Thiếu khách Trung Quốc, du lịch châu Á – Thái Bình Dương khó phục hồi
Các nhà phân tích cho biết, ngành du lịch ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ khó có thể phục hồi cho đến năm 2024 nếu không có du khách Trung Quốc đại lục.
Du khách Trung Quốc tham quan thủ đô Prague của Czech, năm 2019 – Ảnh: NYT
Hiện biên giới Trung Quốc vẫn đóng cửa. Ước tính 140 triệu du khách nước này không thể đi du lịch trong khu vực.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), vào năm 2019, trước khi bùng phát dịch COVID-19, 154,6 triệu người Trung Quốc đại lục đã đi du lịch nước ngoài. Còn theo công ty tư vấn bất động sản JLL, du khách Trung Quốc chiếm 40% lượng du khách ở châu Á – Thái Bình Dương trước đại dịch.
Ông Koichiro Obu, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường châu Á – Thái Bình Dương của công ty quản lý tài sản DWS (Đức), nhận định sự phục hồi của lĩnh vực khách sạn đang bị trì trệ do thiếu du khách Trung Quốc.
“90% du khách Trung Quốc từng đi du lịch trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Số lượng du khách nước này ra nước ngoài đã tăng ít nhất 10 triệu người mỗi năm, vì vậy có thể thấy rằng họ là động lực chính của tăng trưởng”, ông Koichiro cho biết. “Chúng tôi không thấy thị trường sẽ phục hồi hoàn toàn trong năm tới, tôi nghĩ rằng sớm nhất là năm 2024″.
Ngay cả khi các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đã bỏ hầu hết hạn chế du lịch, việc thiếu vắng du khách Trung Quốc vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến công suất và giá phòng của khách sạn.
Theo dữ liệu từ công ty cung cấp dữ liệu thị trường khách sạn STR, trong bốn tuần cuối tháng 8, giá phòng trung bình theo ngày tại các khách sạn ở các nước châu Âu như Pháp, Ý, Hy Lạp và Croatia là trên 250 USD, trong khi ở châu Á – Thái Bình Dương là khoảng 50 USD.
Video đang HOT
Ông Koichiro Obu cho biết điều này đã buộc nhiều chủ khách sạn phải xoay xở, thậm chí bán tài sản.
Tại Nhật Bản, tập đoàn đa ngành Seibu Holdings đã bán danh mục khách sạn của họ cho tập đoàn quản lý quỹ GIC của Singapore với giá khoảng 150 tỉ yen (1,4 tỉ USD) vào tháng 2. Công ty đường sắt điện Odakyu đang rao bán khách sạn Hyatt Regency Tokyo ở khu Shinjuku với giá khoảng 100 tỉ yen.
“Điều này chỉ xảy ra khi thị trường biến động mạnh, hoặc trong thời kỳ suy thoái”, ông Koichiro Obu nói.
Ở Hong Kong, kịch bản tương tự cũng có thể xảy ra. Trước khi diễn ra các cuộc biểu tình năm 2019 và sau đó là đại dịch, khoảng 51 triệu trong tổng số 65,1 triệu du khách ở Hong Kong đến từ Trung Quốc đại lục.
Ông Jonathan Law, phó chủ tịch JLL, cho biết ngành du lịch Hong Kong phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc đại lục. “Cho đến khi thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại, hoạt động kinh doanh của các khách sạn ở Hong Kong sẽ chỉ là một phần nhỏ so với mức trước COVID-19″.
Đến Brunei nhớ ghé thăm Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin là nhà thờ Hồi giáo hoàng gia của Brunei. Đây được đánh giá là một trong những kiến trúc nhà thờ Hồi giáo đẹp nhất châu Á Thái Bình Dương, là điểm thu hút du khách tham quan bậc nhất Brunei.
Giới thiệu về nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin nằm ven sông Brunei, ngay cạnh làng nổi Kampong Ayer thuộc thủ đô Bandar Seri Begawan, Q. Brunei và Sultan. Đây là một đại thánh đường Hồi giáo được Hoàng gia Brunei xây dựng từ giữa thập niên 1950. Tên thánh đường được đặt theo tên của vị Sultan thứ 28 của Brunei: Omar Ali Saifuddin III.
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin
Công trình này được hoàn thành vào ngày 26 - 9 - 1958 sau 4 năm xây dựng. Nó được xem như là một hình mẫu tiêu biểu đặc trưng nhất cho kiến trúc Hồi giáo hiện đại ở thế kỷ XX. Vào thời điểm thi công, tổng kinh phí xây dựng thánh đường ước tính 9,9 triệu USD.
Kinh phí xây dựng thánh đường ước tính lên tới 9,9 triệu USD. Ảnh: discoveringborneo
Ngày nay, nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin được xem là điểm tham quan, du lịch nổi tiếng nhất Brunei. Nhiều người còn nói đùa rằng, nếu chưa tới tham quan công trình này thì xem như chưa đặt chân đến Vương quốc Brunei.
Kiến trúc ấn tượng ở nhà thờ Hồi Giáo Sultan Omar Ali Saifuddin
Nhà thờ Hồi Giáo Sultan Omar Ali Saifuddin do kiến trúc sư người Ý Cavalieri R. Nolli thiết kế, mang phong cách kiến trúc ấn tượng, kết hợp hài hòa các cách tân giữa phong cách truyền thống Hồi giáo, Phục hưng Ý và Mughal Ấn Độ. Kể từ khi xây dựng xong nó đã trở thành một biểu tượng kiến trúc Hồi giáo hiện đại của TK XX. Toàn bộ công trình nằm trên một đầm phá nhân tạo dọc theo bờ sông Brunei với khuôn viên rộng khoảng 2 ha. Sau 4 năm thi công, thánh đường này đã được hoàn thiện vào ngày 16/9/1958 với tổng chi phí 5 triệu USD.
Cây cầu dẫn tới thánh đường. Ảnh: here.far.away
Là một công trình hoành tráng và đồ sộ, cho dù bạn đứng bất kì ở đâu tại Thủ đô Bandar Seri Begawan đều có thể nhìn thấy được nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin với phần mái vòm mà điểm cao nhất đạt 52m. Các tòa tháp xung quanh được xây bằng đá cẩm thạch, trong đó tòa tháp chính cao 44m. Các ngọn tháp này cùng với cột, tường đều được ốp đá cẩm thạch nhập khẩu từ Ý. Đây là phong cách kiến trúc điển hình của thời kỳ Phực Hưng. Điều rất ít thấy ở các công trình Hồi giáo. Điểm thú vị bên trong các tháp là đều được lắp đặt các hệ thống thang máy hiện đại dẫn tới đỉnh tháp. Đây là tọa độ tuyệt đẹp để du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Thủ đô Brunei.
Để làm nên được công trình hoành tráng này thì hầu hết các nguyên vật liệu được nhập hoàn toàn từ nước ngoài và vận chuyển tới đây bằng đường thủy như: đá granite Thượng Hải, đá cẩm thạch Ý, thảm đỏ cao cấp từ Arap Saudi và Bỉ, chùm đèn treo nặng 4 tấn từ Anh,... Nguyên liệu bản địa hiếm hoi được dùng là kalat, một loại dây thừng rất chắc và dày dùng để quấn các lớp bên ngoài trụ cột, có tác dụng vừa gia cố sự bền bỉ vừa thể hiện được phong cách Brunei. Việc trang trí nội ngoại thất cũng rất được chăm chút từng chi tiết, trong đó nghệ thuật và chất lượng luôn được ưu tiên hàng đầu. Từ các ô cửa sổ lắp kính nhiều màu, giàn đèn, họa tiết trên trần nhà,... đến những tấm thảm dày, các mái vòm được mạ 5 tấn vàng nguyên chất, gồm tổng cộng 3,3 triệu miếng vàng ráp lại trên diện tích 520 m2.
Các nguyên liệu xây dựng nhà thờ chủ yếu được nhập từ nước ngoài
Ở phía trước nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin có một chiếc cầu uốn lượn băng qua đầm phá, kéo dài tới cuối ngôi làng Kampong Ayer - nơi bắt nguồn của sông Brunei và cũng là xuất phát điểm của Vương quốc Brunei. Trong khuôn viên thánh đường cũng có một cây cầu bằng đá cẩm thạch khác xây năm 1967, nối chiếc thuyền rồng nằm giữa đầm phá với công trình. Chiếc thuyền đó mô phỏng lại thuyền rồng Sultan Bolkiah nổi tiếng của Brunei vào TK XVII. Thuyền thường được sử dụng trong những buổi lễ về tôn giáo. Ngoài ra ở nhà thờ còn có nhiều cây xanh được chăm sóc công phu, đài phun nước,... Hình ảnh đó mô phỏng lại chốn thiên đường theo quan niệm của Hồi giáo.
Vẻ đẹp lộng lẫy của nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin
Du lịch đến Brunei, sẽ thật nuối tiếc nếu bạn không một lần ghé thăm nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin độc đáo và kỳ vĩ này. Vào những giờ nhất định trong tuần, thánh đường sẽ mở cửa đón du khách vào tham quan ở trong. Bạn chỉ cần đăng ký tên vào sổ ở quầy lễ tân và mượn chiếc áo khoác đen dài đến mắt cá chân là sẽ được vào trong. Sau khi hoàn thành thủ tục, du khách sẽ được rảo bước trên con đường trải thảm vương giả, chiêm ngưỡng một công trình đồ sộ với những họa tiết đầy nghệ thuật và tỉ mỉ. Đó cũng là một trỉ nghiệm thú vị trong cuộc đời.
Không gian rực rỡ bên trong Thánh đường
Việc ngắm nhìn thánh đường từ bên ngoài cũng là cách chiêm ngắm không kém đi sự thú vị. Ở mỗi một thời điểm trong ngày, nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin lại toát lên vẻ đẹp riêng. Nếu ban ngày, nhà thờ đẹp lộng lẫy dưới ánh nắng vàng thì đến chiều có một số ngọn đèn xanh được bật lên ở nóc, cả công trình bỗng chốc trở nên thật huyền ảo với những chóp tháp dát vàng. Đó cũng là thời điểm mà du khách thích thú ngắm nhìn nhất bởi có khung cảnh hoàng hôn đẹp mê hoặc. Khi màn đêm buông xuống, qua việc phản chiếu của dàn đèn nghệ thuật, ngôi thánh đường như khoác lên mình tấm áo huyền ảo, lung linh trên mặt đầm phá nên thơ.
Vẻ đẹp rực rỡ của nhà thờ vào chiều tối
Không chỉ là một kiến trúc tôn giáo đơn thuần, nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin với phong cách kiến trúc ấn tượng còn là Di sản quốc gia mang đậm dấu ấn Brunei. Công trình này quả thật rất xứng đáng là một trong những thánh đường Hồi giáo đẹp nhất châu Á - Thái Bình Dương.
Điểm danh ruộng bậc thang ở châu Á 'hút hồn' khách du lịch Để khắc phục những khó khăn của tự nhiên, người nông dân tại các quốc gia châu Á đã tạo nên hàng loạt thửa ruộng bậc thang vô cùng xinh đẹp. 1. Ruộng bậc thang Hani, Hồng Hà, Trung Quốc Ruộng bậc thang Hani Hồng Hà được đánh giá là một trong những tuyệt tác mà con người kiến tạo giữa khoảng không...