Thiếu chất xám, nông sản “đất 9 rồng” bị lép vế
ĐBSCL được xem là vựa lúa, thủy sản và cây ăn trái của cả nước. Tuy nhiên, việc đầu tư khoa học, công nghệ (KHCN) có quy mô lớn vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa xứng tầm. Vì lẽ đó, các sản phẩm làm ra của vùng có sức cạnh tranh rất yếu so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
Doanh nghiệp ngoại “thâu tóm” công nghệ
Ông Trần Hữu Hiệp – Ủy viên chuyên trách kinh tế (Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ) cho biết: “Thời gian qua, KHCN đã giúp nông dân tăng năng suất lúa, sản xuất thành công cá giống… Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực, KHCN chưa có sự đóng góp đáng kể, như sản xuất giống gia cầm, công nghệ thu hoạch… và phần lớn bị “thâu tóm” bởi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nước ngoài”.
Phần lớn máy móc, thiết bị trong sản xuất lúa đều nhập từ nước ngoài (Ảnh: Người dân huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh thu hoạch lúa). Ảnh: H.X
Theo Vụ KHCN (Bộ NNPTNT), nhờ đóng góp của KHCN, giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 3,13%. Đến nay, cả nước đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm: Gạo, cà phê, cao su, cá tra, tôm, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, sắn và đồ gỗ.
Video đang HOT
Ông Hiệp phân tích, ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung là nơi có ngành chăn nuôi gia cầm lớn. Tuy nhiên công đoạn sản xuất giống đang còn rất nhiều vấn đề rất đáng lo ngại khi chịu sự chi phối chủ yếu bởi 3 “ông lớn” là Japfa, CP và Emivest, với mỗi tháng cung cấp hơn 6 triệu con giống cho bà con nông dân.
Còn ở lĩnh vực giống cây ăn trái, ông Hiệp cho rằng, khi chọn cây giống, thay vì nghĩ đến những giống cây trồng đặc trưng của Việt Nam, phần lớn người nông dân ĐSBCL chọn các giống nông sản của Thái như chôm chôm, nhãn, xoài, mít… bởi chất lượng sản phẩm của giống ngoại ngon hơn nhiều so với sản phẩm trong nước.
GS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, một chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp ở ĐBSCL cho rằng: “Việt Nam là nước đứng trong top 3 thế giới về xuất khẩu gạo và cũng xuất khẩu đáng kể khối lượng thủy sản, cà phê, cao su… Tuy nhiên, giá bán các loại nông sản này vẫn thấp vì ít đầu tư chất xám, ứng dụng KHCN quá thấp, dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa được nâng cao, chưa xây dựng được thương hiệu, từ đó kéo theo lợi tức của nông dân thấp”.
“Ở ĐBSCL, có đến 80% máy móc khâu làm đất là của doanh nghiệp ngoại; 60% máy phục vụ bơm tưới và 85% máy thu hoạch phải nhập từ nước ngoài” – GS Xuân thống kê.
Cần chiến lược mạnh mẽ
Ngoại trừ giúp gia tăng phần nhỏ về năng suất, thực tế cho thấy việc áp dụng KHCN ở ĐBSCL vẫn chưa tạo được sức bật đáng kể cho ngành này. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cho rằng, phải có những chính sách khuyến khích đủ mạnh để thúc đẩy phát triển KHCN vào sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Hòa – Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam nhận định: “Trong bối cảnh hội nhập sâu, việc nghiên cứu, tiếp cận và đổi mới KHCN là rất cần thiết. Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ kinh phí trong nghiên cứu lai tạo đối với đơn vị nghiên cứu và trong sản xuất giống mới đối với người dân. Ngoài chính sách chung của Chính phủ, các địa phương cũng nên có những chính sách riêng, đặc thù trong lĩnh vực này”. GS Xuân cũng cho rằng: “Cần có chiến lược ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp bài bản hơn và mạnh mẽ hơn nữa. Đồng thời, xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, có liên kết giữa doanh nghiệp với HTX để dễ dàng áp dụng KHCN”.
Song song đó, theo góp ý của các chuyên gia nông nghiệp, để tăng hàm lượng chất xám và KHCN, nông dân cũng phải thay đổi tư duy sản xuất, phải trở thành “nông dân kiểu mới”, không sản xuất theo ý mình, theo kinh nghiệm mà phải tuân thủ quy trình sản xuất khép kín, về phía doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa khâu xây dựng thương hiệu và có uy tín trên thương trường.
Theo Danviet
Mô hình trồng rau VietGap khép kín của Vingroup
Hôi đâu tháng 10, VinEco - Tâp đoàn Vingroup đã cho ra sản phâm rau VietGap, GlobalGap gôm các chủng loại như rau muống hạt, mướp đắng, mướp ngọt, rau dền xanh, rau lang ngọn, rau bí, xà lách, dưa chuột...
Tất cả loại rau củ quả trên đều được gieo trồng trên các nông trường của VinEco tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Củ Chi (TP.HCM) và Long Thành (Đồng Nai). Đây là kết quả sau sáu tháng tập đoàn này ký kết hợp tác với ba đối tác hàng đầu thế giới về cung ứng công nghệ cao cho sản xuất nông nghiệp là TAP, NETAFIM, KUBOTA của Israel và Nhật Bản với tổng giá trị lên tới trên 1.000 tỉ đồng.
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, chia sẻ đối tác TAP và NETAFIM cung cấp công nghệ nhà kính - nhà lưới với quy mô lên tới 60 ha cùng hệ thống tưới tiêu tự động và hệ thống cung cấp dinh dưỡng chủ động cho cây trồng trên diện tích gần 1.000 ha (trong giai đoạn 1) đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất cho nông sản. Đối tác KUBOTA cung cấp công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa trên cánh đồng mẫu lớn ở tất cả nông trại của VinEco giúp khép kín và kiểm soát từ khâu làm sạch đến gieo hạt, trồng trọt.
Với quy mô 24,5 ha, nằm trên địa bàn ba huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, nhà kính VinEco Tam Đảo sử dụng công nghệ nhà kính nổi tiếng của Teshuva Agricultural Projects (TAP, Israel).
Ngoài ra VinEco còn được cung ứng công nghệ sơ chế và bảo quản nông sản sau thu hoạch, đảm bảo nông sản luôn tươi, đáp ứng tối đa các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như hàm lượng dinh dưỡng trong nông sản. Đặc biệt, NTD có thể trực tiếp hoặc gián tiếp giám sát quy trình trồng trọt thông qua hình ảnh được truyền trực tiếp từ nông trại.
Theo ông Hiệp, để đảm bảo an toàn cho người mua, tránh hàng nhái-hàng giả, rau sạch của VinEco chỉ được phân phối qua hệ thống siêu thị Vinmart và các cửa hàng tiện ích Vinmart trên toàn quốc. Tại điểm phân phối, rau sạch VinEco được bày bán tại một khu vực riêng, tất cả sản phẩm sẽ được đóng gói, dán tem 100% của VinEco để NTD dễ nhận diện. Dự kiến từ nay tới cuối năm 2015, VinEco sẽ cung ứng cho thị trường gần 4.000 tấn rau sạch đạt chuẩn VietGAP và GlobalGAP.
T.UYÊN
Theo PLO
Gặt hái thành công nhờ nuôi lợn VietGap Nhờ việc áp dụng chăn nuôi lợn thịt theo quy trình VietGAP và liên kết cùng các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, ông Vũ Việt Nhật ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lôi, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) đã gặt hái thành công khi đưa sản phẩm thịt lợn tới tận tay người tiêu dùng đảm bảo vệ sinh an toàn thực...