Thiếu 13.000 đơn vị máu điều trị cho dịp Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán 2021 sắp đến cùng với những ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại nhiều địa phương đã khiến lượng máu tiếp nhận của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương giảm nghiêm trọng.
Lượng máu tiếp nhận của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương giảm nghiêm trọng. Ảnh: Công Thắng
Đã có 30 đơn vị xin hoãn, hủy lịch tổ chức hiến máu với hơn 8.000 đơn vị máu dự kiến tiếp nhận. Trong 4 ngày (29.1 – 1.2), Viện chỉ tiếp nhận được hơn 1.300 đơn vị máu; trong khi nhu cầu máu các ngày bình thường cần cung cấp là 1.200 – 1.500 đơn vị. Cả tuần trước khi nghỉ Tết (1 – 7.2), dự kiến Viện tiếp nhận được 3.000 đơn vị máu.
Video đang HOT
Tính đến 9h sáng ngày 2.2, lượng máu dự trữ của Viện chỉ còn 7.500 đơn vị máu. Khối hồng cầu, khối tiểu cầu là các chế phẩm bị thiếu hụt trầm trọng nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp cho 177 cơ sở y tế tại 28 tỉnh, thành phố (với diện bao phủ xấp xỉ 41 triệu dân).
TS Bạch Quốc Khánh – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: “Áp lực tiếp nhận và cung cấp máu vào trước, trong và sau Tết luôn là nỗi lo thường trực cho các cơ sở truyền máu; nhất là đối với các chế phẩm có thời hạn bảo quản ngắn như khối tiểu cầu chỉ có thể lưu trữ 3 – 5 ngày. Kỳ nghỉ Tết dài và dịch COVID-19 bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương đã khiến nỗi lo càng trầm trọng hơn. Với kế hoạch tiếp nhận máu hiện tại, Viện còn thiếu khoảng 13.000 đơn vị máu để cung cấp cho cấp cứu và điều trị dịp trước, trong và sau Tết”.
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe tham gia hiến máu (đặc biệt là nhóm 0, A) và hiến tiểu cầu từ nay đến hết tháng 2.2021; đồng thời mong muốn các cơ quan, đơn vị duy trì lịch hiến máu theo kế hoạch và tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân viên, người dân tham gia hiến máu.
Bên cạnh đó, nhằm góp phần gia tăng lượng máu tiếp nhận trong dịp Tết, đồng thời tri ân người hiến máu trong thời điểm rất thiếu máu (trước và sau Tết Nguyên đán), Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương triển khai tặng thêm gói quà tặng xét nghiệm và lì xì cho người hiến máu trong thời gian từ 25 tháng Chạp đến 12 tháng Giêng.
Tại các điểm hiến máu, các biện pháp phòng chống dịch được Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và các đơn vị chuyên môn tiếp nhận máu thực hiện nghiêm ngặt theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người hiến máu, người nhận máu, nhân viên y tế và những người làm công tác tuyên truyền, vận động, công tác tổ chức điểm hiến máu.
Kêu gọi hiến máu và tiểu cầu vì người bệnh
Chương trình hiến máu "Chủ nhật đỏ" lần thứ 13 được Báo Tiền Phong phối hợp Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức sẽ chính thức khai mạc ngày 17.1 tại Trường ĐH Bách khoa (Hà Nội).
Anh Nguyễn Trọng Hùng (ngồi, hàng đầu), người bệnh được điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, chia sẻ mong muốn được tiếp nhận máu hiến của cộng đồng - LIÊN CHÂU
Dự kiến, "Chủ nhật đỏ" năm nay sẽ tiếp nhận hơn 50.000 đơn vị máu tại 80 điểm hiến máu thuộc 43 tỉnh, thành phố.
TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, cho biết nhiều năm qua khan hiếm máu điều trị thường xảy ra trong các tuần trước, trong và sau Tết Nguyên đán, đặc biệt dễ thiếu hụt các chế phẩm máu có thời hạn bảo quản ngắn như khối tiểu cầu (chỉ có thể lưu trữ 3 - 5 ngày). Do đó, cùng với hiến máu toàn phần, các bác sĩ mong muốn người tình nguyện tham gia hiến tiểu cầu, để bù đắp kịp thời cho nhu cầu điều trị.
Theo TS Khánh, tiểu cầu là thành phần của máu, có vai trò cầm máu, chống xuất huyết. Với các bệnh nhân bị giảm tiểu cầu do mắc bệnh máu ác tính, nguy cơ tử vong do xuất huyết (trong đó, nguy cơ lớn nhất là xuất huyết không cầm) cần được truyền tiểu cầu kịp thời.
Tại Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, trong giai đoạn 2010 - 2020 đã tiếp nhận 222.187 đơn vị tiểu cầu (tăng gấp 20 lần so với 10 năm trước đó), có những người đã hơn 100 lần hiến tiểu cầu. Cũng tại viện, các nhân viên, cán bộ đều đã, đang đăng ký hiến máu, hiến tiểu cầu cho người bệnh.
Mỗi người hiến tiểu cầu sẽ được sử dụng một bộ gạn tách riêng. Máu của người hiến đưa trực tiếp vào trong hệ thống máy gạn tách, tiểu cầu được tách ra đưa vào túi trữ, các thành phần máu còn lại được chuyển lại cơ thể. Toàn bộ quá trình lấy máu, ly tâm, tách tiểu cầu và truyền máu trả lại cơ thể là vòng tuần hoàn khép kín trong bộ lọc riêng, an toàn.
Khoác lên mình chiếc áo đỏ, đi khắp nẻo phố vận động hiến máu Được nghỉ tết sớm nhưng những bạn trẻ không lựa chọn về nhà ngay, thay vào đó họ đi khắp nẻo phố Hà Nội tuyên truyền, vận động người dân tham gia hiến máu tình nguyện với mong muốn 'thêm một ngày sẽ thêm nhiều đơn vị máu cứu giúp người bệnh'. Hai sinh viên Trần Yến Nhi và Nguyễn Công Thành làm...