Thiết lập vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc
Sau khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc được ký kết, từ ngày 18 – 20/7, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắc Lắk tổ chức “Hội nghị tập huấn hướng dẫn thiết lập vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cho các tỉnh Tây Nguyên” cho các cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh vùng Tây Nguyên, các doanh nghiệp, nông dân liên quan đến sản xuất và xuất khẩu sầu riêng.
Đại diện Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I tập huấn phổ biến các quy định về Kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng xuất khẩu đi Trung Quốc. Ảnh: Hoài Thu/TTXVN
Nhằm thực thi Nghị định song phương này hiệu quả, Cục Bảo vệ thực vật đã nhanh chóng hoàn thiện đầy đủ chương trình, tài liệu, bài giảng để tổ chức các hội nghị tập huấn các nội dung liên quan cho các địa phương, doanh nghiệp và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu.
Từ đó giúp các tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định một cách tốt nhất và có được sản phẩm sầu riêng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Đắc Lắk và Tiền Giang là những tỉnh có diện tích trồng sầu riêng nhiều nhất, quy mô lớn được ưu tiên tổ chức tập huấn đầu tiên.
Nội dung tập huấn đã tập trung về các quy định của Trung Quốc liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật và hướng dẫn xây dựng vườn trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Hiện nay, Việt Nam có 123 mã số vùng trồng và 57 cơ sở đóng gói sầu riêng đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Vì vậy, để xây dựng các vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc theo các yêu cầu của Nghị định thư, các doanh nghiệp xuất khẩu, người trồng và các cán bộ kỹ thuật cần phải nắm vững các yêu cầu về quy trình cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; lưu trữ hồ sơ; cách sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng như chương trình giám sát dư lượng và kiểm tra kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã nhấn mạnh: “Cơ hội chỉ thật sự mở ra, khi và chỉ khi chúng ta tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực từ thị trường đối tác. Phải làm thật tốt việc tổ chức lại sản xuất, gắn với chuẩn hoá quy trình sản xuất. Phải xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc”.
Video đang HOT
Bộ trưởng cũng kỳ vọng, ngành hàng sầu riêng sẽ là thành công, nếu chuỗi sản xuất “đi cùng nhau”, “cùng chuẩn bị trước, chuẩn bị một cách thực sự nghiêm túc”.
Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai sau Thái Lan được tiếp cận thị trường chính thức cho sầu riêng tươi – loại trái cây nhập khẩu có giá trị cao tại Trung Quốc. Điều này sẽ mở ra cơ hội và tạo thêm dư địa tăng trưởng cho một ngành hàng thế mạnh của Việt Nam, góp phần cải thiện thu nhập của hàng trăm ngàn nông dân, nhất là vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Điểm tựa đưa nông sản Việt vươn xa
Mới đây, chanh leo đã được Trung Quốc cho nhập khẩu thí điểm. Thời gian ngắn tới dự kiến Trung Quốc sẽ mở cửa cho quả sầu riêng hay Mỹ sẽ mở cửa chính thức cho quả bưởi Việt Nam.
Những nỗ lực mở cửa thị trường cùng với việc tổ chức sản xuất ngày càng đáp ứng tốt các yêu cầu về an toàn thực phẩm của thị trường nhập khẩu đang là điểm tựa đưa nông sản Việt vươn xa cũng như tiến tới mục tiêu xuất khẩu mới với giá trị 55 tỷ USD trong năm nay.
Mô hình trồng bưởi da xanh của doanh nghiệp tư nhân Trịnh Chung, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện ngành nông nghiệp đang nỗ lực đàm phán mở cửa thị trường cho các loại nông sản chủ lực như: sầu riêng, khoai lang, ớt, chanh leo, nhãn, bưởi sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia, New Zealand...
Với thị trường Mỹ, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, Cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan, đại diện Cơ quan kiểm dịch thực vật Mỹ tại Việt Nam (APHIS) tổ chức kiểm tra vùng trồng bưởi và nhà máy chiếu xạ; xây dựng bản đồ chiếu xạ và kế hoạch xuất khẩu để có thể chính thức xuất khẩu quả bưởi tươi của Việt Nam sang Mỹ.
"Đến nay, các khâu kỹ thuật đối với quả bưởi đã hoàn tất. Tháng 7, Mỹ sẽ có đoàn chuyên gia sang Việt Nam để cùng các đơn vị chức năng thống nhất về liều chiếu xạ quả bưởi và sẽ sớm đưa quả bưởi sang thị trường Mỹ", ông Hoàng Trung cho biết.
Nếu quả bưởi được cấp phép xuất khẩu vào Mỹ thì đây sẽ là loại quả thứ 7 của Việt Nam vào thị trường này sau: xoài, vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa và thanh long.
Sau quả bưởi, quả dừa sẽ được đưa ra để tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường. Cục Bảo vệ thực vật cũng đang đề nghị phía Mỹ tiến hành đàm phán theo phương thức rút gọn.
Với quả nhãn sang Nhật Bản, theo ông Hoàng Trung, hai bên đang rất nỗ lực để tháng 9/2022 có thể mở cửa được thị trường với loại quả này. Tháng 6 vừa qua, đoàn chuyên gia Nhật Bản đã sang Việt Nam làm việc và hoàn thành kỹ thuật xử lý lạnh cho quả nhãn để làm căn cứ mở cửa thị trường sang Nhật Bản. Dự kiến đến cuối tháng 7, Nhật Bản sẽ hoàn thiện điều kiện nhập khẩu và sẽ công bố việc chính thức xuất khẩu quả nhãn Việt Nam sang thị trường này.
Bên cạnh những kết quả đạt được đến nay trong mở cửa cho quả nhãn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đàm phán và đạt được thỏa thuận với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) về các biện pháp để quản lý chặt chẽ quả xoài xuất khẩu sang Nhật Bản, mở cửa lại việc xuất khẩu xoài sang thị trường Nhật Bản; tiến hành cấp mã số vùng trồng xoài và thanh long xuất khẩu đi Nhật Bản.
Còn với thị trường Trung Quốc, sau khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc kiểm tra trực tuyến các đơn vị liên quan đến xuất khẩu sầu riêng, hai bên cũng đang hoàn thiện các bước cuối cùng để chuẩn bị đưa sầu riêng sang thị trường này theo đường chính ngạch. Tiếp theo sầu riêng, sản phẩm khoai lang đã được đưa ra để đàm phán, tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở cửa thị trường. Đến nay, các cơ sở đóng gói, mã số vùng trồng, hồ sơ kỹ thuật... với sản phẩm khoai lang đã hoàn thiện theo yêu cầu của phía Trung Quốc. Thời gian tới, hai bên sẽ có các cuộc họp trực tuyến để tiếp tục hoàn thiện việc mở cửa thị trường cho sản phẩm này.
Quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến chế biến thanh long tại Công ty Cổ phần Công nghệ Thực phẩm Lương Gia. Ảnh: Nguyễn Văn Việt/TTXVN
Không chỉ Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc, ngành nông nghiệp đang nỗ lực đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào các thị trường lớn và tiềm năng. Điển hình như: bưởi, vú sữa, chanh leo, nhãn, vải, chôm chôm, tôm sang Hàn Quốc; bưởi, xoài sang Myanmar; chôm chôm, bưởi, chanh leo, na, vú sữa sang Thái Lan; chanh ta, chanh leo, nhãn, vú sữa, bưởi, vải, măng cụt, dưa hấu sang New Zealand hay chanh leo sang Australia...
Theo ông Hoàng Trung, trước khi xuất khẩu quả tươi đi bất cứ nước nào, Việt Nam phải đáp ứng quy định của phía nhập khẩu. Đầu tiên là cơ quan quản lý bảo vệ thực vật cấp quốc gia gửi hồ sơ kỹ thuật liên quan đến mặt hàng xuất khẩu, bao gồm các nhóm thông tin như: sản phẩm, giống, quy trình canh tác, các sinh vật gây hại có thể lây nhiễm, biện pháp bảo vệ thực vật, các hoạt chất sử dụng trong cận thu hoạch, phương pháp bảo quản sau thu hoạch và trước khi xuất khẩu, kiểm dịch thực vật.
Việc mở cửa thị trường không chỉ là nỗ lực của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cũng từng bước xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng tốt các điều kiện của thị trường nhập khẩu để có thể nắm bắt ngay được cơ hội khi thị trường mở cửa. Chẳng hạn như Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu đã chủ động xây dựng vùng nguyên liệu, phối hợp nông dân ở Bến Tre và Tây Nguyên hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng từ lúc có thông tin về việc Mỹ xem xét mở cửa cho trái bưởi, Trung Quốc đánh giá trái sầu riêng Việt Nam. Để khi các thị trường chính thức mở cửa, trái bưởi hay sầu riêng Việt Nam sẽ chính thức lên đường.
Dây chuyền chế biến xoài xuất khẩu của Công ty Cổ phần Nafoods miền Nam. Ảnh tư liệu: Danh Lam/TTXVN
Bà Ngô Tường Vy, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho rằng, việc mở cửa thị trường là một trong những công việc ưu tiên hàng đầu để phát triển một ngành hàng, đặc biệt là các thị trường chất lượng cao, có giá trị cao. Việc đầu tư này cần sự vào cuộc đồng bộ từ nông dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước để có vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp cho các thị trường.
Tuy nhiên trên thực tế nhiều doanh nghiệp còn chưa chủ động xây dựng vùng nguyên liệu. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group cho biết, một doanh nghiệp không thể tự mình đi tới tất cả các địa phương để làm mã số vùng trồng. Do đó, các địa phương nên chủ động xây dựng những vùng trồng được cấp mã số để khi những doanh nghiệp có nhu cầu, đăng ký, địa phương cung cấp cho doanh nghiệp. Do đó, việc cấp mã số vùng trồng cần đi trước một bước trước khi mở cửa thị trường.
Mở cửa được thị trường và để giữ được thị trường, ông Hoàng Trung cho rằng, nông dân trồng sản phẩm gì cũng cần phải tìm hiểu kỹ về những kỹ thuật phải đáp ứng trong sản xuất, ghi chép nhật ký hồ sơ, giám sát an toàn thực phẩm khi thu hoạch... theo yêu cầu. Nông dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần bảo đảm tính bền vững. Làm không chỉ đảm bảo cho một hay hai chuyến hàng mà các chuyến hàng trong năm nay hay nhiều năm sau đều phải đáp ứng tốt các yêu cầu về an toàn thực phẩm các nước.
Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khi kiểm dịch sẽ hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra lại hồ sơ sản phẩm về mã số vùng trồng, bao bì đóng gói... đặc biệt tránh sự mạo danh, mượn mã số khi không được phép. Tránh việc làm không cẩn thận của một vài doanh nghiệp rồi sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác và nông dân, ngành hàng cũng như những nỗ lực mở cửa thị trường.
Công bố xuất khẩu thí điểm chanh leo chính ngạch sang Trung Quốc Chiều 7/7, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị Công bố xuất khẩu thí điểm chanh leo chính ngạch sang Trung Quốc và tập huấn các quy định liên quan. Đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) báo cáo về quá trình đàm phán để...