Thiếu giám thị vì thiếu tiền
Gần đây, an ninh trường học được ngành giáo dục quan tâm. Thế nhưng, nghịch lý là lực lượng giám thị – một trong những nhân tố đảm bảo yêu cầu này – lại rất thiếu chuyên nghiệp.
Dù về hưu nhưng ông Nguyễn Văn Thái vẫn được lãnh đạo Trường Ernst Thalmann thuyết phục ở lại làm giám thị vì có nhiều kinh nghiệm. Trong ảnh: Ông Thái cho học sinh viết kiểm điểm vì phạm lỗi đi trễ – Ảnh: Minh Luân
Vào đầu năm học mới, tại TP.HCM có nhiều vụ việc học sinh đánh nhau, phụ huynh bị đe dọa trước cổng trường… Vì thế, ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Công tác học sinh – sinh viên Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết Sở đã có văn bản đề nghị lực lượng công an phối hợp tăng cường công tác an ninh trật tự trường học trong năm học mới. Tuy vậy, ông Huy nhấn mạnh: “Dù không có thống kê đầy đủ nhưng trường nào chú trọng nhiều đến công tác giám thị sẽ giảm tải được tình trạng bạo lực học đường”. Thế nhưng lực lượng này ở các trường phổ thông hiện vừa mỏng vừa không có chuyên môn nghiệp vụ.
Không có tiền trả lương
Trường THPT Ernst Thalmann (Q.1) chỉ có 7 giám thị nhưng phải theo dõi hoạt động của khoảng 2.000 học sinh (HS). Theo một lãnh đạo của trường này, để đảm bảo tốt công tác quản lý, sâu sát các hoạt động của HS, trường cần khoảng 10 giám thị. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3) khoảng 1.800 HS nhưng chỉ có 6 giám thị. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, trường phải điều động cả giáo viên bộ môn sang làm giám thị. Còn Trường THCS Colette (Q.3) với khoảng 1.800 HS nhưng chỉ có 3 giám thị.
Ông Trần Văn Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Long Trường (Q.9), cho biết: “Trường có 5 giám thị phụ trách 28 lớp nhưng phần đông là giáo viên môn phụ, giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm, nhân viên phòng vi tính kiêm nhiệm thêm công tác này”.
Ông Đức khẳng định số giám thị này không bao quát hết sinh hoạt của HS nhưng đành chịu vì nếu tuyển thêm, nhà trường phải chi trả lương hợp đồng, phải cân đối thu chi sợ ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
Video đang HOT
Lãnh đạo nhiều trường khác cũng cho biết thiếu khoảng 1/3 lượng giám thị cần cho công tác quản lý, giám sát HS. Nhưng hầu hết các trường đều không thể tuyển thêm vì vướng phải bài toán nan giải: thiếu tiền. Hiện nay các trường công lập không có được biên chế chính thức cho giám thị nên không thể dùng tiền ngân sách trả lương. Thay vào đó, các trường chỉ ký hợp đồng theo dạng thỏa thuận với giám thị, thu nhập trung bình từ 3,5 đến 4,5 triệu đồng/tháng tùy trường.
Thiếu chuyên nghiệp
Công việc này nhiều áp lực, dễ gặp nguy hiểm nhưng các trường công không thể trả lương cao nên rất khó tuyển được giám thị làm tốt và ổn định.
Hiệu trưởng một trường THPT tại Q.3 nói: “Trong các đợt tuyển giám thị, trường chú trọng chọn những ứng viên đã tốt nghiệp tại các trường sư phạm. Nhưng số lượng này rất ít và những người này thường từ chối sau khi biết được mức lương”. Theo lãnh đạo nhiều trường, không phải ai cũng làm được giám thị vì ngoài việc hiểu biết về giáo dục, còn phải rành về tâm lý, có khả năng giải quyết vấn đề, mâu thuẫn của HS… Nhưng tuyển được người đáp ứng đúng yêu cầu là việc vô cùng khó khăn.
Chẳng hạn, Trường THPT Ernst Thalmann, chỉ một trong số 7 giám thị tốt nghiệp ngành sư phạm và có thời gian giảng dạy. Người có bằng sư phạm ai cũng muốn được đứng lớp nên nếu chấp nhận làm giám thị thì chỉ trong một thời gian ngắn rồi tìm việc khác. Chính tâm lý này khiến nhiều người làm việc nhưng không thoải mái, dễ ức chế dẫn đến những hành động không phù hợp. Ông Lê Văn Linh, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân lập Thanh Bình (Q.Tân Bình), chia sẻ: “Công việc này đòi hỏi phải hiểu tâm lý của học sinh, xử lý tình huống phù hợp với môi trường giáo dục nên cần phải yêu nghề”.
Đội ngũ giám thị hiện nay hoặc chưa qua trường lớp sư phạm hoặc có nhưng là giáo viên không giảng dạy, giáo viên trẻ mới về chưa phân công nhiệm vụ… Phần lớn giám thị không có những hiểu biết cần thiết về tâm lý, tham vấn học đường… nên làm việc không hiệu quả, không có tác dụng giáo dục, định hướng cho HS. HS lớp 12 một trường dân lập ở Q.Tân Phú kể lại: “Giám thị tát hay quất HS bằng dây nịt là chuyện bình thường…”.
Ông Trần Khắc Huy cũng thừa nhận tình trạng này khi cho rằng: “Ngành không có biên chế, các trường thì không có kinh phí nên lực lượng này thường mỏng và kém chất lượng”. Chính vì vậy ngày càng xảy ra nhiều trường hợp giám thị có cách cư xử không đúng chuẩn mực như: đánh HS, gạ tình HS đổi điểm… khiến phụ huynh không yên lòng.
Bàn về vấn đề này, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Đúng là nhiều năm nay giám thị của các trường phải tự bơi chứ không được tập huấn hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ một cách bài bản vì ngành giáo dục không có định biên cho lực lượng này, mà không có định biên thì không thể có ngân sách cho các chương trình tập huấn”. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng đã làm việc với Sở thiết kế chương trình hướng đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm giám thị nhưng cũng đang gặp trở ngại vì chức danh này chưa được định biên.
“Ông kẹ” hay người bạn ? Công việc của giám thị ở một trường phổ thông nhìn chung là quản lý lớp học, kiểm tra, điểm danh, xử lý vi phạm, giao tiếp với phụ huynh, đảm bảo trật tự an toàn giờ tan trường… Một giám thị cho biết: “Công việc lúc nào cũng căng thẳng, phải luôn “đảo mắt” khắp ngõ ngách trong trường để can thiệp kịp thời tránh tình trạng HS trốn học, chơi bài, hút thuốc, quan hệ không lành mạnh…”. Chính vì nhiệm vụ này mà một giám thị của Trường THPT Long Trường (Q.9) cho hay: “Dù không hề phạm lỗi nhưng các em vẫn ngại ngần, ngại tiếp xúc bởi trong mắt của HS thì giám thị là “ông kẹ” chuyên bắt lỗi”.
Minh Luân – Bích Thanh
Theo TNO
Chuyện chưa biết sau những phòng thi đặc biệt
Họ là những thí sinh khuyết tật, vượt qua muôn vàn khó khăn quyết tâm thực hiện ước mơ bước chân vào giảng đường đại học.
Thí sinh Võ Văn Nhật trong phòng thi đặc biệt. Ảnh: Đức Hoàng.
Trong các kỳ thi, họ được bố trí trong những phòng thi đặc biệt và phía sau những phòng thi ấy là câu chuyện dài về việc chuẩn bị chu đáo của nhà trường...
Một mình, 3 giám thị
Đợt 1 kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 đã qua nhưng câu chuyện của thí sinh Võ Văn Nhật (Đà Nẵng) quyết đi thi để mọi người biết khả năng chứ không nhận đặc cách đã khiến nhiều người xúc động. Nhật cho biết, vì chỉ có một mình nên phòng thi của em là phòng Hội đồng thi, số phòng 604. Thi môn tự luận, trong phòng thi rộng mênh mông, bên cạnh em là 3 giám thị như một phòng thi bình thường. Chuông điểm vào giờ làm bài, một giám thị đọc đề, Nhật làm bài trên máy chữ nổi Braille. Sau đó, giám thị dịch lại bài làm của Nhật qua chữ bình thường để kí và nộp bài như những thí sinh khác.
Ở bài thi môn trắc nghiệm, giám thị đọc cho em từng câu hỏi, Nhật phải tự nhẩm tính trong đầu và chọn kết quả các phương án ra giấy. Ở những câu tính toán dài, em phải nhẩm rất lâu. Một số câu phải cộng trừ nhiều, em nhờ giám thị bấm máy tính giúp. Tất cả quá trình làm bài của thí sinh này đều được ghi lại qua camera và ghi âm, đề phòng trường hợp giám thị "gà" bài. Ngoài một giám thị hành lang thuộc quân số của trường, giám thị 1 và giám thị 2 ở phòng thi của Nhật được thuê từ Trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng) để có kiến thức đọc và phiên âm chữ nổi Braille.
Thí sinh Võ Văn Nhật cho rằng, cần có quy chế thi riêng cho người khiếm thị để đỡ thiệt thòi. Chẳng hạn, em mất khoảng 15 phút để đọc đề và mất nhiều thời gian để trả lời những lúc giám thị ghi chép chưa đúng khi so với bản chữ nổi. Tuy nhiên, thời gian làm bài của em không được kéo dài thêm. Nhiều thí sinh được cộng điểm ưu tiên nhưng những thí sinh đặc biệt như Võ Văn Nhật lại không được cộng điểm.
Trong đợt thi thứ 2 của kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay, tại Hội đồng thi ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ có một thí sinh khiếm thính dự thi. Ông Nguyễn Văn Hiển, Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp nhà trường cho biết, tổ chức cho thí sinh khiếm thính đơn giản hơn thí sinh khiếm thị. Tuy nhiên, nhà trường vẫn phải có phương thức đặc biệt để hỗ trợ thí sinh này. Theo kế hoạch, trong ngày làm thủ tục dự thi, Hội đồng thi nơi thí sinh này dự thi sẽ được mời thêm một giáo viên ngôn ngữ kí hiệu. Giáo viên này được điều từ khoa Giáo dục đặc biệt của nhà trường. Trong ngày thi chính thức, thí sinh khiếm thính này vẫn ngồi cùng các thí sinh khác. Nếu cần hỏi gì thêm, em sẽ được sự hỗ trợ của giáo viên ngôn ngữ kí hiệu.
Tính đến từng chi tiết nhỏ nhất
Còn nhớ cách đây nhiều năm, lần đầu tiên, một thí sinh khiếm thị tên Nguyễn Hữu Ất, quê ở Nghệ An đã gõ cửa khắp nơi để xin được thi ĐH vào khối A. Nhiều trường đã từ chối vì không thể lập một hội đồng thi riêng cho thí sinh khiếm thị. Bản thân nhà trường cũng không có tiền lệ đào tạo thí sinh đặc biệt. Ất đã viết lá đơn cảm động và thấm đẫm nước mắt gửi ĐH Quốc gia Hà Nội, rồi ra tận nơi gặp thầy hiệu trưởng và tìm đến Bộ GD&ĐT. Cuối cùng, ĐH Quốc gia Hà Nội đã quyết định tổ chức thi cho Ất (cụm thi ĐH Vinh).
Ất được bố trí một phòng thi đặc biệt với 2 giám thị, 1 cán bộ quay camera và một cán bộ bảo vệ. Tổng chi phí cho phòng thi đặc biệt này vào thời điểm năm 2007 là 6,5 triệu đồng. Bài thi chữ nổi của em được Hội đồng tuyển sinh mời giáo viên dạy ở trường Nguyễn Đình Chiểu dịch sang chữ bình thường. Các bài thi được rọc phách và chấm như những bài thi bình thường khác. Thí sinh này sau đó đã đỗ vào đại học và có học lực rất tốt.
Ba năm sau, thí sinh khiếm thị Hoàng Minh Quang (Lương Sơn, Hòa Bình) tiếp tục đăng kí dự thi vào khối A. Để chuẩn bị cho phòng thi đặc biệt của Quang, Học viện Hành chính Quốc gia cũng bố trí 2 giám thị, một camera, 10 cuộn băng ghi âm. Phương thức thi lúc đó là giám thị đọc đề, Quang tự nhẩm tính và đọc lời giải để giám thị chép, đồng thời ghi âm lại lời giải. Mọi phép tính em đều tự nhẩm vì quy định lúc đó không cho phép giám thị bấm máy tính giúp. Những hạn chế trong phương thức thi cho người khiếm thị đã khiến em không mấy tự tin về bài thi.
Theo ông Nguyễn Văn Hiển, với thí sinh có nỗ lực và thành tích học tập cao như một số em trên đây, độ khó của đề thi không đáng ngại bằng cách tổ chức thi ra sao. Vì thế, trường đã tạo mọi điều kiện để các em có thể làm bài tốt. Các em phải được bố trí phòng thi riêng vì việc đọc đề, ghi chép lời giải sẽ làm ảnh hưởng đến các thí sinh khác. Giám thị phải là những giáo viên chuyên biệt, có chuyên môn về môn thi đó để đọc cho chính xác. Nếu thí sinh muốn ra ngoài đi vệ sinh theo như quy định, giám thị hành lang sẽ là người đưa thí sinh đi theo quy chế. Vì vậy, khi xếp lịch trông thi, nhà trường phải xem đó là thí sinh nam hay nữ để xếp giám thị nam- nữ để đảm bảo tế nhị.
Theo VTC
Thầy giáo tát học trò chảy máu mũi trong lớp Quá nóng giận trước một số học trò đã quậy phá trong lớp làm ảnh hưởng đến thi đua chung của lớp, thầy giáo chủ nhiệm đã tát nam sinh dẫn đến việc em bị chảy máu mũi. Sự việc xảy ra ở Trường THPT Nguyễn Hồng Đạo (Phù Cát, Bình Định), Ngày 2/4, ông Trần Văn Thông (SN1975, ở thôn Khánh Phước,...