Thiếu chip bán dẫn, toàn ngành ô tô điêu đứng
Công ty dữ liệu IHS Markit cho biết sự thiếu hụt chip bán dẫn tự động có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất gần 1 triệu xe hạng nhẹ trên toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2021.
Sự ảnh hưởng này cao hơn đáng kể so với con số 672.000 xe bị ảnh hưởng mà IHS Markit đưa ra trong dự báo trước đó, vào hôm 3/2. Các chuyên gia của IHS Markit cho biết, họ vẫn kỳ vọng phần lớn sản lượng ô tô có thể được phục hồi trong thời gian còn lại của năm 2021.
“Ở giai đoạn này, chúng tôi dự đoán khoảng một triệu xe sẽ bị trì hoãn sản xuất trong quý đầu tiên, nhưng vẫn kỳ vọng ngành công nghiệp ô tô sẽ phục hồi vào cuối năm. Mức sản lượng dự kiến của cả năm là 84,6 triệu xe hiện chưa phải đối mặt với quá nhiều rủi ro vào thời điểm này. Tuy nhiên, tình hình vẫn có thể thay đổi và chúng tôi đang tiếp tục theo dõi.” – ông Mark Fulthorpe, Giám đốc điều hành mảng Sản xuất xe hạng nhẹ toàn cầu tại IHS Markit cho biết.
Kể từ cuối năm 2020, nguồn cung ứng chất bán dẫn cho các nhà máy sản xuất ô tô đã có nguy cơ gián đoạn. Áp lực nguồn cung đã liên tục gia tăng khi ngành sản xuất xe hơi dần phục hồi sau các đợt đóng cửa trên diện rộng vì dịch bệnh Covid-19 trong nửa đầu năm ngoái. Chu kỳ phục hồi này đã xung đột với nhu cầu chất bán dẫn ngày càng gia tăng từ lĩnh vực điện tử tiêu dùng và hoạt động tích trữ nguyên vật liệu của các nhà sản xuất để chuẩn bị cho các kỳ nghỉ lễ cuối năm.
Do đó, các nhà sản xuất ô tô đang phải đối mặt với sự gián đoạn nguồn cung chất bán dẫn ngày càng gia tăng trong quý đầu năm. Theo IHS Markit, tình trạng này đang diễn ra tại hầu hết các khu vực trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản.
Thông thường, việc cung ứng chất bán dẫn cho bộ vi điều khiển (MCU) sẽ phải mất từ 12 đến 16 tuần kể từ khi đặt hàng cho tới khi giao hàng. Vấn đề thiếu hụt nguồn cung đang khiến quãng thời gian này tăng gần gấp đôi, lên 26 tuần. IHS Markit kỳ vọng, tình hình sẽ được cải thiện vào khoảng thời gian cuối tháng Ba, tuy nhiên, chuỗi cung ứng vẫn sẽ tiếp tục phải đối mặt với một số hạn chế cho tới quý III/2021. Các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) có nhiều hàng tồn kho hơn, có thể ít bị ảnh hưởng hơn so với các doanh nghiệp khác.
Mặc dù tình trạng thiếu hụt hiện tại được dự đoán sẽ chỉ giới hạn trong năm 2021, nó đã làm dấy lên những lo ngại về chuỗi cung ứng ở nhiều khu vực trên thế giới. Cả Liên minh châu Âu (EU) và chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đều đang xem xét các biện pháp nhằm giải quyết sự thiếu hụt và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ châu Á bằng cách tăng cường sản xuất nội địa.
Một loạt nhà sản xuất ô tô đã thừa nhận sản xuất bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chip bán dẫn; trong đó có Fiat Chrysler, Ford, GM, Honda, Toyota và Volkswagen…
Những cái tên có thể trở thành đối tác sản xuất ôtô của Apple
Mẫu xe điện đang trong giai đoạn phát triển của Apple được trông đợi sẽ mang đến những thay đổi lớn cho ngành công nghiệp ôtô thế giới.
Video đang HOT
Mang tên gọi nội bộ Project Titan, dự án sản xuất ôtô điện của Apple đang có những bước tiến lớn khi chào đón nhiều cựu nhân sự cấp cao đến từ Tesla, đồng thời được giám sát bởi các chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo của Apple.
Song song đó, mẫu xe mang logo trái táo cắn dở cũng được trông đợi sẽ mang đến thay đổi lớn cho ngành công nghiệp ôtô thế giới như những gì iPhone đã làm với thị trường smartphone.
Để xuất xưởng ôtô, nhiều khả năng Apple sẽ tìm kiếm các đối tác, bao gồm một nhà sản xuất lớn đảm nhiệm việc lắp ráp và nhiều nhà cung ứng linh kiện khác. Dưới đây là những cái tên giàu tiềm năng nhất, theo dự đoán của Bloomberg .
Foxconn
Tập đoàn Công nghệ Foxconn (Foxconn Technology Group) vốn có quan hệ thân thiết với Apple. Hơn một thập niên qua, đây là đối tác sản xuất lớn nhất của Apple, đảm nhiệm lắp ráp phần lớn số lượng iPhone và nhiều chiếc iPad, máy tính Mac bán ra trên thế giới.
Tháng 10/2020, Foxconn trình làng khung gầm dành cho xe điện đầu tiền của hãng, đi kèm nền tảng phần mềm và kế hoạch xuất xưởng pin thể rắn vào năm 2024.
Bên cạnh đó, đầu năm 2020, tập đoàn Đài Loan từng công bố kế hoạch hợp tác phát triển xe điện tại Trung Quốc cùng Fiat Chrysler. Tháng 1/2021, Foxconn ký hợp đồng sản xuất thương mại mẫu ôtô EV M-Byte của Byton - startup xe điện tới từ Trung Quốc.
Ngoài ra, Foxconn còn ký hợp đồng tư vấn và sản xuất cùng Geely - tập đoàn sở hữu những thương hiệu ôtô như Geely, Lynk & Co, Volvo hay Polestar.
Magna
Có trụ sở tại Ontario (Canada), Magna là nhà cung ứng linh kiện ôtô lớn thứ ba thế giới về doanh số, với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất ôtô nguyên chiếc cho các hãng xe.
Magna sản xuất nhiều linh kiện, từ khung gầm, ghế ngồi cho tới các loại cảm biến và phần mềm hỗ trợ người lái của ôtô. Magna Steyr - thương hiệu trực thuộc Magna - hợp tác với nhiều hãng xe như BMW, Jaguar Land Rover hay cả VinFast.
Magna Steyr là một trong những đối tác của hãng xe việt VinFast.
Magna cũng là một trong những cái tên hoạt động năng nổ trong lĩnh vực xe điện, với hợp đồng sản xuất nền tảng cho mẫu SUV điện Fisker Ocean, hợp đồng sản xuất động cơ EV cùng LG Electronics hay hợp đồng sản xuất mẫu xe ArcFox Alpha-T của BAIC.
Ngoài ra, Magna từng có thời gian hợp tác với Apple khi tập đoàn Mỹ lên kế hoạch sản xuất ôtô 5 năm trước.
Hyundai hoặc Kia
Hyundai và thương hiệu trực thuộc Kia là những hãng xe hiện nhận được sự quan tâm lớn nhất, khi Hyundai xác nhận đang thảo luận với Apple về việc sản xuất ôtô. Tuy nhiên, sau đó thông tin này nhanh chóng bị rút lại.
Cả Hyundai và Kia đều có nhà máy tại Mỹ. Nền tảng xe điện của 2 nhà sản xuất này cũng có những thông số ấn tượng như cự ly vận hành hơn 500 km mỗi lần sạc, khả năng sạc đầy 80% pin trong 18 phút. Đến năm 2025, Hyundai và Kia đặt mục tiêu ra mắt 23 mẫu xe EV mới và đạt doanh số 1 triệu chiếc trên toàn cầu.
Hiện tại, bất lợi lớn nhất với Hyundai và Kia đến từ chính việc để lộ thông tin có thể sẽ hợp tác sản xuất ôtô cho Apple - tập đoàn vốn nổi tiếng với việc bảo mật sản phẩm.
Nissan
Dù khó xảy ra hơn, việc hợp tác với Nissan có thể mang đến một số ích lợi cho Apple.
Cụ thể, Nissan hiện đã có sẵn nền tảng cho xe điện, được hợp tác phát triển cùng Renault và sử dụng trên mẫu SUV Ariya dự kiến bán ra cuối năm nay.
Ngoài ra, với kết quả kinh doanh thua lỗ lớn nhất sau 2 thập niên được ghi nhận khi năm tài chính 2019 khép lại, hợp đồng phát triển hoặc sản xuất xe điện cho Apple sẽ giúp Nissan có được nguồn doanh thu lớn và cần thiết.
Song song đó, với nền tảng công nghệ mạnh mẽ của Apple, Nissan có thể thu hút thêm khách hàng ở phân khúc cao cấp hơn bằng những mẫu xe hiện đại, nhiều tính năng tiên tiến.
Stellantis
Là kết quả của thương vụ sáp nhập Fiat Chrysler Automobiles (FCA) và Groupe PSA (PSA) đầu năm 2021, Stellantis trở thành trở thành tập đoàn ôtô lớn thứ 4 trên thế giới, với 14 hãng xe trực thuộc, gồm Abarth, Alfa Romeo, Chrysler, Citroen, Dodge, DS Automobiles, Fiat, Jeep, Lancia, Maserati, Opel, Peugeot, Ram và Vauxhall.
Nhờ đó, Stellantis có năng lực sản xuất lớn - một trong những yếu tố quan trọng khi Apple lựa chọn đối tác phát triển ôtô điện. CEO Carlos Tavares của Stellantis cũng từng tuyên bố tập đoàn này sẵn sàng hợp tác cùng Apple và các công ty công nghệ để chế tạo xe EV.
Chrysler 300C hiếm gặp ở Việt Nam vì 'uống xăng như uống nước' Chrysler 300C nhập khẩu về Việt Nam dưới dạng chính hãng khoảng 10 năm trước với kiểu dáng xe vuông vức kiểu Mỹ không được lòng khách Việt nên số lượng bán ra đếm trên đầu ngón tay. Chrysler 300C có kiểu dáng vuông vức khiến nhiều người nhầm tưởng xe Bentley Chrysler 300C hiếm gặp tại Việt Nam do số lượng bán...