Thiệt mạng vì rơi xuống từ sân vận động
Một người đàn ông đã thiệt mạng sau khi rơi xuống từ độ cao khoảng 20m, thuộc tầng trên của sân vận động Turner Field ở Atlanta, Mỹ.
Nhà chức trách Atlanta cho biết, một người đàn ông đã thiệt mạng, khi rơi xuống từ độ cao khoảng 20m, thuộc tầng trên của sân vận động Turner Field, trong một trận đấu bóng chày giữa đội Atlanta Braves và đội Philadelphia Phillies.
Sân vận động Turner Field, nơi nạn nhân rơi xuống từ tầng trên
Người đàn ông này đã nhanh chóng được đi cấp cứu, trong tình trạng nguy kịch tại một bệnh viện địa phương, tuy nhiên sau đó cảnh sát Atlanta xác nhận nạn nhân đã chết. Báo cáo cho hay, nơi nạn nhân rơi xuống là khu vực đậu xe của các cầu thủ bên ngoài sân vận động.
Theo lịch trình, trận đấu được bắt đầu khoảng 7h10 tối 12-8 (giờ địa phương), tuy nhiên đã bị hoãn lại khoảng 2 tiếng đồng hồ do mưa lớn. Khi vụ tai nạn xảy ra, trận đấu mới chỉ được bắt đầu ít phút.
Video đang HOT
Nguyên nhân của vụ tai nạn thương tâm này đang được cảnh sát điều tra làm rõ.
Theo VNE
Bê bối Biogenesis: Thể thao Mỹ lại phải hổ thẹn
Biogenesis là một bệnh viện đa khoa ở Miami. Nơi đây chính là tụ điểm cung cấp chất kích thích cho các VĐV đang chơi cho giải bóng chày hàng đầu tại Mỹ (MLB) từ tháng 1 năm 2013.
Vụ việc được phát hiện khi cảnh sát đột ngột kiểm tra bệnh viện và phát hiện ra sự thật gây rúng động trên. Sau khi bị cảnh sát bắt, Tony Bosch - một trong những người sáng lập phòng khám Biogenesis- đã đồng ý hợp tác, khai ra danh tính toàn bộ những cầu thủ "khách hàng" của mình. Danh sách được liệt kê bao gồm 13 cầu thủ, trong đó đáng chú ý nhất là Alex Rodriguez, ngôi sao sáng của đội New York Yankees.
Án phạt chưa từng có
Alex Rodriguez rất nổi tiếng tại Mỹ. Anh từng 3 lần được bầu chọn là ngôi sao giá trị, giàu có nhất ở MLB với số tiền thu về trong năm qua ước tính đã lên tới 30 triệu USD theo thống kê của Forbes. Rodriguez cũng được biết đến nhờ mối tình với Nữ hoàng nhạc pop Madonna và những minh tinh màn ảnh như Kate Hudson và Cameron Diaz.
Làng thể thao Mỹ tiếp tục bị bê bối doping nhấn chìm
Đầu tuần qua, Rodriguez trở lại sân đấu sau khi trải qua cuộc phẫu thuật hông. Khi Rodriguez bước ra sân thi đấu, cùng các đồng đội tại New York Yankees đối đầu với Chicago White Sox trong trận đầu tiên của mùa giải mới, anh nở nụ cười chứa đựng những hy vọng lớn lao sau thời gian điều trị chấn thương.
Nhưng, sự hứng khởi đó chẳng kéo dài được mãi, khi ban tổ chức MLB tuyên bố mức án: 221 trận là án cấm dành cho Rodriguez, lớn chưa từng có trong lịch sử bóng chày Mỹ. Án cấm đồng nghĩa với việc anh sẽ nghỉ thi đấu hoàn toàn cho tới hết năm 2014.
Theo tuyên bố của MLB, do Alex Rodriguez "cố tình cản trở tới quá trình điều tra hòng che giấu sự vi phạm" nên án phạt dành cho cầu thủ này cao hơn nhiều so với con số 50 trận cầu mà MLB đưa ra cho 12 cầu thủ còn lại. Cũng vì đó, Rodriguez là cầu thủ duy nhất có ý định kháng cáo.
Sẽ có "vụ kiện thế kỷ"
Rodriguez tỏ rõ ý định sẽ tham gia chiến dịch kháng cáo, nhằm thuyết phục trọng tài Fredric Horowitz giảm nhẹ án kỷ luật trong phiên điều trần dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 9. Cuộc chiến luật pháp này được dự đoán sẽ "kéo dài và tốn kém nhất" trong lịch sử môn bóng chày.
Điểm nhấn để Rodriguez và luật sư của mình đưa ra tranh cãi chính là tuyên bố của MLB, rằng anh "đã sử dụng, lưu trữ rất nhiều loại chất cấm giúp tăng cường khả năng thi đấu trong nhiều năm".
Luật sư của Rodriguez, ông David Cornwell, cho biết những gì MLB đã thực hiện là "vượt ra ngoài" thẩm quyền nên sẽ kháng cáo bằng tất cả những biện pháp pháp lý có thể.
Lời cảnh báo cho tương lai
Khi vụ việc bị phát giác, báo chí Mỹ lập tức liên hệ Rodriguez với bê bối của Lance Armstrong, vốn từng và đang khiến uy tín của nền thể thao Mỹ tụt dốc. Cũng có nhiều người tự hỏi, tại sao những cầu thủ như Rodriguez không chịu nhìn vào gương của cựu tay đua người Texas để rút kinh nghiệm mà lại sẵn sàng bước chân vào con đường làm tổn hại thanh danh đó?
Với thắc mắc này, tờ NY Daily News phân tích rằng sở dĩ tình trạng gian lận trong thể thao tái diễn và tiềm ẩn trong tương lai là bởi sự chưa cương quyết của cơ quan chức năng. Đưa trường hợp của Armstrong ra làm ví dụ, cựu tay đua này vẫn sống sung túc với túi tiền đầy, thi thoảng đi du lịch cùng gia đình và thậm chí còn xuất hiện trên truyền hình bàn luận về vấn đề doping.
Travis Tygart, Chủ tịch của Cơ quan phòng chống doping Mỹ từng phơi bày bê bối của Armstrong, đã tuyên bố rằng đây chính là thời điểm quan trọng để đấu tranh vì một nền thể thao sạch và kêu gọi "Hãy đứng dậy để bảo vệ sự toàn vẹn của giải đấu cũng như quyền lợi của các VĐV chân chính". Nhưng đáp lại ông chỉ là những ánh mắt dò xét, hoài nghi.
Theo VNE
Nơi Công Vinh đến không chỉ nổi tiếng vì bia và... Maria Ozawa Sapporo là cái tên được báo chí Việt Nam nhắc đến nhiều trong những ngày cuối tháng Bảy này, khi cầu thủ Công Vinh của Sông Lam Nghệ An ký một hợp đồng ngắn hạn sang thi đấu cho CLB bóng đá đang chơi ở giải hạng 2 Nhật Bản, Consadole Sapporo. Furano, Hokkaido Nói thêm về cái tên khá thú vị của...