Thiếu điện phục vụ du lịch Phong Nha Kẻ Bàng
Tình trạng thiếu hụt và mất ổn định nguồn điện đã khiến kinh doanh du lịch của hàng trăm hộ dân huyện Bố Trạch, Quảng Bình gặp không ít khó khăn.
Để đáp ứng tốt cho cơ sở lưu trú, người dân phải đầu tư không ít kinh phí, đặc biệt là các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Ngoài ra, các hộ gia đình còn phải bỏ thêm nhiều khoản phí lớn để mua sắm các thiết bị có chức năng ổn định nguồn điện và đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện.
Khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng là điểm nhấn của của du lịch Quảng Bình, có tốc độ phát triển rất nhanh. Từ chỗ chỉ có chưa đến 10 nhà nghỉ, nay khu vực này đã có trên 50 khách sạn, nhà nghỉ khác nhau với trên 700 phòng nghỉ. Việc gia tăng lượng khách lưu trú khiến phụ tải và nhu cầu sử dụng điện gia tăng, tuy nhiên, hệ thống điện vẫn duy trì như từ nhiều năm trước, chất lượng điện cũng không ổn định nên việc khách trả phòng do điện yếu là điều xảy ra khá thường xuyên ở đây.
Có thể nói, nếu tiếp tục duy trì hệ thống điện như hiện tại, thì tình trạng điện yếu, hay chập cháy các thiết bị là điều khó có thể tránh khỏi. Điều này không chỉ gây thiệt hại kinh tế trực tiếp cho các hộ dân, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh du lịch, mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của nhiều du khách khi đến với Phong Nha – Kẻ Bàng.
Video đang HOT
Theo_VTV
44% doanh nghiệp mong công chức thuế cải thiện tinh thần phục vụ
Ngành thuế đã cắt giảm dược 63 thủ tục hành chính (TTHC), đơn giản hóa 262 TTHC, thời gian thực hiện TTHC thuế đã giảm được 420/537 giờ (tương ứng 78%) và giảm được 7.000 tỉ đồng chi phí tuân thủ cho người nộp thuế là những thông tin đáng chú ý được đưa ra tại hội thảo "Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua cải cách thuế", do Tổng cục Thuế và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với tổ chức ngày 21-6.
Giảm 120 giờ thực hiện thủ tục hành chính thuế
Ông Nguyễn Quang Tiến - Vụ trưởng, Phó Trưởng ban Cải cách và hiện đại hóa, Tổng cục Thuế cho biết, thời gian qua, cơ quan thuế đã thực hiện nhiều cải cách tích cực, được đánh giá cao.Kết quả cải cách TTHC trong lĩnh vực thuế đã góp phần tăng hạng đáng kể về năng lực cạnh tranh cho Việt Nam.
Trong thủ tục hành chính thuế đã đơn giản mẫu biểu, tờ khai thuế GTGT, giảm được 290 giờ, giảm được 8 lần khai thuế GTGT, bỏ quy định DN phải tự xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng. Với những cải cách này đã giảm được 120 giờ thực hiện các thủ tục.
Việt Nam đang phấn đấu đạt thời gian đóng thuế trung bình là 148 giờ/năm (năm 2016) và 110 giờ/năm (cuối năm 2020).Cùng với hệ thống thuế, những cải cách trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng đóng góp đáng kể. Bà Nguyễn Thị Hường, Trưởng phòng Kiểm soát TTHC BHXH Việt Nam nhấn mạnh, để đạt mục tiêu giảm thời gian thực hiện TTHC trong BHXH từ 335 giờ xuống còn 48,5 giờ, giải pháp tốt nhất là rà soát, đơn giản hóa TTHC về BHXH. Đồng thời, gắn ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện TTHC về BHXH, nâng cao ý thức phục vụ của cán bộ, công chức BHXH.Hiện, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bưu điện triển khai gửi, nhận hồ sơ BHXH qua bưu điện để giúp DN hạn chế tối đa thời gian đi lại của DN trong việc thực hiện TTHC về BHXH.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trên thì vẫn còn những nhóm thủ tục trong lĩnh vực này chưa được cải thiện. Đó là thủ tục cấp giấy phép xây dựng kéo dài thêm 52 ngày. Nội dung này phải trải qua 10 bước, thủ tục với 1 thủ tục thuộc Công an Phòng cháy chữa cháy, 5 thủ tục thuộc cơ quan cấp phép xây dựng; 3 thủ tục thuộc công ty cấp thoát nước và 1 thủ tục liên quan đến cơ quan tài nguyên môi trường. Trong đó, thẩm quyền duyệt phòng cháy chữa cháy hết 30 ngày, cấp phép xây dựng trên thực tế 82 ngày, thông báo khởi công và thực hiện thanh tra xây dựng 1 ngày, đăng ký kết nối cấp, thoát nước 14 ngày, đăng ký sở hữu tài sản sau hoàn công 30 ngày, thanh tra xây dựng sau hoàn công 1 ngày...
Ngoài ra, thủ tục đăng ký quyền sở hữu và sử dụng tài sản tăng thêm 1 thủ tục (từ 4 thủ tục lên 5 thủ tục). Chính vì thế, đã tốn thêm thời gian thực hiện khoảng 57,5 ngày, nhiều hơn đáng kể so với các nước ASEAN 4 và còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu của Nghị quyết 19/2016/NQ-CP (14 ngày). Thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng chưa được rút ngắn (vẫn là 400 ngày) so với mục tiêu của Nghị quyết 19 là 200 ngày, thời gian giải quyết phá sản DN vẫn là 5 năm, nhiều hơn đáng kể so với các nước ASEAN 4...
Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành Thuế cần tiếp tục cải tiến qui trình, thủ tục thuế. Ảnh: P.Thảo
86% DN thấy cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa về TTHC thuế
Khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho biết, dù 71% DN được khảo sát đã hài lòng về hệ thống thuế nhưng vẫn có 86% DN thấy cần phải cải cách mạnh mẽ nhiều hơn nữa về TTHC thuế, mở rộng các hình thức thông tin về TTHC thuế. Đồng thời, 61% DN mong muốn rút ngắn thời gian hành chính thuế và tăng tính công khai, minh bạch trong thực hiện TTHC thuế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC thuế;56% DN mong cải thiện việc tiếp cận, giải quyết các kiến nghị liên quan đến TTHC thuế. 44% DN cho rằng cần nâng cao năng lực giải quyết công việc, cải thiện thái độ giao tiếp, tinh thần phục vụ của công chức với người nộp thuế...
Bên cạnh đó, 79% DN cho biết thông tin về TTHC thuế là sẵn có, dễ tìm, nhưng chỉ 58% DN cho rằng các thông tin này đơn giản và dễ hiểu.NhiềuDN cho biết từng gặp vướng mắc trong quá trình tìm hiểu thông tin về chính sách, pháp luật thuế, gần nửa số DN từng gặp phiền hà trong thực hiện TTHC thuếvà 2 nhóm thủ tục phiền hà lớn nhất là đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế (32%) và khai thuế (28%). Ngoài ra, 26% DN cho biết nội dung thanh, kiểm tra thuế còn trùng lặp. 31% DN phản ánh "cách hiểu và áp dụng các quy định về thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra DN của cán bộ thuế có xu hướng suy diễn bất lợi cho DN; 53% cho rằng công chức thuế có thái độ giao tiếp lịch sự, đúng mực, tôn trọng DN; 53% đánh giá tốt về kỹ năng giải quyết công việc của công chức thuế trong lĩnh vực kê khai, quyết toán thuế...
Để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam ngang bằng các nước ASEAN 4 (cuối năm 2017) và tiến tới ASEAN 3 (vào năm 2020), nhiều chuyên gia và các DN thấy rằng, cơ quan thuế cần tiếp tục rà soát chính sách, cải tiến quy trình, thủ tục về thuế và tăng cường kiểm soát nội bộ, thu thập thông tin phản hồi và giám sát việc thực thi để rút ngắn khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn. Một số mục tiêu cụ thể cần đạt được như giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ TTHC, thay đổi căn bản phương thức quản lý Nhà nước bằng cách quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro, điện tử hoá các thủ tục, kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý.
Phương Thảo
Theo_Pháp luật XH
Phát hiện hang động đặc biệt dài gần 3.000m hình thành dưới nước Hang Hòa Hương được đoàn thám hiểm do ông Howard Limbert làm trưởng đoàn khám phá là hang động duy nhất được hình thành dưới nước và chứa đựng nhiều thông tin quý báu với các nhà địa chất, sinh học. Ngày 22/06, ông Howard Limbert, Trưởng đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh có buổi báo cáo kết quả thám hiểm...