Thiếu chip, các hãng xe cắt bớt thiết bị điện tử
Nissan có thể bỏ hệ thống định vị GPS trên hàng nghìn xe mới, trong khi Renault đã dừng cung cấp đồng hồ kỹ thuật số trên mẫu Arkana.
Hoãn sản xuất, thậm chí tạm đóng cửa nhà máy nằm trong số những động thái mà các hãng ôtô đã thực hiện để xoay xở trước tình hình thiếu chip trên toàn cầu. Và khi vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm, các hãng bắt đầu có những biện pháp sáng tạo hơn nhằm giải quyết rắt rối.
Theo Bloomberg , Nissan sẽ bỏ hệ thống định vị GPS trên hàng nghìn xe mới, Renault đã dừng cung cấp cụm đồng hồ kỹ thuật số trên mẫu Arkana, và Ram tạm dừng lắp gương chiếu hậu thông minh trên mẫu bán tải 1500. Tất cả chỉ vì thiếu chip.
Đồng hồ kỹ thuật số trên mẫu Renault Arkana – thiết bị điện tử hiện bị thay thế bằng đồng hồ cơ thông thường vì thiếu chip. Ảnh: Renault
Tình trạng thiếu chip diễn ra khi các hãng xe đang bắt đầu sản xuất những chiếc ôtô thông minh hơn và an toàn hơn, đòi hỏi sự hỗ trợ nhiều hơn từ máy tính. Những kế hoạch cắt giảm, trì hoãn, tạm dừng sản xuất có thể khiến doanh số ôtô năm nay giảm hàng triệu xe, và các chuyên gia cho rằng tình hình sẽ không lạc quan hơn cho đến năm 2022.
Video đang HOT
Mark Liu, chủ tịch của TSMC (Đài Loan), cũng là hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, nói rằng hãng này chỉ có thể bắt đầu đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của khách hàng ngành ôtô vào tháng 6 này. Liu cũng cho biết, việc thiếu chip có thể kéo dài tới đầu 2022, nhưng các hãng xe đơn giản là không thể để các nhà máy “ngồi không” lâu như thế.
Tuy nhiên, các hãng vẫn đủ may may mắn để đảm bảo lượng cung chip dù hạn chế, để trang bị cho các mẫu xe lợi nhuận cao hơn và bán được nhiều hơn. Ví dụ, Peugeot từng thông báo rằng sẽ thay đồng hồ kỹ thuật số trên mẫu 308 bằng loại đồng hồ cơ truyền thống.
General Motors (GM) buộc phải sản xuất mẫu bán tải Chevrolet Silverado mà không có mô-đun quản lý nhiên liệu, công nghệ gây ảnh hưởng tới khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe. Nissan thậm chí thuê máy bay vận tải để chở chip từ Ấn Độ tới Mỹ, đảm bảo quá trình sản xuất của hãng ở Bắc Mỹ vẫn được duy trì.
Một cách để các hãng xe và các nhà cung ứng có thể vượt qua khó khăn hiện nay là tận dụng bất cứ loại chip nào có thể, gồm cả loại được sản xuất nhưng không đạt tiêu chuẩn chất lượng đặc biệt. Những loại chip dưới chuẩn này, Bloomberg cho rằng, sẽ không gây nguy hiểm cho hệ thống an toàn của xe, nhưng về lý thuyết có thể khiến hệ thống thông tin giải trí hoặc kiểm soát khí thải gặp trục trặc trong điều kiện thời tiết cực đoan.
Sig Huber, một chuyên viên tại hãng tư vấn Conway MacKenzie và cựu giám đốc mua sắm tại Fiat Chrysler, nói rằng các hãng ôtô có thể mua chip mới và viết lại phần mềm. Hồi tuần trước, Tesla từng tiết lộ rằng họ đã giảm bớt khó khăn bằng cách tìm kiếm các nhà cung ứng chip mới, rồi sau đó nhanh chóng viết phần mềm mới cho số chip này.
Ôtô không có công nghệ ngắt xi-lanh chủ động vì thiếu chip
Tình trạng thiếu linh kiện điện tử trên toàn cầu khiến General Motors phải sản xuất một số mẫu bán tải đời 2021 thiếu công nghệ tiết kiệm nhiên liệu.
Hôm 15/3, General Motors (GM) nói rằng một số mẫu bán tải cỡ lớn hạng nhẹ sẽ không có mô-đun quản lý nhiên liệu, công nghệ gây ảnh hưởng tới khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe. Nguyên nhân do tình trạng thiếu chip trên toàn cầu.
Việc thiếu mô-đun quản lý nhiên liệu chủ động có nghĩa những mẫu xe bị ảnh hưởng, thường trang bị động cơ 5,3 lít EcoTec3 V8 cùng hộp số tự động 6 hoặc 8 cấp, sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, theo đại diện hãng là Michelle Malcho.
Khi động cơ hoạt động, thay vì để các máy tranh giành lượng khí ít ỏi, công nghệ ngắt xi-lanh chủ động, hay công nghệ điều khiển xi-lanh biến thiên sẽ cho một số máy ngừng làm việc, để nhường khí nạp cho các xi-lanh còn lại. Một số buồng đốt nhận khí nhiều hơn làm tăng áp suất nén, vì thế hiệu suất nhiệt được cải thiện. Lượng nhiên liệu tiêu thụ có thể giảm đáng kể khi xe chạy trên đường cao tốc.
Mẫu Chevrolet Silverado tại nhà máy của GM ở bang Michigan, Mỹ. Ảnh: GM
Malcho nhấn mạnh rằng mọi mẫu bán tải vẫn được sản xuất, điều mà GM từng nhắc lại đầy căng thẳng rằng sẽ họ cố gắng bảo vệ dòng sản phẩm thuộc hàng lợi nhuận cao nhất của mình. Người đại diện không nêu số xe cụ thể bị ảnh hưởng.
Trong một bức thư điện tử, Malcho viết: "Với biện pháp này, chúng tôi có khả năng đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng cũng như các đại lý đối với xe bán tải cỡ lớn, trong tình hình ngành công nghiệp tiếp tục hồi phục và tăng trưởng".
Sự thay đổi công nghệ do thiếu chip xảy ra trên xe đời 2021, những sản phẩm về cơ bản sẽ kết thúc sản xuất vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu năm nay. Malcho cũng nói rằng không có tác động lớn tới mức tiêu hao nhiên liệu trung bình trên xe của hãng theo quy định của Mỹ (CAFE).
Mức tiêu hao nhiên liệu của sản phẩm thuộc GM với xe đời 2018 là 10,45 lít/100 km và 10,32 lít/100 km với xe đời 2019, theo một báo cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA).
Để đạt các tiêu chuẩn CAFE, những hãng như GM thường sử dụng hạn mức từ những năm trước hoặc mua lại từ các đối thủ khác. Hồi tháng 2, hãng từng nói rằng việc thiếu chip có thể khiến họ mất 2 tỷ USD từ thu nhập trong năm nay. GM cũng dự kiến rằng các nhà cung ứng chip toàn cầu sẽ quay trở lại hoạt động bình thường vào nửa cuối năm.
Ford, đối thủ của GM, cũng từng nói rằng việc thiếu chip có thể gây thiệt hại tới lợi nhuận 2021 của hãng tới 2,5 tỷ USD, và rằng đã phải rút bớt sản lượng của mẫu bán tải chủ đạo F-150.
Cùng ngày 15/3, Frank Weber, giám đốc công nghệ BMW, nói rằng mọi thứ sẽ trở nên khó khăn trong một thời gian ngắn. "Chúng tôi hy vọng tình hình sẽ được cải thiện khi gần đến hè. Nhưng vào tháng 4 và 5, mọi thứ có thể sẽ rất khó khăn".
Ford F-150 PowerBoost Hybrid - bán tải tiết kiệm nhất phân khúc Phiên bản động cơ hybrid tự sạc của F-150 chạy được 1.207 km với mỗi lần đổ đầy xăng. Với động cơ 3,5 lít PowerBoost V6 cùng hệ thống hybrid tự sạc (self-charging hybrid), công suất 430 mã lực và mô-men xoắn cực đại 773 Nm, F-150 chạy được quãng đường hơn 1.200 km với mỗi lần đổ đầy xăng. Thông số này...