Thiếu chính sách cho sản xuất vụ đông
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tham dự hội nghị “Đánh giá kết quả sản xuất vụ đông 2015 và kế hoạch triển khai vụ đông 2016 các tỉnh phía Bắc” do Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) tổ chức tại Hà Nội ngày 8.9.
Tiềm năng lớn
Theo ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó có nội dung tái cơ cấu sản xuất vụ đông 2015, hầu hết các địa phương đều xác định vụ đông là vụ chính và là vụ sản xuất hàng hóa, với sản phẩm đa dạng, có thị trường tiêu thụ và mang lại giá trị thu nhập cao… Do đó, các địa phương đã chủ động xây dựng và triển khai sớm đề án sản xuất vụ mùa gắn với vụ đông, kèm theo đó là các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy vụ đông phát triển.
Trồng ngô biến đổi gen đang mang lại thu nhập cao cho người dân các xã của tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Trần Quang
Ông Định cho biết, do tác động của biến đổi khí hậu, sản xuất vụ đông 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết không thuận lợi đã gây khó khăn rất lớn cho sản xuất. Bên cạnh đó, quy mô đồng ruộng manh mún, việc áp dụng cơ giới hóa còn thấp. Đặc biệt là đã nhiều năm qua, Trung ương vẫn chưa có chính sách hỗ trợ sản xuất vụ đông cụ thể… Nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, kết quả sản xuất vụ đông đã thu được thành quả khả quan.
Ông Định cho biết thêm, diện tích vụ đông năm 2015 đạt trên 400.000ha (giảm 13.000ha so với vụ đông 2014). Về cơ cấu vụ đông, gồm nhóm cây ưa ấm (ngô, khoai lang, đậu tương, lạc) đạt 200.000ha, chiếm trên 49% cây vụ đông; nhóm cây ưa lạnh ( khoai tây, rau đậu…) đạt 209.000ha chiếm trên 50% tổng diện tích cây vụ đông.
“Sản lượng cây trồng vụ đông 2015 đạt gần 3.992 triệu tấn, giảm gần 200.000 tấn so với vụ đông 2014. Giá trị thu nhập bình quân đạt trên dưới 50 triệu đồng/ha. Tổng giá trị thu nhập của cây vụ đông 2015 toàn miền Bắc ước đạt trên 22.000 tỷ đồng”- ông Định khẳng định.
Nói về hiệu quả của sản xuất cây trồng vụ đông, ông Lê Anh Dũng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Vĩnh Phúc cho biết: “Vĩnh Phúc rất coi trọng, coi vụ đông là vụ sản xuất chính, bởi hiệu quả vụ này mang lại rất cao. Ví như vụ đông 2015 vừa qua, giá trị thu nhập toàn tỉnh đạt trên 1.000 tỷ đồng, bằng vụ sản xuất lúa mùa”.
Tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn
Video đang HOT
Đồng tình với ý kiến của ông Dũng, ông Vũ Đình Phượng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bắc Giang cho rằng: Bắc Giang là tỉnh đứng thứ 5 về diện tích cây trồng vụ đông với xấp xỉ trên dưới 25.000ha. Vụ đông 2015 vừa qua tỉnh đã đạt được kết quả cao như tổng giá thị thu nhập đạt 1.600 tỷ đồng. Cũng theo ông Phượng, cùng với việc hỗ trợ giá giống, giải pháp kỹ thuật giúp nông dân sản xuất, tỉnh còn phát động phong trào thi đua sản xuất đối với tất cả các huyện, và có phần thưởng xứng đáng cho huyện nào đạt thành tích cao.
“Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào tiêu thụ sản phẩm vụ đông cho bà con, như hỗ trợ, cấp, thuê đất mặt bằng sản xuất, thu mua chế biến. Hay chính sách thưởng các doanh nghiệp tham gia vào thu mua nhiều sản phẩm cho nông dân. Bởi thế, hiện nay mỗi huyện có 7 – 8 doanh nghiệp đang tham gia thu mua sản phẩm cho bà con, nên nông dân rất vui, hăng hái sản xuất” – ông Phượng chia sẻ.
Tuy vậy, các đại biểu tham dự hội nghị cũng rất băn khoăn và trăn trở về những khó khăn, thách thức gây cản trở cho việc sản xuất vụ đông trở thành chính vụ trong năm. Ông Phạm Văn Xuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho rằng: “Thái Bình là tỉnh có rất nhiều tiềm năng cho sản xuất vụ đông, cây gì nông dân cũng có thể trồng được và đạt năng suất, chất lượng cao, song việc quan trọng là làm ra tiêu thụ đi đâu, bán cho ai mới là điều đang lo ngại nhất hiện nay”.
“Rất mong Bộ NNPTNT cùng với các bộ, ngành trung ương cùng chung tay có chính sách hỗ trợ cụ thể để kêu gọi các doanh nghiệp tham gia giúp nông dân, để bà con hào hứng sản xuất mới có thể đưa vụ đông thực sự trở thành vụ chính như mong muốn” – ông Xuyên kiến nghị
Cùng quan điểm, ông Trần Đình Long – Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho rằng: “Muốn đạt hiệu quả cao trong sản xuất vụ đông, thay vì chỉ có riêng Bộ NNPTNT vào cuộc mà cần phải có sự chung tay, góp sức của nhiều cơ quan, bộ ngành. Đặc biệt, Nhà nước phải có chính sách quốc gia đối với cây trồng vụ đông, nhất là việc phát triển sản xuất vụ đông nên theo giá trị thu nhập chứ không nên chạy theo diện tích”- ông Long nhấn mạnh.
Cũng theo ông Long, việc mấu chốt nữa là phải có chích sách kêu gọi, đưa doanh nghiệp vào tiêu thụ, chế biến sản phẩm cho nông dân thì việc sản xuất mới thành công được.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết: “Vụ đông 2016 này được dự báo là sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ về thời tiết, thiên tai diễn biến thất thường khiến sâu bệnh phát triển phức tạp mà nỗi lo về nguồn lao động chất lượng cũng như việc tiêu thụ sản phẩm cũng sẽ gặp khó. Bởi thế, tôi đề nghị các địa phương cần triển khai quyết liệt, cùng với việc hỗ trợ sản xuất đầu vào, đầu ra cho nông dân. Các tỉnh còn phải học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng phát triển, đặc biệt là Bắc Giang đang có chính sách thu hút doanh nghiệp rất hiệu quả và sáng tạo cần phải nhân rộng hơn”.
Theo Danviet
"Cho vay nông nghiệp theo chuẩn công nghiệp không còn phù hợp"
3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ NNPTNT cho hay, hiện vẫn còn thiếu bóng dáng doanh nghiệp đầu tư. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên NTNN đã phỏng vấn TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết: Đặc thù của nông nghiệp là cần chu kỳ đầu tư dài hạn, song hiện nay chương trình cho vay nông nghiệp vẫn áp dụng theo chuẩn của công nghiệp là không còn phù hợp. Do đó, điều cần nhất của các doanh nghiệp (DN) là cần có một dòng vốn dài hạn để đầu tư vào sản xuất, chứ không đơn thuần chỉ giải quyết về mặt lãi suất là xong.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển
Nông nghiệp nông thôn
Thưa ông, ông có thể cho biết chủ trương khuyến khích các DN, đặc biệt các DN lớn đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian qua đã đạt được những kết quả ra sao?
- Thực tế cho thấy, đến thời điểm này, các "xung lực" để kéo DN đầu tư vào nông nghiệp đã tụ hội khá đầy đủ. Nếu trước đây, chỉ có một số ít DN vừa và nhỏ đầu tư vào nông nghiệp, mà cũng chỉ ở khâu thương mại thì hiện các DN đã đầu tư theo chuỗi, từ khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ sản phẩm, điển hình như dự án trồng rau sạch của Tập đoàn Vingroup. Cũng có thể thấy, thời điểm rõ nét nhất cho thấy sự tham gia của các DN vào nông nghiệp bắt đầu từ năm 2014 với một loạt các DN lớn về chứng khoán, bất động sản chuyển vốn sang đầu tư nông nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Đức Long Gia Lai, Hòa Phát, gần đây là Vingroup, rồi cả FPT, T&T... cũng tham gia đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, từ trồng trọt, chăn nuôi cho đến các giải pháp về công nghệ sản xuất...
Có thể nói, một loạt chính sách vừa rồi của chúng ta đang đi đúng định hướng, giải quyết đúng nhu cầu cho DN, trong đó có cả vấn để cốt lõi là xử lý về vốn.
Mặc dù được đánh giá có rất nhiều tiềm năng, song đầu tư vào nông nghiệp cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho các DN, kể cả DN lớn, liệu đây có phải là lý do nhiều DN chưa mặn mà?
HAGL đầu tư nhiều nguồn lực cho lĩnh vực trồng mía đường. Ảnh: HAGL
- Đúng là đầu tư vào nông nghiệp chứa đựng rất nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh và cả rủi ro về mặt giá cả. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước đã có chương trình bảo hiểm nông nghiệp. Song thực ra, vừa rồi chương trình này chưa đạt hiệu quả cao, do mới chỉ tập trung cho nông dân dẫn đến các DN bảo hiểm không mặn mà, bởi nếu bảo hiểm cho cả một vùng, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các DN bảo hiểm sẽ gặp rủi ro rất lớn. Vì thế, tôi cho rằng cần kéo thêm đối tượng là các DN vào để bảo hiểm theo cả chuỗi sản xuất thì mới hiệu quả.
Sản xuất nông nghiệp có đặc thù là tính chu kỳ, nhất là đối với cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê) hay vật nuôi đại gia súc (trâu, bò...). Do vậy, rất nhiều DN kiến nghị họ cần được tiếp cận nguồn vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi hơn nữa. Theo ông, vấn đề này cần giải quyết ra sao?
- Các DN nói chung, trong đó có các DN đầu tư vào nông nghiệp hiện đang có vấn đề về tính thanh khoản, bởi cùng một lúc họ phải xử lý thanh khoản cho các ngân hàng, chủ nợ, nên đúng là về vấn đề vốn họ sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro. Vì thế, theo tôi các DN cần một dòng vốn dài hạn để duy trì sản xuất, còn như hiện nay chương trình cho vay nông nghiệp vẫn áp theo chuẩn của công nghiệp đâu còn phù hợp. Điều quan trọng là, DN cần có nguồn vốn ổn định với chu kỳ cho vay dài, phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp.
Vậy khi xảy ra các vấn đề rủi ro, kể cả rủi ro về thời tiết, giá cả, Nhà nước nên có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí cho vay mới để DN có điều kiện tái đầu tư sản xuất, thưa ông?
- Trên thực tế, trong thời gian qua nếu có xảy ra các vấn đề lớn về thời tiết, thiên tai, Nhà nước thường có các chương trình khoanh nợ, giãn nợ cho cả người dân và DN. Còn đối với riêng từng trường hợp, thì cần phải xem xét cụ thể tình hình thực tế của DN để có cơ chế, chính sách giải quyết một cách phù hợp.
Trong đầu tư vào nông nghiệp, HAGL là một trong những DN đi đầu, nhưng có thể thấy DN này hiện đang rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng có do giá cao su, mía đường giảm sâu trong thời gian dài. Liệu câu chuyện của HAGL có khiến các DN khác "chùn chân"?
- Như tôi được biết, hiện HAGL đang đầu tư vào 5 mảng chính của nông nghiệp là: Trồng cao su, mía đường, cọ dầu, nuôi bò và trồng rau. Ở tất cả các lĩnh vực, họ đều đầu tư rất bài bản, áp dụng công nghệ cao, hiện đại và trên quy mô rộng lớn. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết cao su hiện đang rơi vào chu kỳ xuống giá kéo dài, nên trước mắt DN sẽ gặp khó khăn về mặt thị trường. Còn cây mía đường, thực ra HAGL đầu tư bên Lào rất bài bản, nhưng hiện lại đang gặp "vấn đề" với Hiệp hội Mía đường Việt Nam về câu chuyện cạnh tranh giá cả. Bởi mía đường của HAGL sản xuất do áp dụng công nghệ cao, đồng bộ có giá rẻ hơn đường sản xuất trong nước, nên DN này đang bị cản trở không cho nhập đường về trong nước để tiêu thụ.
Với nuôi bò, thực tế đây cũng là một ngành rất triển vọng, lãi to nhất nhưng trong thời gian tới đây cũng sẽ gặp vấn đề về cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội Đối tác kinh tế Thái Bình Dương (TPP). Còn rau, thì HAGL vẫn đang trong quá trình đầu tư và tôi cho là có triển vọng.
Vấn đề của HAGL đang bị là xử lý dòng vốn thanh khoản, nên trước mắt HAGL đành "bóc ngắn, cắn dài" để phù hợp với tình hình thị trường.
Vậy khó khăn chung của DN trong lĩnh vực nông nghiệp có chăng chỉ là vấn đề về thị trường trước mắt, còn về tương lai việc đầu tư vào nông nghiệp vẫn có rất nhiều triển vọng, thưa ông?
- Đúng vậy. Đầu tư vào nông nghiệp hiện nay vẫn rất khả quan. Bởi các "đại gia" khi đầu tư vào nông nghiệp, họ thường làm rất bài bản. Ngoài HAGL, hiện còn có một loạt "đại gia" khác như Vingroup, Hòa Phát, TH true MILK... cũng đầu tư vào nông nghiệp. Các DN này, họ thường đầu tư theo chuỗi và kéo cả các công ty khác cùng tham gia vào chuỗi giá trị của mình. Thông thường, họ thường đầu tư bài bản, không làm theo kiểu "chụp giật", họ cũng không phải đầu tư với mục đích để lấy đất nên tôi nghĩ về lâu dài đây là những điểm sáng trong đầu tư vào nông nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Yên Bái dành 100 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản Tỉnh Yên Bái dành 100 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ năm 2016 đến 2020. Người dân xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) thu hoạch măng Bát độ. Ảnh:I.T Với con số này, bình quân mỗi năm Yên Bái dành 20 tỷ đồng để hỗ trợ...