Thiếu “bàn tay” điều tiết, quản lý giá cả trong dịch Covid-19
Theo chuyên gia, việc găm hàng, tích trữ, bán giá cao gấp 4-5 lần là bất bình thường, cần quyết liệt xử lý các hành vi lợi dụng dịch bệnh để tăng giá.
Giá các mặt hàng phòng, chống dịch tăng bất thường
Những ngày qua, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam, nhu cầu về trang thiết bị y tế như khẩu trang y tế, nước sát trùng, nước rửa tay khô… tăng mạnh. Thị trường chứng kiến cảnh khan hiếm các mặt hàng này, từ đó đẩy giá bán lên mức cao gấp 4-5 lần bình thường. Thậm chí tại Hà Nội, sau khi bị lực lượng chức năng xử phạt và yêu cầu cam kết không tăng giá bán, nhiều cơ sở kinh doanh đã ngừng cung cấp mặt hàng này.
Khẩu trang tăng giá 4-5 lần do nhu cầu phòng, chống dịch của người dân tăng cao. (Ảnh minh họa: KT)
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, giá cả phản ánh quy luật cung – cầu của thị trường. Khi nguồn cung không thay đổi mà nhu cầu tăng đột biến sẽ dẫn đến việc giá cả tăng lên. Tuy nhiên, việc tăng giá 4-5 lần, thậm chí hàng chục lần hay việc người dân xếp hàng hàng tiếng đồng hồ để mua khẩu trang là không đáng có.
“Nguồn cung hạn chế, thương nhân hoàn toàn có thể tăng giá, nhưng phải tăng ở mức độ hợp lý dựa trên các yếu tố cấu thành và bối cảnh. Việc tăng giá gấp 4-5 lần bình thường là bất hợp lý. Hiện giá cả các mặt hàng vật tư y tế này về cơ bản đã bình ổn nhưng vẫn còn chậm. Vẫn rất cần “bàn tay” điều tiết của các cơ quan chức năng để bình ổn giá, kéo giá giảm xuống ở mức hợp lý với người tiêu dùng”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nói.
Quyết liệt xử lý các hành vi lợi dụng dịch bệnh để tăng giá
Chia sẻ trên Zing, ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng, cơ quan chức năng cần vào cuộc, làm quyết liệt để xử lý những cơ sở tăng giá bất hợp lý. Ông cũng lưu ý phải rất khéo léo xử lý các trường hợp tăng giá, bởi nó có thể dẫn đến một thị trường ngầm, nơi đó có những diễn biến phức tạp và khó quản lý hơn. Ví dụ việc nhiều cửa hiệu kinh doanh treo biển không bán khẩu trang nhưng vấn xuất hiện những người bán “rong” ở ngoài vỉa hè với giá cao, gần khu vực đó. Cơ quan chức năng lại rất khó để xử lý việc buôn bán như vậy.
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính
Để có thể bình ổn giá, ổn định tâm lý người dân, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trước hết, cần kiểm tra chặt chẽ các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá, các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước định giá, tránh việc điều chỉnh giá, tăng giá bất hợp lý. Với những mặt hàng có lộ trình tăng giá, xác định rõ mức độ, thời điểm thực hiện, tránh trùng các thời điểm có thể gây biến động lớn đến mặt bằng giá cả của nền kinh tế.
Đối với các hàng hóa được mua sắm bằng tiền từ nguồn ngân sách, hàng hóa dự trữ quốc gia, hàng hóa, dịch vụ phục vụ công ích cần được kiểm tra tính xác thực, tính đầy đủ và chính xác. Với những hàng hóa, dịch vụ công ích có thể đấu thầu, cần tổ chức đấu thầu mua sắm để đảm bảo tính cạnh tranh, tính hiệu quả và công bằng.
Video đang HOT
“Trong giai đoạn hiện nay, hơn hết, Nhà nước cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá, thực hiện tốt các quy định về công khai, minh bạch các thông tin về giá, đặc biệt là đối với các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá, các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước định giá, tránh lạm phát kỳ vọng, tránh các tin đồn thất thiệt gây hoang mang tâm lý, ảnh hưởng xấu tới mặt bằng giá cả của một số mặt hàng và mặt bằng giá cả của nền kinh tế”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Mặc dù CPI tháng 1/2020 tăng cao đã được dự báo trước và hiện vẫn trong các kịch bản điều hành nhưng vẫn gây nhiều khó khăn cho công tác điều hành giá trong quý I cũng như cả năm 2020.
Theo nhận định của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2020 sẽ gặp rất nhiều khó khăn thách thức. Nếu không quyết liệt trong khâu tổ chức thực hiện các giải pháp đã được đặt ra trong kịch bản điều hành giá từ đầu năm thì CPI bình quân năm 2020 sẽ vượt mức 4%.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo Chính phủ về đánh giá tác động của dịch, đồng thời kiến nghị các địa phương nên đưa các mặt hàng chống dịch vào diện kê khai giá và kiểm soát yếu tố hình thành giá theo quy định của Luật Giá để bình ổn giá cả thị trường.
Theo đó, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai các giải pháp để kiểm soát mặt bằng giá tại địa phương. Trường hợp cần thiết căn cứ vào tình hình diễn biến thực tế, địa phương nên đưa các mặt hàng chống dịch vào diện kê khai giá và kiểm soát yếu tố hình thành giá theo quy định của Luật Giá để bình ổn giá cả thị trường.
Đối với nhóm mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá, cơ quan quản lý giá sẽ giám sát chặt chẽ để đảm bảo ngăn chặn việc lợi dụng tăng giá bất hợp lý./.
Theo Cẩm Tú/VOV.VN
Chuyện "lạ đời" về những người chỉ biết nghĩ cho người khác trong "bão" dịch do virus Corona
Giữa lúc cuộc sống bị đảo lộn trăm đường vì dịch bệnh, vẫn có những câu chuyện tử tế, giản dị và vẫn có những người đặt người khác lên trước bản thân mình.
Đã hơn một tháng trôi qua kể từ khi tin tức đầu tiên về dịch bệnh do virus Corona (Covid-19) được loan đi từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Cho tới lúc này, cả thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng với những diễn biến phức tạp và khó đoán của nó. Dịch bệnh cứ thế ập đến theo cái cách rất mơ hồ. Không ngờ trước, không kịp trở tay và hơn hết là không biết nó đến từ đâu. Tất cả chỉ dừng lại ở những đồn đoán.
Nhanh như chớp mắt, dịch bệnh giờ đây đã lây lan ra 26 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 69 nghìn ca nhiễm, hơn 1600 người thiệt mạng. Tổ chức Y tế Thế giới đã thông báo tình trạng khẩn cấp toàn cầu, virus Corona không còn là chuyện của riêng người dân Vũ Hán nữa.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 16/02 ghi nhận 16 trường hợp dương tính với Covid-19. Những ca lây nhiễm trong cộng đồng đã xuất hiện, nỗi lo về sự bùng phát của bệnh dịch đã hiện hữu khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Trước đó, cảnh tượng hàng trăm người chen lấn, xô đẩy, tranh giành nhau từng chiếc khẩu trang y tế giá "cắt cổ" ở các hiệu thuốc, những gian hàng trống trơn trong siêu thị... là minh chứng rõ ràng cho sự đảo lộn đó.
Người dân chen lấn, xô đẩy để mua khẩu trang y tế.
Suy cho cùng, những hành động đó cũng xuất phát từ mong muốn bảo vệ bản thân và gia đình của mỗi người. Tuy vậy, những sự đảo lộn kể trên chỉ phản ánh một phần nào đó về tình hình ứng phó với dịch bệnh tại Việt Nam.
Trong nguy khó, vẫn luôn có những con người không chỉ nghĩ cho bản thân mình.
Chuyện về những người chỉ biết nghĩ cho người khác
"Sáng nay công ty tôi có cuộc họp sớm. Dù việc đấu tranh với cái lạnh 13-14 độ của buổi sáng Hà Nội chẳng dễ dàng gì nhưng tôi vẫn đến kịp giờ. Điều lạ lùng là cô bạn cùng team, người luôn gọi hàng chục cuộc mỗi lúc tôi ngủ quên lại không thấy đâu dù mọi người đã ngồi chật ních phòng họp. Đứng dậy ngoái nhìn, tôi phát hiện cô bạn đang ngồi gọn lỏn trong góc tường, đeo khẩu trang kín mít.
Kết thúc cuộc họp, trở về bàn làm việc tôi lập tức hỏi tại sao. 'Tao đang sốt sốt, lỡ đâu corona mất rồi. Không ngồi một góc để nó lây sang mọi người à?', cô bạn trả lời bằng một câu hỏi. Rồi cứ thế, nó chẳng buông tha chiếc khẩu trang 1 giây nào, kể cả khi báo cáo công việc với sếp.
Tới chiều, sau khi đã 'làm' 1 viên cảm sủi, cô bạn hết sốt, lại tươi vui khẽ hé chiếc khẩu trang nhoẻn miệng cười. Tôi thở phào".
Đó là chia sẻ của Dũng (27 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) về người đồng nghiệp của mình. Cho tới hiện tại, sức khỏe của cô bạn này hoàn toàn bình thường, triệu chứng nóng sốt chỉ là do cảm mạo thông thường mà thôi. Tuy nhiên kể từ đó, cả công ty đều học theo tinh thần này và việc đeo khẩu trang tại nơi làm việc được thực hiện vô cùng nghiêm túc.
Dân văn phòng đeo khẩu trang đến nơi làm việc để phòng dịch.
Một câu chuyện khác được Kim Anh (25 tuổi, nhân viên kế toán) chia sẻ về anh chàng shipper mà theo cô, là đáng yêu nhất mà mình từng gặp.
"Do bận quá nên tối qua mình không nấu cơm mà gọi đồ ăn ship về nhà. Tuy nhiên khi shipper đến nơi, thay vì gọi mình ra lấy đồ thì thì anh ấy nói: 'Em đang ho nên muốn tránh tiếp xúc với khác, đồ ăn em treo ngoài cửa, chị ra lấy giúp em với'.
Mình thực sự bất ngờ vì tới khi chạy ra cửa lấy đồ, mình cũng không hề đeo khẩu trang. Chỉ biết nói cảm ơn anh shipper và cảm thấy vui vui khi thấy một người lạ lại lo lắng cho sức khỏe của mình", Kim Anh nói.
Hay như mới đây, trong lúc cả nước đang phải căng mình ứng phó với dịch bệnh khiến nhu cầu nước rửa tay, sát khuẩn của người dân tăng đột biến, vượt qua khả năng cung ứng tạo tình trạng khan hiếm và đội giá. Thầy trò Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế đã cùng nhau điều chế nước rửa tay khô để phát miễn phí cho người dân khiến dư luận đặc biệt hoan nghênh.
Nước rửa tay được thầy trò nhà trường tự điều chế để phát miễn phí cho người dân.
Dựa theo công thức được WHO công bố, nước rửa tay tại đây được thầy trò nhà trường cho thêm thành phần nano bạc, giúp kéo dài thời gian kháng khuẩn khi sử dụng. Thành phẩm được chiết ra các chai có dung tích 500ml để phát cho người dân, với những ai không mang theo chai đến đựng, họ sẽ được phát 1 chai có dung tích 100ml.
Thầy Đào Anh Quang (tiến sĩ hóa học vật liệu và hóa lý, khoa công nghệ hóa môi trường) - người trực tiếp thực hiện công đoạn pha chế, kiểm tra chất lượng cuối cùng - cho biết tuy chương trình mới diễn ra hôm qua nhưng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của bà con.
Hiện nhóm thực hiện chỉ có 20 người, máy móc vật tư vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng hoạt động này vẫn sẽ tiếp tục đến khi không còn khả năng làm nữa.
"Hơn hết, đây là thời điểm mọi người cần chung tay bảo vệ nhau trước dịch bệnh diễn biến phức tạp", thầy chia sẻ.
Cũng với tinh thần ấy cùng mong muốn được chia sẻ với cộng đồng, mới đây, đội ngũ giảng viên và sinh viên thực tập Viện Kỹ thuật Hóa học và Viện Công nghệ Snh học - Thực Phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã phối hợp tự sản xuất 500 lít dung dịch sát khuẩn để chuẩn bị chuyển xuống xã Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) - nơi hàng nghìn người dân đang phải cách ly đặc biệt.
GS.TS Đinh Văn Phong, Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết: "Trong bối cảnh cả nước đang cùng nhau đẩy lùi và phòng tránh dịch virus corona, chúng tôi mong muốn dung dịch sát khuẩn này sẽ giúp một phần cho người dân xã Sơn Lôi có thể đẩy lùi được dịch bệnh. Nhiều sinh viên đang học tại trường cũng đến từ Sơn Lôi, và hiện tại đã bị cách ly. Đây là một sự chia sẻ nhỏ đối với các em".
Theo toquoc
Thầy cô giáo trường Hướng Hóa pha sẵn nước rửa tay khô chờ học sinh đến trường Với những nguyên liệu đơn giản cùng với công thức đã công bố của WHO, các thầy cô giáo trường Hướng Hóa đã pha nước rửa tay khô hợp quy chuẩn cho học sinh. Cùng với nhiều địa phương trên cả nước, học sinh - sinh viên ở Quảng Trị cũng phải nghỉ học để tránh nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 (dịch...