Thiếu gia Việt chơi siêu xe: Một phút “họ” tiêu bằng 400 năm “ta” làm!
“Tôi không biết phải xem giá trị của họ ở đâu? họ hoài bão gì? mỗi ngày họ làm việc bao nhiêu? Tôi chỉ biết họ có rất nhiều xe…!” đó là những tâm tư và chia sẻ của doanh nhân Trương Gia Bình về thế hệ thiếu gia Việt hiện nay.
Một phút quyết định chi bộn tiền sắm siêu xe của các thiếu gia Việt bằng gần 400 năm thu nhập bình quân của người Việt Nam (tính theo thời điểm 2013). Trào lưu tậu siêu xe thành bộ sưu tập của nhiều thiếu gia Việt đang khiến thị trường phát sinh nhiều gian lận thương mại và trốn thuế.
Một phút “họ” tiêu sang bằng 400 năm “ta” làm!
Hiện, chưa bàn đến giá siêu xe thì mức giá ôtô đối với người Việt Nam cũng thuộc hàng cao so với nhiều nước trên thế giới. Ôtô và việc sở hữu 1 chiếc ôtô bình dân chưa phải là hàng hóa phổ thông và thói quen bình thường đối với đại đa số người dân Việt chứ chưa nói gì đến việc mua sắm siêu xe. Với số tiền bỏ ra gần từ 15 tỷ – 30 tỷ, thậm chí 50 tỷ đồng để rinh về 1 chiếc siêu xe như các thiếu gia Việt hiện nay, thì có thể so sánh mỗi giây quyết định của họ được ước tính bằng 40 năm chỉ đi làm mà không chi tiêu của 1 người Việt Nam bình thường.
Một phút “họ” tiêu bằng 400 năm “ta” làm!
Theo tính toán, mức giá của mỗi chiếc xe sang thấp nhất của Rolls Royce khi nhập khẩu vào Việt Nam chưa tính thuế phí cũng khoảng 5,2 tỷ đồng (250.000 USD). Nếu như cộng với các khoản thuế như 70% thuế nhập khẩu, 60% thuế tiêu thụ đặc biệt và 10% thuế giá trị gia tăng (VAT) thì giá 1 chiếc Rolls Royce nhập đến tay người sở hữu lên đến 15,7 tỷ đồng (tương đương 750.000 USD).
Đây là số tiền cực lớn đối với mức thu nhập của người Việt Nam bởi hiện thu nhập bình quân của người Việt Nam mới chỉ khoảng hơn 41 triệu đồng/người/năm (1.960 USD) – theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2013. Như vậy, phải mất đến hơn 380 năm “không ăn, không tiêu” thì 1 người Việt Nam mới đủ sức để sở hữu 1 chiếc xe của Rolls Royce cơ bản, chưa nói đến các dòng siêu xe, xe sang đắt tiền hơn.
Đặc biệt, Rolls Royce vẫn chưa phải là dòng xe đắt nhất mà các “đại gia”, “thiếu gia” Việt Nam hiện có trong bộ sưu tập của mình. Để sở hữu mỗi chiếc Lamborghini Gallardo SE, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430 spider, Rolls Royce Phantom, người ta cũng phải bỏ ra từ tỷ đồng đến vài triệu USD. Một số tiền rất lớn đối với ngay cả người dân những nước có thu nhập cao của thế giới.
Cũng chính vì có cầu, nên ắt có cung. Thói quen chơi xe sang, siêu xe của người Việt đang được đáp ứng tốt hơn. Sau 1 thời gian âm thầm xuất khẩu vào Việt Nam chỉ một vài chiếc/năm, đến nay 2 trong số các hãng xe nổi tiếng đã mở và sắp mở đại lý tại Việt Nam.
Ngày 27.8.2014 hãng siêu xe Anh quốc Rolls-Royce cũng mới khai trương đại lý đầu tiên tại Hà Nội, hãng này cũng công bố mức giá bán cho các dòng xe của mình, theo đó, giá xe dao động từ 16,9 tỷ đến trên 30 tỷ đồng bản tiêu chuẩn đã bao gồm các loại thuế và phí.
Không kém cạnh Rolls-Royce, ngày 9.10 Bentley Motors cũng tuyên bố mở 1 chi nhánh tại Hà Nội vào đầu tháng 11.2014, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 14 nước Châu Á có đại lý chính thức của Bentley.
Siêu xe – xiêu vẹo thị trường
Video đang HOT
Thú vui với những bộ siêu xe nhận được sự tán thành của 1 số người, cho rằng việc chơi xe là 1 thú vui có thể kích thích tiêu dùng, tăng thu thuế hay ghi dấu Việt Nam trên bản đồ siêu xe… Tuy nhiên, thực tế thu ngân sách được bao nhiêu chưa rõ, khi mà các siêu xe về Việt Nam hiện được cơ quan chức năng và người trong nghề cho rằng đều dính đến các nghi án gian lận thương mại. Giới sành xe đất Hà thành quả quyết 2/3 trong số siêu xe có mặt trên thị trường hiện nay là lách luật, trốn thuế.
Đại diện của Tổng cục Thuế mới đây cho biết, quy định áp 60% thuế tiêu thụ đặc biệt cho các dòng xe có dung tích 3.0L chưa đánh trúng đối tượng vì hầu hết các dòng siêu xe hiện có dung tích xi lanh trên 3.0L. Vì thế, các dòng siêu xe đang bị đánh thuế lẫn đối với các dòng xe cao cấp của các hãng như Lexus, Audi hay BMW, gây thất thu cho ngân sách.
Nguy hại hơn, số siêu xe nhập về Việt Nam phần lớn lách luật trốn thuế, cụ thể trước năm 2012 khi Thông tư 118/2009 còn có hiệu lực, Nhà nước cho phép Việt kiều hồi hương được mang ô tô cá nhân đang sử dụng về nước (những xe này được miễn cả thuế nhập khẩu và giá trị gia tăng). Đây là kẽ hở cho buôn lậu siêu xe. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ tính riêng trong 11 tháng đầu năm 2012, số xe được cấp phép nhập khẩu theo diện “hồi hương” đã tăng lên đến hơn 70 chiếc, gấp 4,7 lần năm 2011 và gấp gần 6 lần năm 2010.
Mặc dù năm 2012, các cơ quan chức năng phát hiện và Thông tư 20 được ban hành thay thế Thông tư 118 trên nhằm bịt kẽ hở, nhưng đến cuối tháng 7.2014, trong báo cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về chống buôn lậu và gian lận thương mại), Trung tướng Nguyễn Tiến Lực Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm cho biết: Điều tra các vụ việc liên quan đến hành vi nhập lậu xe theo diện Việt kiều hồi hương, cơ quan Công an đã khởi tố hình sự 7 vụ án. Trong hơn 1.000 ôtô nhập về theo diện này, có trên 200 chiếc là xe siêu sang như Bentley, Phantom, Mercedes, Rolls-Royce… Chỉ riêng 200 xe này đã trốn thuế hơn 1.000 tỉ đồng.
Không đưa được về theo diện Việt kiều hồi hương, siêu xe lại lách luật về Việt Nam bằng con đường tạm nhập, tái xuất, cho biếu, cho tặng. Các cơ quan chức năng cho biết, hoạt động này trong thời gian qua đang làm gian lận thương mại gia tăng. Tháng 10.2013 Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng phát hiện, thu giữ bảy chiếc siêu xe mang nhãn hiệu Bentley, BMW, Lexus… trị giá khoảng 30 tỷ đồng mang biển ngoại giao theo hình thức tạm nhập tái xuất.
Tháng 8.2014, Cơ quan hải quan Đà Nẵng cho biết đang thu giữ 5 chiếc xe sang thương hiệu Lexus của 1 công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo hình thức biếu tặng cho 1 doanh nghiệp Việt Nam không có bất kỳ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và lưu hành.
Giá trị con người không nằm ở siêu xe
“Tôi không biết phải xem giá trị của họ ở đâu? họ hoài bão gì?… Tôi chỉ biết họ có rất nhiều xe…” đó là chia sẻ của Chủ tịch FPT Trương Gia Bình về quan điểm đối với những với thiếu gia con nhà danh giá. Hay ở 1 cách đánh giá của 1 doanh nhân khác, với 1 bộ sưu tập siêu xe lên đến 100 triệu USD của 1 thiếu gia Việt Nam, nó đã bằng GDP cả 1 tỉnh trung bình của Việt Nam trong 1 năm.
Tại cuộc trò chuyện với báo giới gần đây, khi nhắc đến thế hệ của những “thiếu gia” trẻ có thể thay thế được những doanh nhân thành đạt, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình – một trong những “doanh nhân đời đầu”, người được mệnh danh “mở màn cho thế hệ đại gia Việt” cau mày, nhăn mặt nói: Tôi cảm thấy rất buồn lòng về họ, tôi không biết phải xem giá trị của họ ở đâu? Có trách nhiệm là gì, hoài bão gì?… Tôi chỉ biết họ có rất nhiều xe và nhiều thứ khác danh vị khác mà chủ yếu từ tiền mà có được.
Ông Bình quả quyết: “Cá nhân tôi không đặt nhiều kỳ vọng vào những thiếu gia ngồi trên đống của này có thể tạo dựng khác biệt và thành công như những gì mà cha mẹ họ đã để lại”.
Còn quan điểm của ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT của Tôn Hoa Sen cho rằng: Đây không còn là thú vui mà đây là căn bệnh. Nó gây lũng đoạn xã hội, từ đó phát sinh nhiều vấn đề về gian lận thương mại, rửa tiền, trốn thuế. Nguy hiểm hơn nó làm cho chúng tôi lo lắng của chúng tôi với lớp người kế cận khi ngồi lên đống tài sản kếch xù mà không biết làm gì.
Ông Vũ lo lắng: “Thiên hạ có câu “cha nó giàu hơn cha tôi”. Có nghĩa là, đối với con tôi, tôi là 1 người giàu và chúng sẽ không phải nỗ lực vượt bậc để làm giàu và thoát nghèo. Còn đối với chúng tôi trước kia, cha mẹ tôi nghèo nên chúng tôi phải cố gắng thoát nghèo và vươn lên.
“Giá trị đã tạo dựng cho 1 doanh nhân thành công không phải ở những siêu xe ngoại nhập đắt tiền, những căn hộ xa hoa, penhouse giá trăm triệu đô; những chiếc smartphone thời thượng lạm vàng, chạm ngọc. Giá trị của họ phải là “I am” – là chính bạn, là những tư tưởng, tinh thần làm giàu cho mình và cho xã hội. Đừng trở thành thiếu gia giàu xổi với những cám dỗ cuộc sống mà hãy cảm thấy bạn cần có trách nhiệm khi ngồi lên 1 đống tài sản ấy, nó không chỉ của gia đình bạn, mà là tài sản của đất nước này”, ông Bình chia sẻ thêm.
Theo Lao Động
Siêu giàu và siêu bí ẩn ở Việt Nam
Số người giàu ở Việt Nam có lẽ không ai biết tường tận, bởi ngay cả những cái tên được thống kê vừa qua cũng không được "bật mí".
Ngoài những gương mặt quen thuộc được nhắc đến nhiều trên, còn những người siêu giàu nào ở Việt Nam chưa lộ diện?
Ai là người siêu giàu, tại sao số lượng tăng nhanh đến vậy vẫn là những bí ẩn đối với tất cả mọi người.
Thế giới soi người giàu Việt
Ngân hàng ANZ hôm 11/7 vừa đưa ra một thông tin đáng chú ý: Tầng lớp trung lưu Việt Nam phát triển nhanh hơn bất cứ nền kinh tế nào ơ châu Á, bao gồm cả Trung Quốc. Và Việt Nam sẽ có thêm khoảng 2 triệu người trung lưu mỗi năm.
Thông tin trên khá bất ngờ, nhưng là điều đáng mừng bởi nó phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong khoảng 2 thập kỷ qua. Việt Nam có nguồn nhân lưc dồi dào và có hiệu suất lao động được cải thiện mạnh mẽ. Số doanh nghiệp Việt Nam đã lên tới 600.000-700.000 đơn vị và đây là nơi sản sinh ra hàng chục triệu người thuộc tầng lớp trung lưu.
Tuy nhiên, điều mà nhiều người ngạc nhiên nhất về những báo cáo về tình hình tài chính của người dân Việt Nam gần đây chính là con số công bố về lượng người siêu giàu.
Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tuần qua tại Hà Nội, Việt Nam có khoảng 110 người siêu giàu với tài sản trên 30 triệu USD/người (khoảng 630 tỷ đồng/người). Số lượng người siêu giàu tại Việt Nam đã tăng 3 lần trong một thập kỷ.
WB đánh giá con số này cũng bình thường so với các nước có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương Việt Nam. Tuy nhiên, cũng theo khảo sát của ngân hàng này, nhiều người lại tỏ ra hoài nghi về cách làm giàu hiện nay của các đại gia. Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhận định khoảng cách giữa những người rất giàu và phần đông người VIệt Nam cũng như tình trạng bất bình đẳng đáng kể về cơ hội là điều đáng lo ngại.
Trước đó, hồi tháng 9/2013, một ngân hàng của Thụy Sĩ cũng đưa ra báo cáo cho rằng Việt Nam có gần 200 người siêu giàu với tài sản trị giá 30 triệu USD trở lên và số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng với tốc độ cao nhất thế giới trong 10 năm tới.
Nếu theo báo cáo này, với mức tăng được dự báo lên tới gần 170%, số người siêu giàu Việt sẽ lên tới gần 300 - con số gây bất ngờ với nhiều người bởi tầm vóc và thực trạng kinh tế chưa tương xứng của Việt Nam hiện nay. Nó cũng gấp cả chục lần so với số lượng những người siêu giàu được thống kê qua thị trường chứng khoán (TTCK) tập trung.
Mặc dù vậy, thật trái ngược khi những con số này lại được coi là chưa phản ánh hết số người siêu giàu thực sự tại Việt Nam. Dưới con mắt của nhiều người, số người giàu được các tổ chức thống kê qua TTCK, qua các doanh nghiệp tư nhân lớn chưa lên sàn... chỉ là bề nổi, chủ yếu dựa trên tài sản công khai, còn thực tế có thể lớn hơn nhiều. Những vụ phát lộ tài sản trị giá rất lớn gần đây cho thấy điều này.
Siêu giàu: Khó chỉ mặt đặt tên
Sự thật về số người siêu giàu, gồm những ai... rất ít người biết. Trong báo cáo của các tổ chức trên, không một đơn vị nào công bố danh sách tên tuổi, tài sản mà họ sở hữu.
Nếu xét trên sàn chứng khoán - nơi được coi là công khai và minh bạch nhất trong các kênh đầu tư và cất giữ tài sản, số người có tài sản trị giá từ 600 tỷ đồng trở lên, tương đương khoảng 30 triệu USD để lọt tốp siêu giàu rất ít, chỉ khoảng 20 người.
Trong đó, ngoài những cái tên nghe quen tai như tỷ phú đô-la duy nhất - ông Phạm Nhật Vượng với đế chế Vingroup, ông trùm BĐS - cao su Đoàn Nguyên Đức (HAG), hai đại gia sắt thép Trần Đình Long (HPG), Lê Phước Vũ (HSG), ông lớn ngân hàng - BĐS - bán lẻ Hà Văn Thắm (OGC), doanh nhân - chính trị gia Đặng Thành Tâm (KBC, ITA), "vua cá tra" Dương Ngọc Minh (HVG), "ông lớn" công nghệ Trương Gia Bình (FPT), đại gia bánh kẹo Trần Kim Thành (KDC), Nguyễn Đăng Quang (MSN), Hồ Hùng Anh (Techcombank)... và vợ con, thì còn có những ai thuộc tốp siêu giàu chưa lộ diện?
Như vậy, số đại gia ẩn danh siêu giàu vẫn chiếm đến 90%.
Trên thực tế, các bảng xếp hạng của các tổ chức có thể bao gồm cả các doanh nhân có doanh nghiệp chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn như Lê Viết Lam (SunGroup), Đặng Khắc Vỹ (VIB), Nguyễn Thanh Hùng (Sovico), Trịnh Thanh Huy (BĐS Bình Thiên An), Nguyễn Cảnh Sơn (Eurowindow Holding), bà Nguyên Thi Nga (BRG, SeABank), ông Vũ Văn Tiền (Geleximco), "chúa đảo" Đào Hồng Tuyển (Tuần Châu), vua hàng hiệu Jonathan Hạnh Nguyễn (IPP), Trần Quý Thanh (Tân Hiệp Phát), ông Huỳnh Uy Dũng (Sóng Thần), ông Đỗ Minh Phú (DOJI), ông Võ Quốc Thắng (DTG), ông Đoàn Quốc Việt (BIM Group), ông Trầm Bê (STB), ông Vũ Quang Hội (Bitexco)...
Với đa số các nhà đầu tư, rất có để có thể thống kê ra được khoảng 100 người siêu giàu Việt thông qua TTCK và kiểu đoán mò dựa trên các thương hiệu doanh nghiệp nổi tiếng như vừa kể trên. Sự tò mò, do vậy, là rất lớn, nhất là khi các tổ chức liên tiếp công bố số lượng những người siêu giàu nhưng không bố tên tuổi cụ thể.
Vậy, tại sao các tổ chức lại không thể công bố danh tính những người siêu giàu? Vì những người trong cuộc không muốn công bố, muốn yên ổn làm ăn trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay, hay do tài sản họ làm ra có nhiều khuất tất, không hợp pháp; hay những người mà sự giàu có của họ không thể được công bố?
Một điều cũng đáng suy nghĩ là tốc độ gia tăng số lượng người siêu giàu tại Việt Nam theo những thống kê nói trên là quá nhanh. Giàu có, sung túc là tốt nhưng giàu quá nhanh và không tương đồng với những đóng góp cho nền kinh tế, cho xã hội, hoặc/và giàu có dựa trên những cơ hội, thời cơ, cơ chế; giàu có không minh bạch hợp pháp... là điều đáng ngại.
Những con số về người siêu giàu nhiều khi không thể nói lên sự phát triển chung của nền kinh tế hay sự giàu có của đa số người dân.
Theo Mạnh Hà
VEF
300 người tỷ phú trong nhóm siêu giàu Việt Nam Dường như là nghịch lý, trong khủng hoảng, số người siêu giàu Việt Nam vẫn tăng lên nhanh chóng với tốc độ tăng được dự báo đứng đầu thế giới trong 10 năm tới. Điểm mặt danh sách siêu giàu Chưa hết giật mình với con số 200 người Việt siêu giàu với tài sản trị giá 30 triệu USD trở lên mà...