm việc tại các đơn vị dịch vụ, thương mại.
Tham dự phiên giao dịch việc làm ngày lưu động huyện Đông Anh có sự tham gia của 45 đơn vị, doanh nghiệp với 2.074 chỉ tiêu với các mức lương hấp dẫn. Trong đó, có 466 vị trí dành cho lao động phổ thông như công nhân may mặc; công nhân hàn, thợ gò, hàn, nhân viên bưu tá, nhân viên bếp...; 1608 vị trí dành cho lao động có trình độ từ trung cấp trở lên ở các ngành nghề như: nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, điều dưỡng viên, kế toán, kỹ sư, công nghệ thông tin, cơ khí, xây dựng...
Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tham dự phiên giao dịch việc làm có các đơn vị tuyển dụng như Công ty Cổ phần Công nghệ cao Trung Anh, Công ty TNHH Nhôm Việt Ý, Công ty TNHH Bao bì công nghiệp Nam Anh, Công ty Cơ khí Đông Anh Licogi, Bưu điện huyện Đông Anh, Công ty Dịch vụ mặt đất Sân bay Nội Bài... Mức lương bình quân từ 6 - 15 triệu đồng/ tháng; ngoài ra còn có một số doanh nghiệp có mức lương từ 12 -15 triệu đồng/tháng.
Anh Đỗ Văn Trường (27 tuổi) đến từ xã Dục Tú (huyện Đông Anh) vừa mới trở về từ Nhật Bản đang tìm kiếm một vị trí việc làm phù hợp với sở trường, kinh nghiệm đã từng làm bên Nhật. "Tôi làm việc 6 năm tại một số doanh nghiệp điện tử tại tỉnh Kyoto (Nhật Bản), nên về Việt Nam tôi cũng muốn tìm việc liên quan đến lĩnh vực công nghệ, điện tử. Qua tham khảo và phỏng vấn tôi đã lựa chọn 2 đơn vị công ty Nhật Bản và sẽ phỏng vấn tiếp chuyên sâu hơn sau phiên giao dịch việc làm này", anh Đỗ Văn Trường chia sẻ.
Anh Đỗ Văn Trường đang tìm hiểu vị trí việc làm tại một doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trên địa bàn huyện Đông Anh.
Trong khi đó, bà Đinh Thị Hiền, trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH Bao bì công nghiệp Nam Anh cho biết: Từ nay đến cuối năm, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng 50 vị trí thì lao động phổ thông đến các kỹ sư. Từ các phiên giao dịch lưu động đầu năm, đơn vị cũng đã tuyển dụng được nhân sự theo yêu cầu nên tiếp tục them gia phiên giao dịch cuối năm để tuyển dụng nhân sự, đáp ứng các đơn hàng cuối năm.
Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: Các phiên giao dịch việc làm sẽ tiếp tục được đẩy mạnh dịp cuối năm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp khi đáp ứng các đơn hàng dịp Tết. Đồng thời, các phiên giao dịch việc làm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn và các khu vực lân cận, đảm bảo an sinh xã hội.
Cà Mau: Có trường hợp người xuất khẩu lao động bị chuyển nhượng qua nhiều trung gian Theo Sở LĐ-TB-XH Cà Mau, có trường hợp người lao động bị chuyển nhượng qua nhiều công ty trung gian và công ty xuất khẩu lao động chưa được cấp phép. Ngày 28.6, tin từ Sở LĐ-TB-XH Cà Mau, cơ quan này vừa có văn bản gửi các địa phương trong tỉnh về tăng cường quản lý việc đưa lao động đi làm...